6 lời khuyên của bác sĩ cho các mẹ đang chăm sóc con nhỏ

1362

Mang thai và chăm sóc con nhỏ chưa bao giờ là dễ dàng. Để giúp mẹ đỡ phải đau đầu về vấn đề này, dưới đây là 6 lời khuyên của bác sĩ dành riêng cho các mẹ đang chăm sóc con nhỏ tại nhà, đừng bỏ lỡ nhé. 

Hãy ngủ chung cùng bé đến khi ít nhất bé được 3 tuổi

Theo các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các ông bố bà mẹ rất muốn con mình ngủ riêng rất sớm để bé có thể tự lập sau này. Tuy nhiên, đối với trẻ từ dưới 3 tuổi còn rất nhỏ, khó có ý thức sớm, và để đảm bảo an toàn cho bé gia đình nên ngủ cùng bé để có thể chăm sóc bé dễ hơn.

Đừng ép con ăn nhiều

bac si chia se 10 loi khuyen dat gia cho cac me trong viec cham soc con nho loikhuyenchamconcuabacsi 1 1585558452 921 width600height600

Các mẹ có thói quen ép con ăn nhiều để không đói và tránh suy dinh dưỡng, thế nhưng không ai nghĩ rằng việc ép con ăn sẽ khiến con dễ bị ọc ra, đồng thời làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi lần ăn. Để cải thiện điều này, các mẹ nên đặt lên bàn những món ăn nhiều màu sắc nhưng đảm bảo lành mạnh cho trẻ, điều này sẽ kích thích giác quan và khiến trẻ thích thú hơn mỗi khi ăn.

Đừng quá nóng vội ép trẻ ngồi bô

se 10 loi khuyen dat gia cho cac me trong viec cham soc con nho loikhuyenchamconcuabacsi 2 1585558452 464 width600height600 1585811524131 15858115241321528545767

Theo như lời khuyên của các chuyên viên bác sĩ, các mẹ không nên nóng vội để con mình phải ngồi cố định trên bô mỗi khi đi đại tiện. Hầu như trong độ từ 2-4 tuổi mới biết và làm được điều này, tuy nhiên các mẹ nên ở cạnh bên để hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng cách và tập trẻ thích nghi dần dần với nó.

Cho trẻ tự đưa ra quyết định từ những việc nhỏ thay vì áp đặt con theo ý mình

Việc dạy trẻ độc lập, tự quyết bắt đầu từ khi trẻ vừa tập đi. Theo như các chuyên gia khoa nhi đã đưa ra kết luận việc bắt trẻ tuân theo những lợi ý, quyết định của bố mẹ là một cách dạy không đúng đắn. Cách tốt nhất để trẻ có thể nghe theo là cách để trẻ thoả ý muốn, và người lớn không được áp đặt lên trẻ là cách tốt để trẻ có thể vui chơi thoải mái không bị áp lực nào tác động.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như hỏi con muốn ăn gì cho bữa tối hoặc để trẻ tự lựa đồ mà chúng muốn mặc trước khi đi ra khỏi nhà.

Chú ý đến những thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ

Trẻ sẽ có những khoảng thời gian thay đổi khác thường như ăn uống, sinh hoạt, …khi những thói quen bỗng dưng thay đổi đột ngột cho thấy dấu hiệu không tốt đối với cơ thể ở trẻ. Vậy cho nên, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu khác thường ở trẻ để có thể chữa trị kịp thời.

Khi con dưới 1 tuổi không ngừng khóc, hãy áp dụng những cách này

Trẻ quấy khóc là nỗi trăn trở của nhiều bà mẹ, mặc dù đã cố gắng tìm mọi cách để con mình ngừng khóc như giặc bỉm tã khô ráo, cho trẻ bú đủ, …thế nhưng theo các bác sĩ những điều ấy vẫn chưa đủ các mẹ  nên thực hiện như sau:

– Ôm con trong vòng tay, áp về phía ngực.

–  Bật một bản nhạc nhẹ nhàng.

– Vừa bế vừa đi bộ trong nhà hoặc đặt bé trong xe đẩy và đẩy đi đẩy lại.

– Tạo ra những âm thanh gây chú ý, với điều kiện âm thanh nhịp nhàng, dễ chịu để trẻ bị thu hút.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên kiềm chế lại cảm xúc, không la hét làm nỗi ám ảnh đối với trẻ, và tạo sân chơi cho trẻ để con bạn có thể phát triển toàn diện.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.