Máy đo đường huyết tại nhà ngày càng phổ biến nhờ sự tiện lợi và khả năng theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo có chính xác không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo, cách sử dụng máy đo tiểu đường đúng cách để đảm bảo độ chính xác, và tại sao máy đo đường huyết tại nhà vẫn là công cụ hữu ích cho việc quản lý sức khỏe hàng ngày của bạn.
Máy đo đường huyết sử dụng có an toàn không?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo đường huyết với nhiều nhãn hiệu và mức giá khác nhau. Người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng mua được máy ở nhà thuốc hoặc cửa hàng thiết bị y tế tùy theo tài chính của mình. Khi mua máy đo đường huyết, hầu hết các bộ dụng cụ sẽ có đầy đủ gồm: kim lấy máu, que thử, bút lấy máu, máy đo đọc kết quả.
Khi lựa chọn mua thiết bị nên lựa chọn mua những thương hiệu có uy tín, hàng chính hãng và có chính sách bảo hành rõ ràng. Nên mua ở những đại lý phân phối chính thức để được hỗ trợ thông tin và xử lý kịp thời khi máy gặp sự cố.
>> Nội dung liên quan:
- Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không?
- Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà | Những lưu ý khi đo
Cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo có chính xác không?
Máy đo đường huyết có chính xác không hay cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo có chính xác không? là câu hỏi nhiều mà người quan tâm. Câu trả lời là máy đo đường huyết tại nhà thường có kết quả tương đối chính xác. Bình thường, máy đo đường huyết cá nhân sẽ hiển thị kết quả thấp hơn khoảng 10-15% kết quả xét nghiệm ở bệnh viện. Và tất nhiên, máy đo đường huyết chỉ dùng để theo dõi mức đường huyết chứ không dùng để chuẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Khi sử dụng máy đo đường huyết, trường hợp máy cho ra kết quả không đúng là rất ít. Nếu có, hẳn bạn đã mua phải một chiếc máy đo đường huyết kém chất lượng hoặc bạn sử dụng máy đo đường huyết không đúng cách.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác bằng cách thử tiểu đường tại nhà
Mặc dù máy đo đường huyết là sản phẩm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, các thao tác cũng thực hiện nhanh chóng, không rườm rà do đó nó phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, nhiều người có thể vẫn sẽ không nhận được kết quả đo chính xác vì mắc các sai lầm cơ bản sau:
Các vấn đề bệnh lý về máu và hồng cầu
Khi thực hiện đo đường huyết và máy đo trả về kết quả không tương ứng với tình trạng mà bạn đang gặp phải, nhiều người bệnh lại tỏ ra khá chủ quan và không tiến hành đo lại hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp người bệnh mác các vấn đề về bệnh lý liên quan đến máu và hồng cầu nên làm ảnh hưởng đến kết quả của máy đo đường huyết.
Lời khuyên, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng cần phải duy trì việc khám định kỳ tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khác và kiểm soát hiệu quả tình trạng sức khỏe, không nên quá phụ thuộc vào kết quả của máy đo huyết áp tại nhà.
>> Hữu Ích:
- Top 3 máy đo đường huyết nào tốt hiện nay nên mua?
- Máy đo đường huyết liên tục là gì? Những ai cần sử dụng?
Tay và dụng cụ đo không đảm bảo vệ sinh
Trước khi tiến hành thực hiện đo đường huyết bạn cần vệ sinh bằng cách rửa tay thật sạch bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch. Cho dù tay bạn có không làm gì bẩn đi chăng nữa bạn vẫn nên cẩn trọng vệ sinh lại một lần nữa để tránh gặp sai số khi đo
Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu vị trí lấy máu (đầu ngón tay) từng chạm vào một loại trái cây bất kỳ trước đó sẽ dẫn đến có sự sai lệch kết quả đo đường huyết.
Cùng với đó, bộ sản phẩm máy đo huyết áp cũng cần được bảo quản tại nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, que thử máy đo đường huyết và đầu kim lấy máu phải được bảo quản trong hộp đựng của nhà sản xuất và cất đúng vị trị được khuyến cáo.
Gặp lỗi khi sử dụng máy đo đường huyết
Mặc dù là thiết bị dễ sử dụng, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng đúng chuẩn sẽ làm cho kết quả bị sai lệch, một số lỗi cụ thể như:
- Có tình dùng một áp lực lớn lên tay để ép máu từ đầu ngón tay ra que thử
- Không kiểm tra dẫn đến sử dụng que thử bị hỏng, hết hạn sử dụng; que thử bị ẩm mốc hoặc bỏ ra ngoài quá lâu mà chưa sử dụng.
- Ngườ dùng lấy máu sai vị trí, tốt nhất là nên lấy máu ở cạnh đầu ngón tay
- Lấy không đủ lượng máu mà máy đo đường huyết cần sử dụng
- Vệ sinh ngón tay bằng cồn, điều này sẽ làm loãng máu và khiến cho kết quả đo không chính xác.
Ngoài ra,nếu máy đo đường huyết đang sử dụng mà máy đo đường huyết bị lỗi thì hãy liên hệ với người bán hàng để được tư vấn và sữa chữa lỗi. Không nên tự ý điều chỉnh nếu bạn không phải là người am hiểu về thiết bị.
Thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo sau khi ăn
Bạn cần biết là sau khi ăn cơ thể cần một khoảng thời gian từ 30 – 60 phút để tiếp nhận sự thay đổi của lượng đường huyết. Do đó để đảm bảo kết quả đo chính xác, bạn nên thực hiện đo đường huyết sau ăn một giờ đồng hồ.
Mẹo nhỏ: Bạn có thể cài đặt báo thức (hoặc ghi chú) trên điện thoại để nhận thông báo đúng giờ.
>> Dành cho bạn:
- Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
- Bị bệnh tiểu đường có chữa được không? [Góc giải đáp]
Đối tượng nào cần đo đường huyết?
Máy đo đường huyết tại nhà là thiết bị y tế hữu ích cho mọi gia đình. Không chỉ những người bị bệnh tiểu đường mà bất kỳ ai cũng nên theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể, điều này giúp theo dõi sức khỏe và điểu chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Dưới đây là hướng dẫn chung về tần suất đo đường huyết tại nhà cho các trường hợp cụ thể:
- Tiểu đường type 1: Thực hiện đo từ 3-8 lần mỗi ngày vào các thời điểm như trước – sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, trước và sau khi tập thể dục.
- Tiểu đường type 2 (dùng insulin): Thực hiện đo 2-4 lần, trước bữa ăn, thỉnh thoảng sau bữa ăn, trước khi đi ngủ.
- Tiểu đường type 2 (không dùng insulin): Một hoặc hai lần mỗi ngày, có thể theo dõi thêm vào các khoảng thời gian khác trong ngày để kiểm soát tốt đường huyết.
- Tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ mang thai thường sẽ có sự thay đổi về chỉ số đường huyết trong cơ thể do đó, cần theo dõi và thực hiện đo đường huyết trước bữa ăn, 1-2 giờ sau bữa ăn, trước khi ngủ.
Lưu ý: Tần suất đo đường huyết có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người, do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch kiểm tra phù hợp nhất.
Hãy đo ở một số vị trí khác nhau để biết độ chính xác của máy
Ngoài vị trí lấy máu ở đầu ngón tay, bạn có thể kiểm tra ở một vài vị trí khác để xem độ chính xác của máy đo đường huyết như thế nào. Thực tế cũng có một số máy thử tiểu đường cho phép bạn lấy máu ở nhiều vị trí khác nhau như lòng bàn tay và cẳng tay.
Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4 |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+ |
Mong rằng với bài viết trên bạn đã có được nhưng thông tin bổ ích để có thể trả lời thắc mắc cách thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo có chính xác không? Siêu Thị Y Tế mong rằng bạn chọn được sản phẩm phù hợp, bên cạnh đó là hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống.
>> Thông Tin Hữu Ích:
- Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học, đủ chất
- Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt? 11 Loại nước nên dùng