Xạ trị được xem là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng khiến bệnh nhân khá khó chịu. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu thông tin cơ bản xạ trị ung thư gây tác dụng phụ gì nhé!
Tìm hiểu ngay Xạ trị ung thư là gì?
Đi tìm lời giải xạ trị ung thư gây tác dụng phụ gì
Rụng tóc nhanh chóng
Rụng tóc là tác dụng phụ dễ nhận biết nhất đối với bệnh nhân xạ trị ung thư. Hiện tượng này có thể được giải thích là do phương pháp xạ trị làm hủy hoại tế bào nhanh chóng trong đó có chân tóc, khiến tóc bị rụng. Tình trạng này có thể kéo dài trong 2-3 tuần sau lần xạ trị đầu tiên.
Tinh thần bệnh nhân mệt mỏi
Gan giữ chức năng trao đổi chất và thải độc. Khi máu chứa độc tố do xạ trị sẽ làm gan hoạt động kém hiệu quả, hạn chế việc máu vận chuyển oxy, dinh dưỡng tạo năng lượng. Kết quả là người bệnh sẽ mệt mỏi liên tục.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy khá hơn sau khi được truyền máu, hoặc được cho sử dụng những loại thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu hơn. Những bài tập thể dục từ nhẹ đến vừa kết hợp nghỉ ngơi thường xuyên có thể giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi sau khi xạ trị. Ngoài ra, người thân cần động viên bệnh nhân thường xuyên, giúp xây dựng thái độ sống lạc quan, lối sống lành mạnh, hạn chế các biểu hiện buồn lo, trầm cảm.
Ảnh hưởng rõ rệt trên da
Các biểu hiện trên da xuất hiện khi xạ trị gồm có khô, ngứa, phát ban, đỏ, sẫm màu, phồng rộp, nứt… Các hiện tượng trên có nguyên nhân do tác dụng của phóng xạ trên các tế bào sản xuất sắc tố của da. Người bệnh có thể cải thiện sức khỏe làn da bằng cách làm ẩm da bằng dầu lô hội, lanolin hoặc vitamin E.
Ngoài ra, bệnh nhân khi xạ trị nên tránh dùng nước hoa, chất khử mùi và thuốc bôi trên da có chứa cồn hoặc nước hoa. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng bột phấn trừ phi đã được bác sĩ đồng ý. Đặc biệt, bệnh nhân cần tránh xa ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Nếu bạn cần phải đi ra ngoài, hãy đội mũ và mặc quần áo bảo vệ da chuyên dụng!
Tác động đối với miệng và họng
Viêm miệng, làm khô miệng và mất vị giác có thể là do phóng xạ làm tổn thương các tuyến nước bọt và các nhú vị giác bên trong miệng. Những tác dụng phụ này có thể hết sau khi kết thúc điều trị, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể tồn tại vĩnh viễn.
Việc giữ miệng sạch là yếu tố quan trọng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu miệng bắt đầu đau, bạn sẽ được cho thuốc làm tê miệng hoặc làm giảm đau. Thuốc nên được uống trước bữa ăn để giúp người bệnh ăn dễ hơn vì dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với các bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra, xạ trị vùng đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến răng. Việc chăm sóc răng miệng để phòng ngừa triệu chứng sẽ trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị cho người bệnh.
Tác động đối với não
Đối với người bệnh xạ trị vùng não, quá trình điều trị trên một phạm vi lớn trong não đôi khi có thể gây thay đổi chức năng não có thể dẫn đến mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục hoặc thích ứng kém với khí hậu lạnh. Người bệnh cũng có thể gặp những triệu chứng như buồn nôn, loạng choạng, thay đổi thị giác. Thông thường những triệu chứng này chỉ là thứ yếu nếu so với những triệu chứng gây ra bởi u não, nhưng chúng có thể gây phiền phức ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày.
Tác động đối với phổi
Khi xạ trị ở ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, phổi của người bệnh có thể gặp hiện tượng giảm lượng surfactant. Đây là một chất của phổi giúp đường dẫn khí được mở thông thoáng. Giảm surfactant làm cho phổi không thể nở ra hết mức, gây thở ngắn hoặc ho. Tùy thuộc vào vị trí xạ trị, một số bệnh nhân còn có thể thấy khó nuốt. Ngoài ra, xơ hóa phổi cũng là một tác dụng phụ nếu có một vùng lớn ở phổi tiếp xúc với phóng xạ.
Tác động đối với hệ tiêu hóa
Xạ trị ở ngực và bụng có thể gây phù nề và viêm thực quản, dạ dày hoặc ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy. Nôn và buồn nôn có thể điều trị được bằng thuốc. Nếu tình trạng này diễn tiến nặng, bệnh nhân cần phải được truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh hoặc điều trị mất nước. Khi bị tiêu chảy do xạ trị ung thư, bệnh nhân nên tránh dùng những thức ăn có gia vị, chiên hoặc có độ xơ cao.
Tác động đối với cơ quan sinh dục
Xạ trị ở tinh hoàn có thể gây mất khả năng sản xuất tinh trùng vĩnh viễn cho nam giới. Trừ trường hợp điều trị ung thư tinh hoàn, còn trong các trường hợp khác tinh hoàn thường người bệnh sẽ được bảo vệ khỏi phóng xạ bằng cách dùng một tấm giáp che chắn.
Đối với nữ giới, bảo vệ buồng trứng khi xạ trị ở bụng sẽ khó hơn. Nếu cả 2 buồng trứng đều bị tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân sẽ mất khả năng sinh sản vĩnh viễn cùng với hiện tượng mãn kinh sớm. Tránh cho 1 buồng trứng tiếp xúc phóng xạ có thể ngăn ngừa được tác dụng phụ này.
Đọc thêm Xạ trị ung thư mất bao lâu?