Sốt là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành và thường hạ sốt sau khi uống thuốc. Tuy nhiên nếu đã uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao? Khi bị sốt mà uống thuốc không hạ, nhiều người cảm thấy lo lắng và không biết cách xử lý. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế gợi ý đến bạn những việc nên làm khi gặp tình trạng này.
Triệu chứng thường gặp khi bị sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 98,6 độ F (37 độ C). Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế miệng từ 100 độ F (37,8 độ C) trở lên thường được coi là sốt. Cơn sốt từ 37,8 đến 40 độ C ở trẻ em được xem là không đe dọa đến sức khỏe, hầu hết tình trạng này là do virus cảm lạnh, cúm gây ra. Tuy hiếm gặp nhưng tổn thương não chỉ xảy ra khi nhiệt độ cao vượt ngưỡng 42 độ C.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, các dấu hiệu và triệu chứng sốt có thể khác nhau, bao gồm: đổ mồ hôi, ớn lạnh và run rẩy, đau đầu, đau cơ, ăn mất ngon, cáu gắt, mất nước. Những triệu chứng sốt do virus gây ra thường kéo dài 2 – 3 ngày.
>> Xem ngay khi bị sốt nên đo nhiệt độ ở đâu là chính xác nhất để có được cách xử lý kịp thời
Tại sao uống thuốc hạ sốt mà không giảm?
Việc sử dụng thuốc hạ sốt nhằm mục đích giảm nhiệt độ cơ thể, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị sốt uống thuốc không hạ khiến nhiều người lo lắng uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao? Trước khi tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao uống thuốc hạ sốt mà không giảm.
Thuốc giảm sốt thường phát huy tác dụng hạ sốt sau ít nhất 30 phút, kéo dài 2 – 4 tiếng. Một số loại thuốc hạ sốt thường dùng gồm:
- Paracetamol: Liều khuyến cáo của paracetamol cho trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi là 15 mg/kg thể trọng. Uống 3 – 4 lần/ngày hoặc cứ sau 4 – 6 giờ.
- Ibuprofen: Liều ibuprofen cho trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi là 5 mg đến 10 mg/kg thể trọng. Uống không quá 3 lần/ngày hoặc cứ sau 6-8 giờ.
Lưu ý quan trọng: Dùng aspirin cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả ở người lớn nhưng tuyệt đối không nên dùng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Aspirin có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye, có thể ảnh hưởng đến gan và não ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Hầu hết người bệnh bị sốt kể cả trẻ em lẫn người lớn để hạ sốt thường dùng những loại thuốc trên. Nhưng không ít trường hợp đã uống hạ sốt rồi vẫn không thuyên giảm, nguyên nhân có thể là do:
- Trẻ em bị sốt không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Dù ba mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng cơn sốt vẫn không hạ, ngược lại sau đó còn sốt cao hơn ban đầu. Tình trạng này cũng có thể xảy ra tương tự ở người lớn.
- Người bệnh có thể mắc nhiễm trùng nặng hay sốt xuất huyết Dengue. Đây là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm khiến người bệnh sốt cao không hạ dù đã uống thuốc.
Sau khi uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?
Nếu bạn vẫn còn lo lắng không biết sau khi đã uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao thì có thể thực hiện theo một số cách sau đây:
Cố gắng uống đủ nước
Nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến mất nước. Khi bị mất nước, bạn có thể cảm thấy ấm và khó chịu hơn. Vì vậy, câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao chính là giữ cho cơ thể đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm nhiệt trong cơ thể.
Hãy cố gắng uống một lượng nhỏ nước thường xuyên. Đối với trẻ em, uống vài muỗng nước mỗi 10 phút sẽ đảm bảo trẻ có bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể.
Mặc quần áo mỏng nhẹ
Uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao? Cả trẻ nhỏ và người lớn bị sốt đều nên mặc quần áo nhẹ, thoáng khí để nhiệt độ từ cơ thể thoát ra môi trường xung quanh và giảm bớt khó chịu. Nếu cảm thấy lạnh, thay vì mặc nhiều lớp quần áo hay đắp chăn dày thì bạn chỉ cần đắp chăn nhẹ khi ngủ hoặc nghỉ ngơi sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
Lau mình
Bạn không biết uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao? Bạn có thể thử dùng miếng bọt biển hoặc một chiếc khăn ngâm trong nước ấm, vắt một phần nước đi rồi lau mình làm sạch cơ thể, nhất là những vùng như trán, ngực, háng và cổ tay. Bạn nên lau mình lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày để hạ nhiệt độ cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ tuyệt đối không thực hiện mẹo truyền miệng lau mình bằng rượu vì trẻ nhỏ hít phải hơi rượu sẽ dễ bị ngộ độc, hôn mê.
Một số lưu ý chăm sóc tại nhà khi bị sốt
Bên cạnh việc tìm hiểu uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao, bạn cũng lưu ý một số điều sau đây để có cách chăm sóc tại nhà phù hợp giúp bệnh mau chóng thuyên giảm:
- Một chế độ ăn uống cân bằng giúp kiểm soát cơn sốt bằng cách cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như trái cây, rau, nước luộc gà, gừng,… giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khi bị sốt.
- Tắm nước ấm là một trong những cách hiệu quả để giảm nhiệt độ cơ thể, thư giãn các cơ, làm dịu cơ thể và giảm căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi cho phép cơ thể thư giãn, giảm mệt mỏi do sốt.
- Chỉ nên cho trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cao từ 39 độ C trở lên, luôn sử dụng liều thấp tránh gây tác dụng phụ đối với trẻ.
- Trang bị sẵn nhiệt kế điện tử để kiểm tra thân nhiệt cơ thể chính xác, giúp theo dõi cơn sốt để biết được những phương pháp hạ sốt đang áp dụng có hiệu quả hay không. Đo nhiệt độ thường xuyên cũng giúp bạn phát hiện sớm trường hợp nhiệt độ vượt ngưỡng an toàn.
Những trường hợp sau đây cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám chữa bệnh:
- Xuất hiện một số triệu chứng như lừ đừ, đau đầu, chóng mặt, cứng cổ, khó thở, phát ban,…
- Khi uống thuốc mà vẫn không hạ sốt, đồng thời thân nhiệt vẫn tăng cao hơn dù đã thực hiện các cách chăm sóc tại nhà.
- Sốt trên 40 độ C và đã uống thuốc nhưng không hạ sốt sau 2 giờ.
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
- Trẻ 3 – 6 tháng tuổi (trừ trường hợp sốt do chích ngừa).
- Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi đã sốt hơn 24 giờ nhưng không rõ nguyên nhân.
- Trẻ đã hết sốt khoảng 1 ngày nhưng tiếp tục sốt lại sau đó.
Trên đây là giải đáp chi tiết về thắc mắc uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao, mong rằng thông tin từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn tham khảo: medicinenet.com, pharmeasy.in, mayoclinic.org
Xem thêm: