Ý nghĩa các thông số trên máy thở, Cách đọc chỉ số trên máy thở

13

Máy trợ thở là thiết bị y tế quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ hoặc thay thế chức năng hô hấp cho bệnh nhân trong các tình huống cấp bách. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, việc hiểu rõ ý nghĩa các thông số trên máy thở là điều cần thiết. Sau đây hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu chi tiết và cách đọc đúng các thông số trên máy trợ thở nhé!

Máy trợ thở là gì?

Máy trợ thở là một thiết bị y tế giúp hỗ trợ hoặc thay thế chức năng hô hấp của bệnh nhân khi họ không thể tự thở hiệu quả. Thiết bị này hoạt động bằng cách cung cấp oxy và loại bỏ khí CO2 ra khỏi phổi, đảm bảo quá trình trao đổi khí diễn ra ổn định.

Máy trợ thở đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hô hấp cho người bệnh

Máy trợ thở và ý nghĩa các thông số trên máy thở đóng vai trò quan trọng cho người bệnh

Vai trò của máy trợ thở:

  • Hỗ trợ hô hấp: Giúp bệnh nhân duy trì nhịp thở đều đặn, cung cấp lượng oxy cần thiết và kiểm soát áp lực đường thở.
  • Ngăn ngừa suy hô hấp: Bảo vệ bệnh nhân khỏi các biến chứng nguy hiểm do thiếu oxy.
  • Tối ưu hóa điều trị: Được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật hoặc điều trị bệnh lý mãn tính liên quan đến hô hấp.

Phân loại máy trợ thở

Máy trợ thở có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm nguyên lý hoạt động, mục đích sử dụng và đối tượng bệnh nhân và ý nghĩa các thông số trên máy thở đều có các chức năng khác nhau. Dưới đây là một số phân loại phổ biến:

Theo nguyên lý hoạt động

  • Máy thở không xâm lấn (Non-invasive Ventilator): Máy sử dụng mặt nạ hoặc các thiết bị đeo ngoài để cung cấp oxy và hỗ trợ hô hấp. Loại máy này thường được sử dụng cho các trường hợp hen suyễn, COPD  hoặc suy hô hấp nhẹ.
  • Máy thở xâm lấn (Invasive Ventilator): Máy yêu cầu đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản để cung cấp oxy trực tiếp vào phổi. Đây là loại máy thở thường được sử dụng cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng hoặc trong phòng mổ, ICU khi bệnh nhân không thể tự thở.
Máy trợ thở được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau

Máy trợ thở được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau

Theo mục đích sử dụng

  • Máy thở cấp cứu (Emergency Ventilator): Dành cho các tình huống khẩn cấp như ngừng thở do tai nạn, ngộ độc, hoặc các sự cố cấp tính khác. Máy thở cấp cứu giúp duy trì hô hấp cho bệnh nhân trong khi chuẩn bị các phương pháp điều trị tiếp theo.
  • Máy thở hỗ trợ dài hạn (Long-term Ventilator): Loại máy thở này được thiết kế để sử dụng lâu dài, hỗ trợ cho bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như suy hô hấp hoặc thần kinh cơ. 

Theo chức năng hỗ trợ

  • Máy thở hỗ trợ tần số thở (Assist-Control Ventilator): Máy thở này cung cấp một lượng không khí cố định mỗi lần thở, đồng thời hỗ trợ thở cho bệnh nhân khi họ không thể tự thở.
  • Máy thở hỗ trợ thể tích (Volume-targeted Ventilator): Máy cung cấp một thể tích khí hít vào cố định, điều chỉnh áp lực để đạt được thể tích mong muốn, giúp duy trì sự ổn định trong quá trình thở.

Ý nghĩa các thông số trên máy thở 

Để sử dụng máy trợ thở một cách hiệu quả, việc hiểu rõ ý nghĩa các thông số trên máy thở là vô cùng quan trọng. Các thông số này không chỉ giúp bác sĩ điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh nhân mà còn hỗ trợ theo dõi quá trình điều trị và dự báo nguy cơ. Dưới đây là các thông số cơ bản và cách đọc các chỉ số trên máy thở:

1. Tần số thở (Respiratory Rate – RR)

  • Đây là số lần máy thở cung cấp hơi thở mỗi phút.
  • Thông thường, tần số thở được thiết lập từ 12-20 lần/phút tùy vào tình trạng bệnh nhân.
  • Giúp bệnh nhân đảm bảo nhận đủ oxy và loại bỏ CO2. Tần số thở quá thấp có thể gây ứ CO2, trong khi quá cao có thể dẫn đến tổn thương phổi.
Hiểu rõ ý nghĩa các thông số trên máy thở là điều vô cùng quan trọng

Hiểu rõ ý nghĩa các thông số trên máy thở là điều vô cùng quan trọng

2. Thể tích khí lưu thông (Tidal Volume – VT)

  • Là lượng khí được đưa vào phổi trong mỗi lần thở, tính bằng đơn vị ml.
  • Giá trị này thường được điều chỉnh dựa trên cân nặng và tình trạng phổi của bệnh nhân, trung bình khoảng 6-8 ml/kg.
  • Đảm bảo cung cấp lượng khí đủ cho phổi mà không gây áp lực quá mức, tránh nguy cơ tổn thương phổi.

3. FiO2 (Fraction of Inspired Oxygen)

  • Là tỷ lệ phần trăm oxy trong hỗn hợp khí mà máy cung cấp cho bệnh nhân.
  • Mức FiO2 thường được thiết lập từ 21% (khí trời) đến 100% (oxy nguyên chất) tùy theo nhu cầu oxy của bệnh nhân.
  • Đảm bảo lượng oxy đủ để cung cấp cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu oxy hoặc quá tải oxy.
Người dùng cần nắm rõ các chỉ số trên máy thở để hỗ trợ bệnh nhân

Người dùng cần nắm rõ ý nghĩa các thông số trên máy thở để hỗ trợ bệnh nhân

4. Áp lực dương cuối kỳ thở ra (Positive End-Expiratory Pressure – PEEP)

  • Là áp lực được duy trì trong phổi vào cuối kỳ thở ra để ngăn phế nang xẹp.
  • Giá trị PEEP thường dao động từ 5-20 cmH2O tùy thuộc vào bệnh lý của bệnh nhân.
  • Hỗ trợ giữ cho phổi mở và cải thiện trao đổi khí, đặc biệt quan trọng trong các bệnh lý như ARDS.

5. Tỷ lệ hít vào/thở ra (Inspiratory:Expiratory Ratio – I:E)

  • Là tỷ lệ thời gian giữa pha hít vào và thở ra. Thông thường tỷ lệ này là 1:2 hoặc 1:3.
  • Giúp cân bằng thời gian hít thở, đảm bảo thông khí hiệu quả và tránh tình trạng thiếu oxy.

6. Áp lực đường thở (Airway Pressure)

  • Là áp lực bên trong đường thở, bao gồm áp lực đỉnh (Peak Pressure) và áp lực trung bình (Mean Pressure).
  • Giám sát áp lực để tránh tổn thương phổi do áp lực quá cao hoặc quá thấp.
Airway Pressure một trong các thông số trên máy thở cần nắm rõ

Airway Pressure ý nghĩa các thông số trên máy thở cần nắm rõ

7. Lưu lượng khí (Flow Rate)

  • Là tốc độ dòng khí được đưa vào phổi trong mỗi lần hít vào, tính bằng lít/phút.
  • Đảm bảo cung cấp lượng khí đủ để đáp ứng nhu cầu hô hấp của bệnh nhân.

8. Thời gian hít vào (Inspiratory Time – Ti)

  • Ý nghĩa các thông số trên máy thở của thời gian hít vào có nghĩa là thời gian mà khí được đưa vào phổi trong mỗi chu kỳ thở, thường được thiết lập tùy theo tỷ lệ I:E.
  • Đảm bảo quá trình hít vào đủ lâu để cung cấp oxy hiệu quả, tránh tình trạng phổi không kịp giãn nở hoặc quá tải.

Những lưu ý khi sử dụng máy trợ thở

Để đảm bảo máy trợ thở được sử dụng hiệu quả và an toàn, người dùng cần tuân thủ các lưu ý quan trọng dưới đây:

1. Kiểm tra máy trước khi sử dụng

  • Đảm bảo máy hoạt động bình thường, không có lỗi kỹ thuật.
  • Kiểm tra các bộ phận như ống dẫn khí, mặt nạ, bộ lọc khí để đảm bảo không bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn.
Những lưu ý khi sử dụng máy thở tại nhà

Những lưu ý khi sử dụng máy thở tại nhà

2. Điều chỉnh các thông số máy thờ phù hợp với từng bệnh nhân

  • Các thông số máy thở như tần số thở, thể tích khí lưu thông, PEEP, FiO2 cần được thiết lập dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để cài đặt chính xác.

3. Theo dõi các chỉ số và tình trạng bệnh nhân thường xuyên

  • Các chỉ số trên máy thở như áp lực đường thở, lưu lượng khí, FiO2 cần được theo dõi liên tục.
  • Lắng nghe phản hồi từ bệnh nhân để điều chỉnh nếu cần.

4. Vệ sinh và bảo dưỡng máy định kỳ

  • Làm sạch các bộ phận như ống dẫn khí, mặt nạ sau mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Định kỳ kiểm tra và thay thế các bộ phận hao mòn như bộ lọc khí.

5. Xử lý kịp thời các sự cố

  • Nếu phát hiện báo động từ máy hoặc bệnh nhân có dấu hiệu bất thường (khó thở, tím tái), cần xử lý ngay lập tức.
  • Liên hệ nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết.
Khi sử dụng máy thở cần theo dõi thường xuyên để kịp thường xử lý sự cố

Khi sử dụng máy thở cần theo dõi thường xuyên để kịp thường xử lý sự cố

Hy vọng những chia sẻ về ý nghĩa các thông số trên máy thở này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng quên like và share bài viết để chia sẻ thông tin hữu ích này đến với nhiều người hơn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất