Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu? 5 Cách khắc phục

360

Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài sẽ khiến bạn bị thiếu ngủ trầm trọng cùng với trạng thái lúc nào cũng mệt mỏi và căng thẳng. Vậy buồn ngủ nhưng không ngủ được là do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao? Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu?

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu?

Nguyên nhân gây buồn ngủ nhưng không ngủ được

Căng thẳng và lo lắng

Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra lượng hormone gây căng thẳng (cortisol) cao hơn. Hormone căng thẳng này có thể cản trở sự thư giãn và bình tĩnh của bạn. Tâm trí hỗn loạn và những suy nghĩ lo lắng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được. Căng thẳng và lo lắng cũng dễ khiến bạn thức dậy vào giữa đêm và khó ngủ lại.

Đặc biệt nếu bạn mắc chứng rối loạn lo âu, trong đầu bạn sẽ tự động xuất hiện hàng loạt suy nghĩ không thể dừng lại hoặc kiểm soát được. Điều này làm cho bạn gặp khó đi vào giấc ngủ.

Trầm cảm

Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì? Mất ngủ và các vấn đề khác về giấc ngủ là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Nếu bạn mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được bạn có thể bị trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy khoảng 90% người trầm cảm thường xảy ra tình trạng khó ngủ.

Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như đau đớn về thể xác và lạm dụng chất gây nghiện.

Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì? Mất ngủ là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm

Buồn ngủ mà không ngủ được là bệnh gì? Mất ngủ là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm

Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS)

Hội chứng giấc ngủ đến trễ hay còn gọi là DSPS, là một dạng rối loạn nhịp sinh học. Người mắc bệnh này sẽ gặp các triệu chứng buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được, hay ngủ gật và gặp khó khăn khi ngủ. Bệnh nhân DSPS có xu hướng đi ngủ rất muộn.

Rối loạn giấc ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được. Một số rối loạn giấc ngủ bao gồm: khó ngủ vào đầu đêm, thức dậy vào nửa đêm và khó ngủ lại; hội chứng chân không yên là cảm giác khó chịu ở chân, không thể kiểm soát được và liên tục di chuyển chân; ngưng thở khi ngủ khiến đường thở đóng lại trong đêm và cơ thể đánh thức bạn dậy để bắt đầu thở. 

Người mắc hội chứng chân không yên thường buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được

Người mắc hội chứng chân không yên thường buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được

Mất cân bằng nội tiết tố

Việc thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể là một lý do khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không ngủ được. Sự dao động nội tiết tố xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm giấc ngủ, giảm sản xuất melatonin (loại hormone giấc ngủ) dẫn đến thay đổi tâm trạng, gây đau bụng kinh và đau nửa đầu, đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tất cả những điều này đều gây khó khăn khiến bạn không thể ngủ được.

Các triệu chứng tiền mãn kinh cũng là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. Khi bạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone – những hormone liên quan đến chu kỳ ngủ bắt đầu giảm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Những biến động nội tiết tố tiền mãn kinh cũng dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm và gia tăng lo lắng, khiến bạn khó ngủ ngay cả khi bạn mệt mỏi.

Sử dụng các thiết bị điện tử

Nhịp sinh học bên trong thường bị chi phối bởi các tín hiệu ánh sáng và bóng tối. Sử dụng thiết bị điện tử quá gần giờ đi ngủ sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên này. Màn hình và thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, ngăn chặn việc sản xuất melatonin (hormone ngủ). Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị đánh lừa bộ não nghĩ rằng nó nên tỉnh táo mặc dù bạn đang cảm thấy rất buồn ngủ.

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn

Tiêu thụ caffein

Thói quen dùng nhiều caffeine trong ngày có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Caffeine có thể kéo dài thời gian cần thiết để chìm vào giấc ngủ, giảm tổng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ.

Uống bất kỳ loại đồ uống nào có chứa caffein vào sau bữa trưa sẽ làm cho 1/4 lượng caffeine đó giữ lại trong cơ thể trước khi đi ngủ, nên dù bạn có cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn sẽ không ngủ được.

Ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa quá lâu hoặc quá muộn trong ngày cũng có thể là lý do khiến bạn không thể ngủ được vào ban đêm mặc dù cơ thể đã báo động mệt mỏi và buồn ngủ. Ngủ trễ vào ban đêm có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ và khiến bạn muốn ngủ trưa nhiều hơn vào ngày hôm sau.

Ngủ trưa quá lâu là lý do khiến bạn không thể ngủ được vào ban đêm

Ngủ trưa quá lâu là lý do khiến bạn không thể ngủ được vào ban đêm

Buồn ngủ nhưng không ngủ được gây tác hại gì?

Nếu tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài, bạn sẽ dễ mắc một số bệnh mạn tính sau đây:

  • Bệnh tiểu đường: Ngủ không ngon, không đủ giấc, mệt mỏi sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. 
  • Bệnh tim mạch: Người bị rối loạn giấc ngủ, thường xuyên buồn ngủ nhưng không ngủ được dễ bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và rối loạn nhịp tim, đột quỵ.
  • Trầm cảm: Giấc ngủ và chứng trầm cảm có mối liên hệ với nhau. Người bị trầm cảm thường gặp chứng khó ngủ. Ngược lại, người bị rối loạn giấc ngủ cũng có thể mắc các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Giảm tập trung, năng suất làm việc: Buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng, cơ thể uể oải. Tất cả những điều này sẽ làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả trong công việc.
Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Buồn ngủ nhưng không ngủ được phải làm sao?

Nếu bạn đang cảm thấy mình quá mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không ngủ được vào ban đêm, thì bạn nên tập trung xây dựng thói quen ngủ lành mạnh và thử áp dụng một mẹo sau đây:

Đừng cố gắng ngủ ngay lập tức

Có một thực tế là nếu bạn càng cố gắng ngủ thì bạn càng khó ngủ hơn. Để khắc phục buồn ngủ nhưng không ngủ được, hãy thư giãn với âm nhạc, cố gắng đừng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, hãy để cơ thể và tâm trí được thư giãn hoàn toàn để đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên hơn.

Thực hành kỹ thuật thư giãn

Kiểm soát căng thẳng hàng ngày là điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và áp lực công việc, hãy dành thời gian để thực hiện các kỹ thuật thư giãn như tập hít thở sâu, yoga, thiền chánh niệm hoặc làm những điều bạn thích như đọc sách, đi dạo, nghe nhạc, nấu ăn,…

Tập yoga và thiền chánh niệm sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn

Tập yoga và thiền chánh niệm sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn

Tắt các thiết bị điện tử

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng buồn ngủ của bạn, làm cho bạn thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được. Hãy thử tìm những cách thư giãn không cần sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách,…

Chú ý đến bữa ăn chiều

Tốt nhất nên tránh những bữa ăn quá nhiều và gần giờ đi ngủ, cũng như đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu. Thực phẩm gây ợ chua như thức ăn cay, đồ chiên rán, cam, quýt,… cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Đồng thời tiêu thụ quá nhiều chất lỏng có thể gây gián đoạn giấc ngủ về đêm.

Tạo thói quen đi ngủ nhất quán

Tuân thủ lịch trình ngủ nhất quán có thể điều chỉnh lại chu kỳ ngủ – thức, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn vào ban đêm. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.

Tạo thói quen đi ngủ nhất quán sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn

Tạo thói quen đi ngủ nhất quán sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn

Ngoài những cách nêu trên, bạn hãy thử sử dụng bồn massage ngâm chân để thư giãn trước khi ngủ. Liệu pháp ngâm chân đã được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường đề kháng, giảm nhức mỏi ở chân, thư giãn tâm trí và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Bồn massage ngâm chân cũng có thể sử dụng được với các loại thảo dược để nâng cao hiệu quả.

bon ngam chan massage gap gon cao cap kasj k1 av41646991200.nv

Bồn ngâm chân massage gấp gọn cao cấp KASJ K1
Giá bán tham khảo: 3.400.000đ

bon ngam va massage chan thong minh germany kasj 1612 ndbs7 min

Bồn ngâm chân massage Germany KASJ 1612
Giá bán tham khảo: 2.780.000đ + Quà Tặng

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết được nguyên nhân gây buồn ngủ nhưng không ngủ được và cách khắc phục hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết!

Xem thêm:



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!