Ngủ ngáy là một hiện tường thường thấy ở con người, và ngáy xảy ra ở nhiều lứa tuổi và giới tính khác nhau, qua đó có nhiều trường hợp ngáy có dấu hiệu của nhiều bệnh lý, đặc biệt ở bà bầu ngủ ngáy cần lưu ý đến vấn đề này.
Thông thường, khi mang thai, lưu lượng máu tăng lên khiến đường thở của mẹ bầu bị thu hẹp, niêm mạc mũi sưng đồng thời cân nặng tăng lên là những yếu tố tác động đến âm thanh “khó ưa” khi ngủ – ngáy! Điều đó là bình thường và chẳng có gì lạ lẫm khi mẹ bầu hay ngáy hơn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp ngáy đều là “lành tính”, mẹ bầu không nên coi nhẹ vì ngáy cũng là tín hiệu báo mẹ bầu đang gặp nhiều vấn đề trầm trọng về sức khỏe đấy!
Tại sao bà bầu ngủ ngáy?
Một trong những nguyên nhân khiến tiếng hít thở của mẹ bầu có “âm điệu” chính là việc sưng phồng đường dẫn khí tại mũi. Lượng estrogen cao khi mang thai khiến lớp màng nhầy tại mũi sưng lên và tiết nhiều chất nhầy, gây hẹp đường dẫn khí.
Lượng máu trong cơ thể gia tăng và mao mạch mở rộng khi mang thai dẫn tới sưng lớp màng nhầy tại mũi. Thời tiết lạnh hoặc cơ địa dễ dị ứng cũng khiến đường dẫn khí bị tắc nghẽn.
Phụ nữ thường tăng cân không kiểm soát khi mang thai, số cân gia tăng tỉ lệ thuận với độ tắc nghẽn đường dẫn khí bởi việc này đồng nghĩa với tăng khối lượng mô tại cổ và họng của mẹ bầu.
Ngáy là dấu hiệu thường gặp của cơn ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Khi gặp phải tình huống này, những cơn ngưng thở ngắn sẽ xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm khiến mẹ bầu thức giấc. Vì thế các đấng lang quân phải là người theo dõi từng nhịp thở của vợ mình mỗi đêm, nếu thấy các mẹ, vợ, bà bầu ngủ ngáy hoặc hay thở hổn hển khi ngủ, vợ chồng bạn phải cùng tìm cách giải quyết.
Bà bầu ngủ ngáy có đáng lo ngại không?
Ngủ ngáy dẫu chỉ là dấu hiệu tạm thời trong thời gian mang thai nhưng mẹ bầu cũng cần phải thận trọng với tình trạng này. Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, phụ nữ ngáy trong lúc có bầu thường có nguy cơ bị huyết áo cao, mệt mỏi, tiền sản giật và sinh con nhẹ cân.
Thậm chí, một nghiên cứu được công bố trên chuyên san BJOG cho biết hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn vốn tác động đến 1/3 phụ nữ trong những tháng cuối của thai kỳ. Hội chứng này gây ra tình trạng thiếu oxy cung cấp cho thai nhi, đồng thời cũng khiến mẹ bầu dễ bị mệt mỏi trong thai kỳ.
Một trong những điều đáng lo ngại cho bà bầu ngủ ngáy chính là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những bà bầu không ngủ ngáy. Bởi khi bạn không nạp đủ oxy trong thời gian ngủ sẽ làm thay đổi quá trình biến dưỡng glucose. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chứng ngáy khi ngủ còn liên quan đến chứng trầm cảm trong khi mang thai và sau khi sinh nở.
Các nhà nghiên cứu Mỹ nhận định, phụ nữ mang thai ngáy trong khi ngủ không chỉ liên quan ảnh hưởng đến giấc ngủ của những ông chồng mà còn có ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và thai nhi, bởi vì ngáy trong khi ngủ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đem đến khả năng chiếm 14,3%, trong khi những người không ngáy chỉ chiếm 3,3% nguy cơ mắc bệnh.
Chữa ngủ ngáy khi mang thai
Khi phát hiện ra mình có chứng ngủ ngáy khi về đêm bạn nên áp dụng một số các biện pháp sau để hạn chế:
- Thay đổi cách thở: Ngủ ngáy có thể do bạn thở quá nặng nhọc vào ban đêm hoặc thở qua đường miệng nên việc hít thở khó khăn hơn. Bởi vậy, bạn có thể cố gắng hít thở bằng mũi, vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để đường thở được thông thoáng.
- Giảm cân: Một trong những nguyên nhân gây ra chứng ngủ ngáy là do mẹ bầu bị tăng cân quá mức. Hãy hỏi bác sĩ về cách thức giảm cân hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa đủ chất và vừa giảm cân cho mẹ bầu.
- Thay đổi tư thế: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng về bên trái để đảm bảo máu lưu thông giúp đường thở của bạn nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng có thể nâng cao đầu bằng gối để hỗ trợ đường thở.
- Sử dụng sản phẩm chống ngáy Snore Circle để giảm ngáy, cũng như ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm như ngưng thở khi ngủ, rối loạn chức năng hô hấp, bệnh tim mạch, nguy cơ đột quỵ,…
Tìm hiểu thiết bị chống ngáy an toàn giảm thiểu tình trạng ngáy ngủ
Máy chống ngáy thông minh SleepMi Z1 |
Máy chống ngáy ngủ cao cấp SleepMi Z2 |
Trên đây là những thông tin về vấn đề bà bầu ngủ ngáy, hy vọng qua đây các mẹ bầu sẽ có được những thông tin bổ ích để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.