Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Truyền Thống Việt Nam 3 Miền

1807

Cùng với bánh chưng hay bánh tét, mâm ngũ quả ngày Tết là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết của người Việt. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu mâm ngũ quả ngày Tết Cổ Truyền ở 3 miền Việt Nam.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Truyền Thống Việt Nam 3 Miền

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Truyền Thống Việt Nam 3 Miền

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông là tốt nhất vạn vật phải giao hòa với trời đất. Vì vậy, mâm ngũ quả thường phải có đủ 5 màu: trắng kim, xanh mộc, đen thủy, đỏ lửa, vàng thổ. Cũng bởi vậy mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. 

Cách trình bày truyền thống và phổ biến nhất là: xếp chuối ở dưới cùng, nâng đỡ tất cả các loại trái cây khác. Chính giữa là bưởi vàng hoặc phật thủ, xung quanh bày các loại đào, hồng, quýt, các khoảng trống có thể trồng xen kẽ quất, táo xanh, hoặc ớt chín đỏ.

Với người miền Bắc, mâm ngũ quả gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Bạn nên chọn quả chuối có màu xanh đẹp nhất và xếp ở dưới cùng. Phía trên nên bày hồng, quýt, đào đan xen.

Xem thêm bài viết: Những Việc Cần Làm Để Đón Tết Sum Vầy

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam

Đối với người miền Nam, năm loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.

Để mâm ngũ quả được đẹp mắt nên chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài để trước. Sau đó đặt các quả còn lại lên trên để tạo thành hình chóp. Khi chọn mua, bạn nên chọn những quả đu đủ xanh, có đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp mắt, mãng cầu phải có hình dáng đẹp.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Là vùng đất nối liền hai miền Bắc Nam nên mâm ngũ quả của miền Trung thường có sự giao thoa và chịu ảnh hưởng của hai miền đó. Đặc điểm chung cho các mâm ngũ quả ở miền Trung là người dân nơi đây không quá chuộng những loại quả to, bề thế. Họ thích những loại trái cây có kích thước vừa phải và hài hòa với nhau. Mâm ngũ quả ở các tỉnh miền Trung thường chia làm hai loại.

Xem thêm bài viết: Mâm Cơm Ngày Tết Ở Miền Trung Có Món Gì Đặc Biệt?

Loại thứ nhất khá giống với mâm ngũ quả ở miền Bắc. Bao gồm một nải chuối làm bệ ở phía dưới và bốn quả khác ở phía trên. Bốn loại quả này thường được lựa chọn dựa trên tiêu chí tên gọi của chúng mang ý nghĩa may mắn, tài lộc như sung, xoài, đu đủ,… Thông thường, những loại trái cây có màu vàng tươi, đỏ sẽ được ưa chuộng hơn như dưa đỏ, thanh long, lê,… Đặc biệt, một số ít gia đình ở miền Trung vẫn cho cam, quýt lên mâm ngũ quả vì màu sắc bắt mắt.

Loại thứ hai là các khay có hướng chính Nam. Về cách chọn quả vẫn áp dụng tiêu chí giống loại thứ nhất. Tuy nhiên, nải chuối sẽ không được sử dụng trong loại mâm ngũ quả này. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng những loại quả nhỏ xếp thành hình kim tự tháp. Các quả nhỏ xếp xen kẽ nhau tạo thành đế, sau đó xếp các quả lớn hơn lên trên. Đôi khi, thứ tự này sẽ bị đảo ngược tùy theo sự sắp xếp của gia chủ. Tuy nhiên, ở miền Trung, người ta sẽ không cho ớt vào mâm ngũ quả như miền Nam, vì cho rằng ớt là vị cay (xui), đồng thời không được tính là quả.

Trên đây là những chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế về các loại quả có trong mâm ngũ quả ngày Tết Việt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Chúc bạn và gia đình năm mới bình an và hạnh phúc!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất