Được cho là có khả năng tăng cường sức khỏe bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, nấm linh chi đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiêu thụ loại nấm này. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được những ai không nên dùng nấm linh chi.
Nấm linh chi là loại nấm gì?
Nấm linh chi là một loại nấm sẫm màu có tên thực vật là Ganoderma lucidum. Nấm linh chi rất quan trọng trong hệ thống y học cổ truyền của một số quốc gia ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các tên gọi khác của loại nấm này bao gồm linh chi đỏ, nấm basidiomycetes, ling zhi hoặc ling chih (ở Trung Quốc) và mannentake (ở Nhật Bản).
Nấm linh chi được coi là có thể giúp cơ thể đối phó với căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Mọi người có thể ăn toàn bộ nấm, nhưng dạng bột hoặc chiết xuất thường được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc y học thay thế.
Lợi ích sức khỏe của nấm linh chi
Trước khi biết được những ai không nên dùng nấm linh chi, hãy cùng tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của loại nấm này. Nấm linh chi đã được sử dụng để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi.
Người ta cũng dùng nấm linh chi cho các tình trạng sức khỏe như: huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim mạch, bệnh gan hoặc thận, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, nhiễm virus như cúm, HIV /AIDS, ung thư và hỗ trợ trong quá trình hóa trị, đau trong và sau khi bùng phát bệnh zona,…
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, vậy bạn có biết những ai không nên dùng nấm linh chi?
Những ai không nên dùng nấm linh chi để bồi bổ?
Người bị huyết áp thấp
Những ai không nên dùng nấm linh chi? Linh chi có thể hạ huyết áp, dùng cả linh chi và thuốc hạ huyết áp (như captopril, enalapril, lisinopril, amlodipine, hydrochlorothiazide) có thể khiến huyết áp quá thấp. Vì vậy người bị huyết áp thấp là một trong những đối tượng những ai không nên dùng nấm linh chi.
Những người đang dùng thuốc làm loãng máu
Không dùng nấm linh chi nếu bạn hiện đang dùng thuốc làm loãng máu bao gồm warfarin, vì tiêu thụ nấm linh chi có thể làm tăng chảy máu.
Những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
Nấm linh chi có thể tăng cường phản ứng miễn dịch và có thể làm cho thuốc của bạn kém hiệu quả hơn. Vì thế người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng nằm trong danh sách những ai không nên dùng nấm linh chi.
Những người đang trải qua phẫu thuật hoặc hóa trị liệu
Có giả thuyết cho rằng linh chi có thể làm cho thuốc hóa trị kém hiệu quả hơn và gây ra vấn đề rối loạn đông máu, loãng máu, khó cầm máu vết thương.
Những ai không nên dùng nấm linh chi? Người dị ứng với nấm linh chi
Một số người có cơ địa dễ dị ứng hoặc đã được chẩn đoán là dị ứng với nấm linh chi không nên tiêu thụ loại nấm này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về việc tiêu thụ nấm linh chi đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì thế, người mang thai nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi ở bất kỳ dạng nào.
Những người bị bệnh máu khó đông
Những người đang mắc bệnh về chứng rối loạn máu khó đông thì không nên sử dụng nấm linh chi bởi trong nấm linh chi có những chất có tác dụng làm giảm đông máu. Nếu bạn sử dụng nấm linh chi thì có thể gây ra tình trạng chảy máu không ngừng, khó cầm máu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên sử dụng nấm linh chi
Không nên sử dụng nấm linh chi cho các bé dưới 5 tuổi bởi khi sử dụng nấm linh chi sẽ gây ra một số tác hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Liều dùng nấm linh chi đảm bảo sức khỏe
Liều lượng tiêu thụ nấm linh chi có thể phụ thuộc vào loại nấm linh chi bạn chọn, vì hiệu lực của nó có thể khác nhau tùy thuộc vào hình thức bạn sử dụng. Ngoài ra, liều lượng cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn.
Cho dù bạn chọn nấm linh chi dạng bột hay tươi, bạn nên làm theo hướng dẫn trên sản phẩm đã chọn để đảm bảo rằng bạn không dùng quá nhiều. Dưới đây là liều dùng nấm linh chi cho từng đối tượng:
Người khỏe mạnh bình thường
Đối với người có sức khỏe tốt, cơ địa khỏe mạnh thì nên dùng từ 10 đến 20g nấm linh chi các loại như nguyên tai, bột, thái lát. Bạn có thể sắc nấm với 1 lít nước, uống 2 lần mỗi ngày trước hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
Một lưu ý nhỏ là nếu cơ thể bắt đầu thích nghi và không xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào như nhức đầu, tiêu chảy,… thì bạn có thể dùng nấm linh chi khoảng 30g mỗi ngày với cách cũ.
Người điều trị gan nhiễm mỡ
Nếu người dùng muốn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, hãy dùng khoảng 20 – 30g nấm linh chi sắc với 1 lít nước, uống đều đặn mỗi ngày trong 3 tuần. Sau thời gian trên, nếu cơ thể đã thích ứng có thể tăng lên 50g sắc với 2 lít nước dùng mỗi ngày.
Trẻ em
Trẻ em từ 6 – 14 tuổi chỉ nên tiêu thụ nấm linh chi liều lượng thấp khoảng 5g sắc cùng 500ml nước. Có thể dùng cùng cam, mật ong để tăng thêm hương vị.
Những đối tượng khác
Một số đối tượng khác như người vừa phẫu thuật xong, người già yếu, người có hệ tiêu hóa kém chỉ nên dùng 10 – 20g sắc chung 1 lít nước sử dụng trong ngày. Sau một tháng hãy tăng liều lượng nếu cơ thể ổn định và không gặp tác dụng phụ nào.
Lưu ý khi sử dụng nấm linh chi
Các tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc phản ứng dị ứng với linh chi bao gồm khô miệng, ngứa miệng hoặc cổ họng, rối loạn tiêu hóa hoặc phân có máu. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng nào trong số này, tốt nhất bạn nên tránh xa nấm linh chi trong tương lai. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi để đảm bảo an toàn.
Không nên lạm dụng tiêu thụ nấm linh chi để tránh mẫn cảm hoặc gặp các triệu chứng không mong muốn.
Luôn bảo quản nấm linh chi ở nơi thoáng mát, tránh ánh năng trực tiếp. Bạn có thể thái nấm thành lát và bỏ trong túi, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Trên đây là giải đáp những ai không nên dùng nấm linh chi. Mong rằng bài viết từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn và luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc!
Xem thêm: