Và theo thông tin tại Bệnh viện Phổi Việt cho rằng Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở người Việt Nam ngày càng cao và mức độ nhận biết của người dân còn thấp.
Theo nghiên cứu về hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ có liên quan đến ngáy ngủ thường ngày mà chúng ta cứ nghĩ nó vô hại, cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu vấn đề ngáy ngủ và bệnh ngưng thở khi ngủ có mối liên quan như thế nào nhé!
Dưới đây là những kiến thức được chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ Trung Tâm điều trị hô hấp Phổi Việt trong suốt nhiều năm vừa qua. Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề liên quan đến triệu chứng này:
Ngưng thở khi ngủ là gì ?
Là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi ngừng thở hoặc quá trình giảm hô hấp trong giấc ngủ. Mỗi lần tạm dừng có thể kéo dài vài giây đến vài phút và có thể xảy ra rất nhiều lần trong một đêm. Hình thức phổ biến nhất với hiện tượng của bệnh lý này là những tiếng ngáy to. Người bệnh mắc phải triệu chứng này khi ngủ luôn có tiếng ngáy thở phì phò, khò khè,…và luôn cảm thấy mệt mỏi không sảng khoái tinh thần sau khi thức dậy,….
———————————————————————————————————————————
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
———————————————————————————————————————————
Nguyên nhân của bệnh ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó chính là yếu tố cấu tạo cơ thể bao gồm: Béo phì, amidan quá phát, vòm hầu thấp, cổ ngắn và to, lưỡi dày và dài, cằm lẹm,…Đồng thời, yếu tố thần kinh cũng góp phần trong bệnh lý này: liệt vòm hầu, mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng.
Biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Triệu chứng ban đêm:
- Thức giấc ban đêm nhiều, giấc ngủ gián đoạn, tiểu đêm
- Ngáy to, kéo dài, đứt đoạn
- Thở hổn hển, thở phì phò
- Ngưng thở
- Rối loạn tình dục
Triệu chứng ban ngày:
- Không cảm thấy sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng
- Đau đầu dăng dẳng khi thức dậy
- Buồn ngủ tập trung vào ban ngày: khi đọc báo, xem tivi, lái xe,…
- Mất tập trung, chú ý, giảm sút trí nhớ
- Giảm ham muốn, giảm giao tiếp ngoài xã hội, dễ kích động, đau ngực, tim đập nhanh, đôi khi tự cảm thấy buồn bã, lo lắng,…
Hậu quả và biến chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ
- Vấn đề tim mạch như tăng huyết áp do giảm O2 máu, bị thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
- Nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
- Bệnh tai biến mạch máu não
- Ngưng thở kéo dài gây tử vong
- Giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức khỏe, giảm hiệu quả công việc, học tập, giảm ham muốn…
- Gây rối loạn trầm cảm lo âu
Tìm hiểu sản phẩm máy chống ngáy thiết bị chống ngáy hiệu quả
Ngáy ngủ có liên quan gì đến ngưng thở khi ngủ
Ngáy đơn giản là một loại âm thanh phát ra từ đường thở trong lúc ngủ. Gây phiền toái đến người xung quanh, tuy vậy, người ngáy to thường xuyên hoặc hay ngắt quãng có thể tự gieo cho mình một căn bệnh, mà ở chính người ngáy không hay không biết.
Ngủ ngáy to, có từng cơn tắc nghẽn ngừng thở, kèm rối loạn giấc ngủ, mơ hoảng, ngộp thở và nghẹn cổ không thở được … khi thức dậy tinh thần dễ rơi vào mệt mỏi, và ngủ gật vào ban ngày, làm việc khó tập trung. Đây được coi là trường hợp ngủ ngáy bất thường và rất có thể liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Cơ chế nào gây ngáy và ngưng thở khi ngủ?
Cơ chế chính gây ngáy và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là do bị xẹp đường thở khi ngủ, đặc biệt là vùng hầu – họng thanh quản. Bình thường không khí hít vào và thở ra từ mũi qua họng miệng, họng thanh quản, khí quản tới phổi phải thông suốt, bất kì nguyên nhân nào gây hẹp, cản trở sự lưu thông dòng không khí trên đường thở, đều có thể tạo ra tiếng ngáy. Nếu đường thở bị hẹp nhiều gây nghẽn và xẹp đường thở, sẽ xuất hiện ngáy to và dấu hiệu tắc nghẽn – ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra hội chứng ngưng thở khi ngủ còn do cơ chế thần kinh, có nguồn gốc từ thần kinh trung ương.
Khi có dấu hiệu ngáy ban đầu – người ngáy nên chọn cho mình các phương pháp giảm ngáy chẳng hạn sử dụng máy chống ngủ ngáy hoặc kết hợp các giải pháp ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt để giảm ngáy.
Mời bạn tham khảo máy chống ngáy thông minh SleepMi đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy chống ngáy thông minh SleepMi Z1 |
Máy chống ngáy ngủ cao cấp SleepMi Z2 |
Có cách nào điều trị ngưng thở khi ngủ tại nhà hay không ?
Đối với các bệnh nhân mắc chứng bệnh ngưng thở khi ngủ thì sự lựa chọn duy nhất đó là máy trợ thở cũng chính là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp này.
Máy thở tạo áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn hàng đầu cho hầu hết bệnh nhân OSA mức độ trung bình hoặc nặng.
CPAP giúp đường thở ổn định và luôn thông thoáng trong khi ngủ, vì vậy không còn tình trạng tắc nghẽn đường thở gây gián đoạn giấc ngủ.
Bệnh nhân sẽ ngủ ngon hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi các rối loạn về tim mạch, chuyển hóa và nội tiết tố.
Hoạt động thể lực, tiết chế ăn uống kết hợp với điều trị CPAP thường xuyên mỗi đêm sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA |
Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T |
Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T |
Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze |
Mong rằng bài viết trên giúp bạn có những thông tin cần thiết. Siêu Thị Y Tế chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống.