Đậu bắp có tác dụng gì? 10+ Lợi ích sức khỏe khi ăn đậu bắp

1446

Đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình, không chỉ có mùi vị đặc trưng thơm ngon mà còn nó mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Vậy đậu bắp có tác dụng gì? Khám phá ngay 10+ tác dụng của đậu bắp có lẽ sẽ khiến bạn bất ngờ!

Đậu bắp có tác dụng gì với sức khỏe?

Đậu bắp có tác dụng gì với sức khỏe?

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Hàm lượng dinh dưỡng của đậu bắp rất dồi dào và đa dạng. 100g đậu bắp sống có chứa:

  • 33 calo
  • 1,9 g chất đạm
  • 0,2 g chất béo
  • 7,5 g carbohydrate
  • 3,2 g chất xơ
  • 1,5 g đường
  • 31,3 miligam (mg) vitamin K
  • 299 mg kali
  • 7 mg natri
  • 23 mg vitamin C
  • 0,2 mg thiamin
  • 57 mg magiê
  • 82 mg canxi
  • 0,215 mg vitamin B6
  • 60 microgam (mcg) folate
  • 36mcg vitamin A

Đậu bắp là nguồn cung cấp chất sắt, niacin, phốt pho, đồng và chất chống oxy hóa. Cả vỏ và hạt của đậu bắp đều chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa bao gồm các hợp chất phenolic và các dẫn xuất flavonoid như catechin và quercetin.

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dồi dào nêu trên thì ăn đậu bắp có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Đậu bắp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và cũng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào

Đậu bắp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và cũng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào

Đậu bắp có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Với hàm lượng sắt, kali,… vô cùng dồi dào, đậu bắp sẽ giúp bạn ngăn ngừa thiếu máu nếu bạn thường xuyên ăn khoảng 100g đậu bắp trong từ 3 – 4 bữa ăn/tuần. Vậy bệnh nhân thiếu máu uống nước đậu bắp mỗi ngày có tốt không? Câu trả lời là có, người bệnh thiếu máu thường xuyên uống nước đậu bắp sẽ thúc đẩy tái tạo máu, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Giúp nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Đậu bắp chứa nhiều chất nhầy nhưng ít ai biết được có rất nhiều collagen và mucopolysaccharide trong chất nhầy này, mang đến khả năng cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Collagen và mucopolysaccharide thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào trong đậu bắp cũng giúp trơn ruột, nhuận tràng tự nhiên.

Đậu bắp có chứa pectin, galactan có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng

Đậu bắp có chứa pectin, galactan có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng

Chữa ho và viêm họng

Đậu bắp có tác dụng gì? Nhờ hàm lượng dưỡng chất phong phú, đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm cao nên nước ép đậu bắp cũng thường được dùng để chữa ho, chữa viêm họng tại nhà an toàn và hiệu quả. Đây là một công dụng của đậu bắp tốt cho cả trẻ em và người lớn.

Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Đậu bắp có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin, giảm sự hấp thụ glucose trong ruột, tái tạo các tế bào sản xuất insulin bị hư hỏng và tăng cường tiết insulin nhờ hàm lượng pectin và mucin hòa tan trong nước có trong đậu bắp. Tất cả những lợi ích này sẽ góp phần thúc đẩy ổn định đường huyết, hỗ trợ kiểm soát và trị bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm: Đậu bắp trị tiểu đường có được không? Có hiệu quả không?

Ăn đậu bắp có tốt không? Ăn đậu bắp có thể ổn định đường huyết

Ăn đậu bắp có tốt không? Ăn đậu bắp có thể ổn định đường huyết

Tốt cho sức khỏe của xương

Ăn đậu bắp có tốt không? Vitamin K và axit folic có trong đậu bắp là những thành phần quan trọng trong quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể, bao gồm tăng cường và phục hồi xương bị gãy. Những chất này góp phần cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ mất xương.

Giảm mức cholesterol

Dưỡng chất polyphenol cùng chất xơ hòa tan có nhiều trong đậu bắp được biết đến với khả năng trung hòa cholesterol trong máu, giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”; kháng viêm cơ thể; hỗ trợ bảo vệ tim khỏe mạnh.

Công dụng của đậu bắp là giúp giảm cholesterol, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Công dụng của đậu bắp là giúp giảm cholesterol, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Cải thiện hệ miễn dịch

Đậu bắp có nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa. Vì vi khuẩn tốt trong ruột và dạ dày bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng nên ăn đậu bắp có thể tăng cường khả năng miễn dịch tốt hơn.

Làm đẹp da

Chất chống oxy hóa trong đậu bắp mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm cả những công dụng tuyệt vời cho làn da của bạn. Đây là một tác dụng của đậu bắp với phụ nữ. Những chất chống oxy hóa này sẽ thanh lọc máu, loại bỏ các tạp chất có trong máu để giảm mụn và phục hồi nhiều vấn đề về da. 

Vì thế, ăn hoặc uống nước ép đậu bắp có thể giúp bạn sở hữu làn da mịn màng trông thấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mặt nạ đậu bắp bằng cách nghiền nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt để chăm sóc da của mình.

Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ là giúp da trắng sáng, mịn màng

Tác dụng của đậu bắp với phụ nữ là giúp da trắng sáng, mịn màng

Giảm triệu chứng hen suyễn

Các chất chống oxy hóa cùng với nhiều vitamin có trong đậu bắp giúp nhịp thở bình thường và khỏe mạnh. Đậu bắp đã được khoa học chứng minh là giúp giảm các cơn hen của bệnh hen suyễn và giảm các triệu chứng như ho, khó thở,… đồng thời cải thiện quá trình hô hấp và hấp thụ oxy trong tế bào của cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Đậu bắp có chứa lectin – một loại protein được chứng minh là có thể điều trị tế bào ung thư vú. Các polyphenol như catechin và vitamin A, vitamin C là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong đậu bắp giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do có thể gây ra ung thư .

Đậu bắp có tác dụng gì? Đậu bắp giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Đậu bắp có tác dụng gì? Đậu bắp giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Hỗ trợ sức khỏe tim và não

Bạn có biết đậu bắp có tác dụng gì với tim và não không? Polyphenol – chất chống oxy hóa chính có trong đậu bắp giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ đông máu và tổn thương do oxy hóa. Polyphenol cũng có lợi cho sức khỏe não bộ nhờ khả năng xâm nhập vào não và bảo vệ chống lại chứng viêm, giúp ngăn ngừa các triệu chứng lão hóa, cải thiện nhận thức, học tập và ghi nhớ.

Hỗ trợ phát triển thai nhi

Bạn không cần quá lo lắng rằng bà bầu ăn đậu bắp được không vì thực tế đậu bắp rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Axit folic giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu, giảm nguy cơ sẩy thai khi mang thai, đồng thời phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa những khiếm khuyết trong ống thần kinh đang phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn đậu bắp được không? Axit folic trong đậu bắp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và bé

Bà bầu ăn đậu bắp được không? Axit folic trong đậu bắp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và bé

Những lưu ý cần biết khi sử dụng đậu bắp

Cách chế biến đậu bắp 

Nhiều người nghĩ rằng hạt của đậu bắp không nên ăn nhưng thực tế thì đậu bắp là loại thực vật có thể ăn cả hạt. Đặc biệt hạt đậu bắp còn có giá trị dinh dưỡng cao nên tốt nhất bạn không nên loại bỏ hạt khi chế biến đậu bắp.

Đậu bắp ăn sống được không? Câu trả lời là không, bạn nên nấu chín đậu bắp thay vì ăn sống bởi trên bề mặt của đậu bắp có nhiều lông li ti, nếu ăn sống trực tiếp có thể gây hại dạ dày.

Đậu bắp chỉ nên nấu chín vừa, không nên nấu quá chín vì như vậy sẽ làm chất nhầy và hàm lượng dinh dưỡng bị mất đi.

Đậu bắp rất dễ ăn, bạn có thể chế biến đa dạng món ăn như xào, chiên, nướng, luộc kết hợp cùng nhiều rau củ quả khác, thậm chí là ép thành nước ép để uống cũng rất bổ dưỡng.

Đậu bắp ăn sống được không? Bạn nên nấu chín, không nên ăn sống đậu bắp

Đậu bắp ăn sống được không? Bạn nên nấu chín, không nên ăn sống đậu bắp

Lượng đậu bắp nên tiêu thụ mỗi ngày

Tuy việc tiêu thụ đậu bắp rất có lợi cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn đậu bắp, uống nước ép đậu bắp quá nhiều. Cụ thể, lượng đậu bắp nên tiêu thụ mỗi ngày được khuyến nghị như sau:

  • Người bình thường, khỏe mạnh có thể ăn 100 – 200g đậu bắp mỗi ngày.
  • Người tỳ vị hư yếu chỉ nên ăn 100g đậu bắp mỗi ngày. Ăn nhiều hơn lượng này sẽ gây hại đến lá lách và dạ dày.
  • Chỉ nên uống nước ép đậu bắp tối đa 3 lần/tuần. Uống quá nhiều nước ép đậu bắp có thể khiến bạn bị đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là tăng nguy cơ bị sỏi thận,…
Bạn chỉ nên ăn 100 - 200g đậu bắp mỗi ngày là đủ

Bạn chỉ nên ăn 100 – 200g đậu bắp mỗi ngày là đủ

Những đối tượng không nên ăn đậu bắp

Đông y cho biết, đậu bắp có tính hàn nên những người đang bị mệt mỏi, suy nhược, thể trạng yếu, đau dạ dày tốt nhất nên tránh ăn đậu bắp hoặc chỉ nên ăn rất ít. 

Ngoài ra, một số đối tượng cũng không nên ăn đậu bắp bao gồm: người có bệnh đường ruột, người bị hội chứng ruột kích thích; người bị sỏi thận hoặc có tiền sử mắc bệnh; người đang điều trị đông máu.

Người mắc bệnh đường ruột tốt nhất không nên ăn đậu bắp

Người mắc bệnh đường ruột tốt nhất không nên ăn đậu bắp

Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được đậu bắp có tác dụng gì với sức khỏe cùng những lưu ý quan trọng cần biết để đảm bảo an toàn khi ăn đậu bắp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc thông tin và hãy tiếp tục theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog để có thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích bạn nhé!

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, medicinenet.com


Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất