14 Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe có lẽ bạn chưa biết

1399

Tỏi là một loại thảo dược có vị cay, mùi nồng và tính ấm được thêm vào trong nhiều món ăn, nó không chỉ giúp tăng hương vị mà còn có thể cải thiện sức khỏe ở nhiều khía cạnh. Vậy tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe là gì? Dưới đây là 14 tác dụng của tỏi có thể bạn chưa biết, tìm hiểu ngay nhé!

Tỏi là loại thảo mộc có vị cay, tính ấm chứa nhiều allicin mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Tỏi là loại thảo mộc có vị cay, tính ấm chứa nhiều allicin mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Giới thiệu đặc tính của tỏi

Tỏi là loại thảo mộc có vị cay, mùi hôi, tính ấm. Theo y học cổ truyền, đặc tính chữa bệnh của tỏi chủ yếu nhờ 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfid và ajoen. Allicin là hoạt chất mạnh nhất nhưng thường không hiện diện rõ ràng trong tỏi vì nó có thể thay đổi theo cách bạn chế biến tỏi. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase, điều này chỉ xảy ra khi nhai tỏi, băm nhỏ hoặc nghiền nát tỏi. Vậy nên bạn càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát tỏi thì sẽ càng làm cho đặc tính tốt của allicin trong tỏi càng cao. 

Allicin rất dễ biến chất sau khi được tạo ra nên bạn cần sử dụng tỏi ngay sau khi đã đập dập vì càng dể lâu thì chất allicin càng mất bớt hoạt tính. Hàm lượng allicin trong tỏi giã nát 1 phút đã đạt 63%, nhưng chỉ cần sau 30 phút tiếp xúc với không khí thì hàm lượng này chỉ còn 39%.

Trong một tép tỏi khoảng 3 gam cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm:

  • giảm 4,5
  • 1 gam carbohydrate
  • 0,2 gam chất đạm
  • 0,1 gram chất xơ
  • 0,1 mg mangan
  • 0,9mg vitamin C
  • 5,4 mg canxi
  • 0,4 mg selen
Chỉ một tép tỏi khoảng 3 gam cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Chỉ một tép tỏi khoảng 3 gam cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Các tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn mà còn được biết đến như một “thần dược” tự nhiên với nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm cholesterol, đến bảo vệ tim mạch, tỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe và lý do tại sao bạn nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày.

Tác dụng của tỏi đen trong việc trị cảm cúm hiệu quả

Tỏi chứa hợp chất allicin kết hợp với đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt một số vi sinh vật gây ra một số bệnh nhiễm trùng phổ biến như cảm cúm. Tác dụng của tỏi đen đã được chứng minh là làm giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, rút ngắn 70% thời gian bị cảm và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Tỏi đen giúp hạ huyết áp và bảo vệ tim mạch

Tỏi có tác dụng gì? Tỏi kích thích sự tổng hợp oxit nitric, làm giãn mạch máu và ức chế hoạt động của ACE – men chuyển angiotensin giúp thư giãn mạch máu. Điều này làm tăng lưu lượng máu và duy trì huyết áp khỏe mạnh. Ngoài ra, tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh có hoạt tính sinh học là S-allylcysteine có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.

Một nghiên cứu đã cho thấy 550 người bị tăng huyết áp bổ sung tỏi trong ba tháng đã giảm huyết áp tâm thu khoảng 8 điểm và huyết áp tâm trương xuống 5,5 điểm. Tác dụng của tỏi đen này được cho là tương tự như thuốc điều trị huyết áp.

Tác dụng của tỏi nổi bật nhất là hạ huyết áp

Tác dụng của tỏi đen nổi bật nhất là hạ huyết áp

Lọc độc tố trong máu nhờ tác dụng của tỏi đen

Ăn tỏi có tác dụng gì? Allicin trong tỏi giúp tăng cường chức năng của gan, giúp gan loại bỏ các chất có hại ra khỏi máu một cách hiệu quả. Giải độc máu thường xuyên sẽ giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan khác. Hoạt chất allicin còn giúp loại bỏ nicotine làm sạch hệ hô hấp hiệu quả.

Bên cạnh đó, các hợp chất trong tỏi đã được chứng minh là làm giảm “độ dính” của tiểu cầu và có đặc tính chống đông máu. Điều này giúp chống lại chứng xơ vữa động mạch – một quá trình tích tụ mảng bám dẫn đến xơ cứng và thu hẹp động mạch. Tỏi cũng có tác dụng làm loãng máu do hàm lượng salicylate, cho phép lưu lượng máu tuần hoàn thích hợp.

Tỏi đen giúp phòng ngừa bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch

Tỏi có tác dụng gì cho sức khỏe? Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỏi có thể giúp ngăn ngừa hầu hết các bệnh về tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu, lipid và chất béo trung tính trong huyết thanh, tăng cường hoạt động chống oxy hóa và giảm kết tập tiểu cầu. Theo đó, ăn tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim đồng thời giảm hơn 50% nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tỏi có tác dụng gì cho sức khỏe? Tỏi giúp ngăn ngừa các bệnh về tim

Tỏi có tác dụng gì cho sức khỏe? Tỏi giúp ngăn ngừa các bệnh về tim

Cải thiện trí nhớ hiệu quả nhờ tỏi đen

Trong bài công bố về nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc ăn tỏi đối với các thông số chống oxy hóa trong huyết tương và hồng cầu ở người cao tuổi” được đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ, đã chỉ ra rằng: Tỏi chứa một loạt hoạt chất ngăn ngừa lão hóa não. Vì thế, nếu ăn tỏi thường xuyên, người già có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer, còn người trẻ có thể cải thiện trí nhớ.

Tỏi đen giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có chứa một hợp chất gọi là diallyl disulphide giúp duy trì mật độ xương nên có khả năng trì hoãn sự khởi phát của các bệnh liên quan đến xương như viêm xương khớp. Bên cạnh đó thành phần vitamin C, B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme dồi dào trong tỏi cũng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể để xương chắc khỏe hơn. 

Vậy tỏi trị bệnh gì? Đối với người đang mắc bệnh về xương khớp, tiêu thụ tỏi còn có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.

Tỏi trị bệnh gì? Người mắc bệnh xương khớp ăn tỏi có thể giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt

Tỏi trị bệnh gì? Người mắc bệnh xương khớp ăn tỏi có thể giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt

Tác dụng của tỏi đen trong việc phòng ngừa ung thư

Tỏi có chứa allyl sulfide – một hợp chất chống viêm, chống ung thư có khả năng làm chậm tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, do chứa nhiều chất chống oxy hóa nên tác dụng của tỏi đen còn có thể kể đến là chống lại ung thư phổi, tuyến tiền liệt, bàng quang, dạ dày, gan và ruột kết. Hơn nữa, đặc tính chống viêm của tỏi giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

Làm đẹp da và tóc nhờ các dưỡng chất từ tỏi đen

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nữ giới? Tỏi có tác dụng hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm tóc dài và dày hơn. Đó là lý do vì sao người ta còn sản xuất dầu tỏi không mùi để điều trị chứng rụng tóc. Ăn hai tép tỏi mỗi ngày là cách tốt nhất để kích thích cơ thể sản xuất collagen và elastin tự nhiên, duy trì tóc chắc khỏe.

Theo một nghiên cứu của khoa Thực phẩm và Công nghệ Sinh học, ĐH Hanseo, Hàn Quốc, được thực hiện vào năm 2016 công bố các thành phần trong tỏi còn có tác dụng chống lão hóa da hiệu quả.

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nữ giới? Tỏi giúp tóc dài và dày hơn và chống lão hóa da hiệu quả

Ăn tỏi có tác dụng gì cho nữ giới? Tỏi giúp tóc dài và dày hơn và chống lão hóa da hiệu quả

Ổn định đường huyết trong máu và hỗ trợ bệnh tiểu đường

Một tác dụng của tỏi đen đã được chứng minh là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nó có khả năng ngăn chặn hoặc giảm tác động của một số biến chứng tiểu đường. Ngoài ra ăn tỏi còn giúp chống nhiễm trùng, giảm cholesterol xấu và khuyến khích tuần hoàn máu toàn cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể tăng cường độ nhạy insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này đặc biệt có ích đối với những người mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2. 

Tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện chức năng tiêu hóa

Tỏi chứa chất xơ inulin – một loại prebiotic được biết là có tác dụng tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt, làm giảm tác động tiêu cực từ chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây ra đối với mức cholesterol và các vi sinh vật sống trong hệ thống đường ruột. Chất xơ trong tỏi cũng có khả năng làm phân di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa để giảm tình trạng táo bón.

Tỏi chứa chất xơ inulin có tác dụng tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt

Tỏi chứa chất xơ inulin có tác dụng tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt

Giảm đau răng hiệu quả nhờ tác dụng kháng viêm

Với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên tỏi rất tốt cho răng miệng. Do đó một tác dụng của tỏi đen khác phải kể đến là khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, chữa lành bệnh viêm nướu và giảm nguy cơ sâu răng đáng kể.

Tỏi đen giúp giảm béo và hỗ trợ quá trình giảm cân

Tiêu thụ tỏi đúng cách còn giúp giảm hình thành các tế bào mỡ lưu trữ chất béo, làm tăng sinh nhiệt trong cơ thể từ đó đốt cháy nhiều chất béo hơn và giảm LDL (cholesterol xấu). Vì thế nếu bạn đang muốn giảm cân, đào thải mỡ dư thừa thì đừng quên bổ sung tỏi vào chế độ ăn kiêng của mình.

Tiêu thụ tỏi giảm hình thành các tế bào mỡ lưu trữ chất béo để hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Tiêu thụ tỏi giảm hình thành các tế bào mỡ lưu trữ chất béo để hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Cải thiện hệ miễn dịch nhờ những lợi ích tuyệt vời của tỏi đen

Ăn tỏi sống có tác dụng gì? Trong tỏi chứa nhiều vitamin, dầu có lợi và axit amin nên thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn ít bị ốm hơn. Trong tỏi cũng có chứa allicin là hợp chất hữu cơ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu muốn phát huy khả năng cải thiện hệ miễn dịch và phòng bệnh của tỏi, bạn nên ăn tỏi tươi. Vì chất allicin hình thành do sự phá hủy cơ học của các tế bào thực vật, xảy ra khi tỏi bị cắt hoặc ép nát. Khi tính toàn vẹn của tép tỏi bị phá hủy, các thành phần trong tỏi sẽ trộn lẫn, tạo thành một hợp chất kháng khuẩn cực mạnh. Trong khi đó, nếu đun nóng tỏi sẽ triệt tiêu gần như tất cả các đặc tính có lợi của nó.

Tác dụng của tỏi đen trong việc cải thiện sức khỏe tình dục

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc ăn tỏi sống không chỉ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như phòng bệnh tật, mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe tình dục nhất là ở nam giới. Cụ thể tác dụng của tỏi đen đối với nam giới như sau:

  • Tiêu thụ tỏi làm tăng khả năng tình dục nam giới, nhất là với người mắc chứng nhược dương hay liệt dương. Sự cương cứng cần đến một loại enzymes gọi là nitric oxide synthase, theo đó những hợp chất có trong tỏi lại có khả năng sản sinh ra loại men này.
  • Ăn 1 – 2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng còn giúp tăng lượng tinh trùng trong tinh dịch của nam giới.
  • Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin trong tỏi là thành phần chính hoạt động mạnh mẽ trong cơ bắp. Điều này giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi, từ đó nâng cao thể lực cho nam giới trong chuyện “chăn gối”.
Một số tác dụng của tỏi đối với nam giới

Một số tác dụng của tỏi đen đối với nam giới

Những lưu ý khi sử dụng tỏi

Tác dụng của tỏi đen là rất nhiều như đã nêu ở trên, nhưng để nhận được đầy đủ những lợi ích này thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng tỏi:

  • Các nghiên cứu cho thấy ăn tỏi sống khoảng nửa củ đến 1 củ tỏi mỗi ngày (khoảng 3.000-6.000mcg allicin) là tốt cho sức khỏe, an toàn và hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào (như phản ứng dị ứng, mùi cơ thể hoặc ợ chua). 
  • Nhiều người có thể bị khó tiêu, đầy hơi trong ruột hoặc tiêu chảy khi dùng tỏi quá nhiều, vậy nên bạn không nên lạm dụng tỏi mà chỉ nên ăn với lượng khuyến nghị nêu trên.
  • Đập dập hoặc cắt lát tỏi trước khi ăn để làm tăng hàm lượng allicin. Trước khi nấu các món ăn với tỏi đã đập dập, bạn nên để yên trong 10 phút.
  • Không ăn tỏi sống cùng với trứng vịt, cá trắm vì sự kết hợp này sẽ tạo ra nhiều độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Để loại bỏ mùi nồng của tỏi sau khi ăn sống thì bạn có thể uống cà phê, trà xanh, sữa không đường,…
  • Không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì như vậy sẽ khiến tăng tiết axit dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày.
  • Người bị tiêu chảy cấp, đau dạ dày cũng không nên ăn tỏi để tránh làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể khiến phù niêm mạc dạ dày và ruột.
  • Bảo quản tỏi ở nơi tối, mát, có độ thông gió tốt để tỏi không bị mốc hoặc mọc mầm.
Nghiên cứu cho thấy mọi người chỉ nên ăn tỏi sống khoảng nửa củ đến 1 củ mỗi ngày

Nghiên cứu cho thấy mọi người chỉ nên ăn tỏi sống khoảng nửa củ đến 1 củ mỗi ngày

Siêu Thị Y Tế đã chia sẻ đến bạn 14 tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe, hy vọng thông tin trên có ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Xem thêm:

Củ dền có tác dụng gì? 8 Công dụng khiến bạn bất ngờ 

Cây cỏ xước và những tác dụng trị bệnh bất ngờ

5 Tác hại của tỏi ngâm mật ong nếu dùng không đúng cách

Tôm kỵ gì? 10 Thực phẩm không nên kết hợp nấu với tôm