Tôm kỵ gì? 10 Thực phẩm không nên kết hợp nấu với tôm

557

Ăn tôm rất tốt cho tim và não nhờ hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn cùng với tôm, vậy bạn có biết tôm kỵ gì chưa? Tiếp tục đọc bài viết dưới đây để khám phá xem tôm không nên ăn với gì bạn nhé.

Tôm kỵ gì, không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Tôm kỵ gì, không nên ăn chung với thực phẩm nào?

Lợi ích sức khỏe khi ăn tôm

Trước khi tìm hiểu xem tôm kỵ gì, hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà loại hải sản thơm ngon này mang đến cho sức khỏe:

Ăn tôm có thể hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu cho thấy protein là chất dinh dưỡng tạo cảm giác no vì nó tiêu hóa chậm nên giúp bạn no lâu hơn, hạn chế tiêu thụ thực phẩm một cách tự nhiên, từ đó có thể thúc đẩy giúp giảm cân. Theo đó, tôm là loại hải sản rất giàu protein, lại ít carbs nên cực kỳ thích hợp để người ăn kiêng giảm cân bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.

>> Nội dung liên quan:

Ăn tôm hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh

Tôm cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ bao gồm sắt, vitamin B12, canxi, kẽm, choline và protein. Tất cả những thành phần dưỡng chất này đều tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ăn tôm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Ăn tôm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Ăn tôm giúp bảo vệ tim khỏe mạnh

Mặc dù tôm có chứa cholesterol nhưng hầu như không có chất béo bão. Tôm rất giàu axit béo omega-3 có thể làm giảm cholesterol “có hại” và tăng cholesterol “tốt”. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều choline làm giảm mức homocysteine – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Ăn tôm giúp tăng cường sức khỏe não bộ

Nghiên cứu cho thấy choline từ tôm rất tốt trong việc cải thiện chức năng nhận thức. Ngoài ra, sự kết hợp vượt trội của axit béo omega-3, astaxanthin và vitamin B12 có trong tôm cũng tốt cho chức năng não, giúp não luôn tỉnh táo và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu cho thấy choline từ tôm có lợi trong việc cải thiện chức năng nhận thức

Nghiên cứu cho thấy choline từ tôm có lợi trong việc cải thiện chức năng nhận thức

Ăn tôm giúp cải thiện sức khỏe của xương

Không chỉ là nguồn cung cấp canxi, magie, phốt pho và selen dồi dào, tôm còn rất giàu protein. Theo nghiên cứu, việc hấp thụ protein có thể làm giảm đáng kể tình trạng gãy xương. Do đó, việc bổ sung nguồn protein nạc như tôm đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.

Ăn tôm chống viêm cơ thể

Ăn tôm cũng giúp giảm viêm vì chất chống oxy hóa như astaxanthin có trong tôm có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa chứng viêm mãn tính, ngăn ngừa lão hóa sớm và các bệnh như bệnh tim, ung thư, mất trí nhớ và tiểu đường.

>> Hữu Ích nên xem:

Ăn tôm tốt cho da

Nghiên cứu cho biết, chất astaxanthin và chống oxy hóa trong tôm có thể làm giảm nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da bằng cách cung cấp đủ độ ẩm. Việc ngăn ngừa tổn thương da sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ ung thư da.

Astaxanthin và chống oxy hóa trong tôm có thể giảm nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da

Astaxanthin và chống oxy hóa trong tôm có thể giảm nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da

Với rất nhiều lợi ích kể trên, có lẽ bạn sẽ muốn bổ sung thêm tôm vào bữa ăn hàng ngày của mình. Nhưng bạn cũng cần biết tôm kỵ với gì bởi không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng tôm. Tiếp tục đọc phần bên dưới để khám phá xem tôm kỵ gì nhé.

Tôm kỵ gì? Tránh ăn tôm với 10 thực phẩm sau đây

Tôm kỵ với thực phẩm giàu vitamin C

Tôm chứa nhiều arsen pentoxit (As2O5), chất này sẽ phản ứng với vitamin C có trong trái cây, rau quả và gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày, biến đổi asen pentoxide thành asen trioxide. Đây là chất độc hại có thể gây suy tim, tổn thương gan, thận và tổn thương mạch máu, dẫn đến tử vong do chảy máu ồ ạt.

Nếu bạn chưa biết tôm kỵ với rau gì, thì câu trả lời là những loại rau nhiều vitamin C như: bông cải xanh, cải Brussels, cải xoăn, bắp cải tím, mùi tây,…

Tôm kỵ với bí đỏ

Bí đỏ và tôm có kỵ nhau không? Câu trả lời là có. Theo y học cổ truyền, bí đỏ có tính lạnh, vị ngọt còn tôm có tính ấm, ngọt và mặn. Kết hợp hai loại thực phẩm này có thể dẫn tới bệnh kiết lỵ.

Bí đỏ và tôm có kỵ nhau không? Ăn tôm và bí đỏ có thể dẫn tới bệnh kiết lỵ

Bí đỏ và tôm có kỵ nhau không? Ăn tôm và bí đỏ có thể dẫn tới bệnh kiết lỵ

Tôm kỵ với thịt heo

Tôm kỵ với gì? Trong thịt heo chứa nhiều protein, nên khi ăn thịt heo cùng với tôm sẽ làm lượng đạm bị kết tủa khiến bạn không hấp thu được và điều này có thể gây đau bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

>> Nên Xem:

Tôm kỵ với thịt gà

Tôm và gà có kỵ nhau không? Có, bạn không nên ăn thịt gà cùng với tôm bởi sự kết hợp này có thể gây ngứa khắp cơ thể.

Tôm và gà có kỵ nhau không? Ăn hai thực phẩm này cùng lúc sẽ gây toàn thân

Tôm và gà có kỵ nhau không? Ăn hai thực phẩm này cùng lúc sẽ gây toàn thân

Tôm kỵ với đậu nành

Cũng tương tự như thịt heo, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành rất giàu protein nên khi ăn cùng tôm sẽ gây một số khó chịu trong tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu,…

Tôm kỵ với bầu

Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết trái bầu lại là đáp án cho câu hỏi “Tôm kỵ gì?”. Tôm có tính nóng, bầu có tính hàn, đây hoàn toàn là hai tính chất trái ngược nhau nên khi kết hợp sẽ làm độ ẩm trong cơ thể tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho đờm hình thành và tích tụ nhiều trong cổ họng.

Tôm không nên ăn với gì? Ăn bầu cùng tôm dễ gây đờm trong cổ họng

Tôm không nên ăn với gì? Ăn bầu cùng tôm dễ gây đờm trong cổ họng

Tôm kỵ với cà chua

Tôm kỵ gì, không nên ăn chung với gì? Câu trả lời chính là cà chua bởi ăn tôm chung với cà chua sẽ làm hình thành hợp chất asen (gọi là thạch tín) . Đây được biết đến là chất gây độc và gây ung thư mạnh, asen có thể gây ung thư ở da, phổi, bàng quang tiết niệu, thận, gan,…. 

Tôm kỵ với Ô liu

Quá trình hấp thụ canxi của tôm có thể bị cản trở bởi hàm lượng canxi trong ô liu. Do đó sự kết hợp giữa ô liu và tôm rất dễ gây ra ngộ độc.

Tôm kỵ với gì? Kết hợp ô liu và tôm rất dễ gây ra ngộ độc

Tôm kỵ với gì? Kết hợp ô liu và tôm rất dễ gây ra ngộ độc

Tôm kỵ với đồ uống có cồn

Bên cạnh những thực phẩm nên tránh ăn cùng tôm thì tốt nhất bạn cũng không nên uống bia, rượu với tôm vì điều này sẽ làm axit uric tăng tích tụ trong cơ thể, gây ra bệnh gout.

Tôm kỵ với Trà

Tôm kỵ với gì, không nên uống gì sau khi ăn tôm? Đó chính là trà, bởi uống trà ngay sau khi ăn tôm sẽ làm dạ dày kích ứng. Điều này là do axit tannic trong trà kết hợp với canxi trong tôm sẽ cản trở sự hòa tan của canxi.

Bạn không nên uống trà sau khi ăn tôm để tránh làm kích ứng dạ dày

Bạn không nên uống trà sau khi ăn tôm để tránh làm kích ứng dạ dày

Những người không nên ăn tôm để bảo vệ sức khỏe

Bên cạnh việc tìm hiểu tôm kỵ gì thì bạn cũng cần lưu ý thêm về một số đối tượng không nên ăn tôm để đảm bảo sức khỏe, bao gồm:

  • Người đang ho: Vỏ tôm có thể mắc ở cổ họng và người đang bị ho rất dễ phản ứng với mùi tanh của tôm. Điều này khiến người bệnh ho, ngứa nhiều hơn.
  • Người đang có triệu chứng viêm: Người đang bị viêm cơ thể, nhất là người bệnh u xơ tử cung tuyệt đối không ăn hải sản bao gồm tôm. Bởi một số hợp chất trong tôm có thể gây viêm nghiêm trọng. 
  • Người bị bệnh hen suyễn: Ăn tôm khi bị hen suyễn làm khí quản co thắt, cổ họng kích ứng nặng hơn.
Người bị hen suyễn không nên ăn tôm

Người bị hen suyễn không nên ăn tôm

  • Người bị đau mắt đỏ: Bác sĩ thường khuyến nghị người bị đau mắt đỏ cần tránh ăn tôm và các loại hải sản khác bởi tôm có thể khiến tình trạng đau mắt trầm trọng hơn.
  • Người mỡ máu cao: Mặc dù tôm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng cholesterol trong tôm cũng khá cao (152mg cholesterol/100g tôm). Vậy nên người có mỡ máu cao, người có tiền sử bệnh tim cũng nên hạn chế ăn tôm.
  • Người mắc các vấn đề về tuyến giáp: I-ốt có thể khiến các bệnh tuyến giáp nặng hơn. Tôm và các hải sản khác lại chứa nhiều i-ốt nên tốt nhất người mắc vấn đề về tuyến giáp nên tránh ăn tôm.
Người mắc các vấn đề về tuyến giáp cũng thuộc nhóm những người không nên ăn tôm

Người mắc các vấn đề về tuyến giáp cũng thuộc nhóm những người không nên ăn tôm

  • Người bị gout và viêm khớp: Dung nạp quá nhiều purine từ hải sản sẽ làm tích tự acid uric trong khớp. Vậy nên tốt nhất những ai mắc bệnh gout, acid uric máu tăng và bị viêm khớp không nên ăn tôm và các loại hải sản khác.
  • Người đang bị yếu bụng: Những người này sẽ thường bị tiêu chảy, đau bụng,… khi ăn đồ lạnh hay hải sản nên tốt nhất không nên ăn tôm.
  • Người bị dị ứng hải sản: Nhiều người sau khi ăn tôm sẽ xuất hiện mẩn đổ, sưng,… Nếu bạn đã từng xuất hiện các triệu chứng này sau khi ăn tôm thì tốt nhất bạn không nên ăn nữa.
Nếu bạn đã từng xuất hiện các dị ứng sau khi ăn tôm thì tốt nhất bạn không nên ăn nữa

Nếu bạn đã từng xuất hiện các dị ứng sau khi ăn tôm thì tốt nhất bạn không nên ăn nữa

Những lưu ý cần biết khi ăn tôm để đảm bảo sức khỏe

Sau khi biết rõ tôm kỵ gì và những người không nên ăn tôm, bạn cũng cần lưu ý:

  • Ăn tôm vừa phải, không nên ăn nhiều tôm: Ăn quá nhiều tôm sẽ khiến bạn khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng tôm có thể ăn mỗi tuần là không nhiều hơn 107g.
  • Tránh ăn tôm chết: Tôm chết thường chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại đường ruột, ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Không chỉ vậy, tôm chết thường phân hủy thành histamin – đây là chất gây độc, gây hại nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Cố gắng hạn chế ăn tôm sống: Nhiều người có sở thích ăn tôm sống nhưng thực tế món ăn này không tốt cho sức khỏe. Tôm sống có thể chứa trứng sán, ấu trùng nên nếu bạn trực tiếp ăn sống những con tôm này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Để bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn tôm sống

Để bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất bạn nên hạn chế ăn tôm sống

Lời khuyên: Kiểm tra chỉ số axit uric thường xuyên với máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck sẽ giúp bạn biết được thói quen ăn các loại hải sản như tôm có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Điều này đặc biệt rất tốt với người có axit uric cao và người bệnh gout.

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết rõ tôm kỵ gì, không nên ăn với thực phẩm nào và những người không nên ăn tôm để bảo vệ sức khỏe. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi thông tin và chúc bạn luôn vui khỏe!


Đặc biệt, Siêu Thị Y Tế kinh doanh rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mọi người tham khảo, chẳng hạn:



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực sức khỏe, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!