Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?

19110

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tốt cho sức khỏe, rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và enzyme giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế viêm nhiễm. Tuy nhiên không ít người bệnh lo lắng tiểu đường có ăn được dứa không? Để tìm ra lời giải đáp, mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết dưới đây nhé!

Dinh dưỡng có trong dứa

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường ăn thơm được không, hãy cùng khám phá về những thành phần dinh dưỡng có trong loại trái cây này. Dứa là một loại trái cây ngọt, ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Một lát dứa mỏng cung cấp 26,8 mg vitamin C. Phụ nữ trưởng thành cần 75 mg vitamin C mỗi ngày và nam giới trưởng thành cần 90 mg. Vitamin C là nền tảng để duy trì khả năng miễn dịch mạnh mẽ.

Ngoài ra, dứa bao gồm magiê, canxi, vitamin A, phốt pho, kali, folate, cũng như một số chất chống oxy hóa có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Mặt khác, dứa cũng chứa đường nên được tính vào lượng carbohydrate cho phép hàng ngày.

Dứa là một loại trái cây ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu

Dứa là một loại trái cây ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu

Tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa là nguồn cung cấp vitamin C và mangan tuyệt vời, đồng thời là nguồn cung cấp vitamin B, vitamin A và chất xơ dồi dào. Dứa chứa khá nhiều đường (carbohydrate), chỉ số đường huyết của dứa là 59, nhưng do dứa chứa trung bình 86% là nước nên tải lượng đường huyết của chúng khi còn nguyên quả đối với khẩu phần tiêu chuẩn 120 gam là 6 thuộc mức thấp. 

Vậy tiểu đường có ăn được dứa không? Câu trả lời là . Do hàm lượng chất xơ cao và lượng đường huyết thấp, dứa tươi nguyên quả an toàn và được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một loại enzyme tiêu hóa protein được tìm thấy trong quả và thân của quả dứa được gọi là “bromelain”, loại enzyme đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, thể hiện các đặc tính chống ung thư và trị đái tháo đường .

Ngoài ra, dứa là loại thực phẩm không chứa chất béo, chứa nhiều vitamin và chất xơ. Chất xơ quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm mức cholesterol và điều chỉnh nhu động ruột.

Tiểu đường có ăn được dứa không?

Tiểu đường có ăn được dứa không?

Lợi ích của dứa đối với bệnh tiểu đường

Bổ sung vitamin C

Dứa chứa nhiều vitamin C. Vitamin C cực kỳ hữu ích trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể, đồng thời có thể bảo vệ người bệnh khỏi cảm lạnh và ho. Bổ sung vitamin C hàng ngày giúp giữ lượng đường trong máu ở phạm vi lành mạnh cần thiết trong ngày, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Lượng vitamin C đầy đủ cũng tốt cho sức khỏe tim mạch tổng thể.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Một số loại chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu và ngăn chúng đạt đến đỉnh điểm. Chất chống oxy hóa cũng rất quan trọng để chống lại bất kỳ stress oxy hóa nào cũng như tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Vậy tiểu đường có ăn được dứa không? Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dứa sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường khác nhau.

Dứa giàu chất choongts oxy hóa giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường

Dứa giàu chất choongts oxy hóa giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường

Ít chất béo

Người tiểu đường ăn dứa được không? Dứa có hàm lượng chất béo thấp tốt cho việc quản lý cân nặng. Điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức hoặc béo phì đối với mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. 

Hàm lượng chất xơ cao

Bên cạnh việc dứa có hàm lượng chất béo thấp và hầu như không có chất béo, nó còn có lượng chất xơ rất cao. Chất xơ tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và những người đang muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp no lâu hơn và điều này sẽ giúp người bệnh tránh ăn vặt giữa bữa hoặc ăn quá nhiều thức ăn không cần thiết. Ăn đủ lượng chất xơ cũng có thể giúp giảm và kiểm soát tốt hơn mức cholesterol, cải thiện và điều hòa nhu động ruột, từ đó giảm nguy cơ táo bón.

Dứa có lượng chất xơ rất cao tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường

Dứa có lượng chất xơ rất cao tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn dứa?

Dứa, giống như các loại trái cây khác, chứa đường tự nhiên và có vị ngọt. Điều này có nghĩa là ăn dứa cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 100 gam dứa mỗi ngày để tránh lượng đường tăng đột biến.

Trái cây đóng hộp hoặc đã qua chế biến sẽ có nhiều đường hơn, nhất là khi trái cây được ngâm trong xi-rô. Vì thế người bệnh tiểu đường không nên ăn dứa đóng hộp.

Dứa tươi có chứa chất xơ, làm chậm quá trình chuyển đổi carbs trong thực phẩm thành đường trong máu. Người bệnh hãy chọn ăn dứa nguyên trái thay cho nước ép dứa hoặc dứa khô, vì chúng thường được bổ sung thêm đường và có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Người bệnh hãy chọn ăn dứa tươi thay vì uống nước ép dứa

Người bệnh hãy chọn ăn dứa tươi thay vì uống nước ép dứa

Người bệnh có thể dùng dứa như một món tráng miệng sau khi ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như gạo lứt, đậu, protein nạc, lúa mạch, mì ống hoặc bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch cán mỏng.

Nên ăn dứa với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu. Kết hợp dứa với thực phẩm giàu protein như phô mai ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Để biết được ăn dứa có ảnh hưởng đến đường huyết không, người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu của mình thường xuyên. Chủ động mua và sử dụng máy đo đường huyết tại nhà luôn được các bác sĩ khuyến nghị để giúp người bệnh kiểm soát tốt nhất bệnh tiểu đường của mình.

Chủ động sử dụng máy đo đường huyết giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

Chủ động sử dụng máy đo đường huyết giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Nội dung trên đã giúp bạn biết được tiểu đường có ăn được dứa không. Mong rằng những chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế sẽ thật sự có ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết và chúc bạn luôn khỏe mạnh, ngập tràn niềm vui!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất