Tiểu đường ăn nho được không? Cần lưu ý những gì khi ăn?

2910

Bệnh nhân tiểu đường luôn lo lắng rằng đường tự nhiên trong trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu của mình. Vì thế không ít người băn khoăn tiểu đường ăn nho được không? Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ chia sẻ đến bạn những lợi ích sức khỏe từ việc ăn nho và đồng thời giải đáp cho bạn thắc mắc người tiểu đường ăn nho được không?

Thành phần dinh dưỡng có trong nho

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram nho theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 69 kcal
  • Carbohydrate: 18,1 g
  • Chất xơ: 0,9 g
  • Chất béo: 0,16 g
  • Protein: 0,72 g
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram nho

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram nho

>> Nội dung liên quan:

Lợi ích sức khỏe khi ăn nho

Giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư

Nho là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất chống viêm và chống gốc tự do. Mọi bộ phận từ vỏ, thịt đến hạt đều có chứa nhiều các chất dinh dưỡng thực vật, bao gồm các polyphenol như axit phenolic, stilben và flavonoid. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ não, tim và gan khỏi các độc tố gây hại cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau.

Kiểm soát huyết áp

Resveratrol – một loại polyphenol được tìm thấy trong nho đỏ đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng là có tác dụng giúp hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp.

Giảm cholesterol

Polyphenol là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong nho. Hợp chất này giúp kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể.

Tốt cho sức khỏe xương

Nho chứa các vi chất dinh dưỡng như vitamin K, magie và kali rất cần thiết cho xương khỏe mạnh.

Cải thiện chức năng não

Chất chống oxy hóa có trong nho làm giảm viêm, cải thiện chức năng não và thể hiện các đặc tính chống lão hóa. Ngoài ra, hàm lượng quercetin trong nho đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ăn nho giúp bạn kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe não bộ

Ăn nho giúp bạn kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe não bộ

Nho mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vậy người tiểu đường ăn nho được không? Hãy cùng tìm ra lời giải đáp trong phần tiếp theo nhé.

>> Dành cho bạn:

Người bị tiểu đường ăn nho được không?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những người bị bệnh tiểu đường nên ăn trái cây nhưng liệu tiểu đường có ăn được nho không và nho có nhiều đường không? Mặc dù nho chứa các loại đường tự nhiên như fructose, glucose và sucrose nhưng chúng không được coi là có hàm lượng đường cao so với nhiều loại trái cây khác. Nho có giá trị GI thấp khoảng từ 43 đến 53.

Ngoài ra, nho chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nho ít calo và nhiều chất xơ, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, nho là nguồn cung cấp vitamin C và K cũng như các khoáng chất như kali và magiê.

Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất được tìm thấy trong nho là resveratrol – một loại polyphenol đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Resveratrol cũng có thể cải thiện độ nhạy insulin và hấp thu glucose, có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu đường ăn nho được không?” chắc chắn là CÓ. Mặc dù ăn nho không phải là cách chữa trị các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2, nhưng chúng chứa nhiều hợp chất và vi chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Người tiểu đường ăn nho được không?

Người tiểu đường ăn nho được không?

>> Xem Thêm:

Người tiểu đường nên ăn nho đỏ hay nho xanh?

Về cơ bản nho đỏ là một giống nho xanh đột biến. Hàm lượng anthocyanin trong nho đỏ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chất phytonutrient có trong nho đỏ không chỉ tốt cho người tiểu đường còn giúp ngăn ngừa ung thư, béo phì, bệnh tim.

Vậy tiểu đường ăn nho xanh được không? Nho xanh là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nho xanh ít calo, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc theo dõi lượng carbohydrate và lượng đường trong máu sau khi ăn nho xanh là điều cần thiết.

Do đó, người bệnh tiểu đường đều có thể ăn cả nho xanh và nho đỏ.

Người bệnh tiểu đường đều có thể ăn cả nho xanh và nho đỏ

Người bệnh tiểu đường đều có thể ăn cả nho xanh và nho đỏ

Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn nho

Phần nội dung trên đã giải đáp cho bạn về thắc mắc “Tiểu đường ăn nho được không?” và tiếp theo dưới đây sẽ là những điều quan trọng cần lưu ý khi người bệnh tiêu thụ nho để không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:

  • Nho có nhiều đường tự nhiên, đặc biệt là đường fructose có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên nếu tiêu thụ quá mức.
  • Nếu bạn chưa biết tiểu đường ăn nho khô được không thì câu trả lời là người bệnh nên tránh loại nho này vì nho khô có hàm lượng đường cao.
  • Tiêu thụ quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy và đau bụng. 
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể ăn nho hàng ngày nhưng khẩu phần khuyến nghị cho người tiểu đường là 15 quả nho nhỏ (1/2 chén) cung cấp 14 gam carbohydrate, 58 calo, 1 gam protein, chất xơ cùng các loại vitamin khác và khoáng chất.
  • Luôn rửa sạch nho cẩn thận để loại bỏ hàm lượng thuốc trừ sâu khỏi vỏ nho.
  • Một số người có thể bị dị ứng với nho hoặc không dung nạp được lượng đường tự nhiên của chúng, điều này có thể gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi hoặc tiêu chảy. 
  • Cần phải chú ý đến phản ứng của cơ thể khi tiêu thụ nho và tìm đến ​​​​bác sĩ nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Tốt nhất là người bệnh nên ăn cả quả nho và tránh uống nước ép vì nó không có chất xơ.
  • Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường cần phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để biết được việc ăn nho ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bệnh của mình, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để điều trị.
Người tiểu đường có thể ăn nho hàng ngày nhưng khẩu phần khuyến nghị là 15 quả nho nhỏ

Người tiểu đường có thể ăn nho hàng ngày nhưng khẩu phần khuyến nghị là 15 quả nho nhỏ

>> Tổng hợp thông tin:

Việc có một chiếc máy đo đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn theo dõi các chỉ số đường huyết tốt nhất. Hãy tham khảo ngay các dòng máy đo đường huyết cao cấp thương hiệu Sapphire và Benecheck đang được bán tại hệ thống cửa hàng Siêu Thị Y Tế với giá siêu ưu đãi nhé!

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

benecheck

Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.599.000đ

maydohuyetapwellmed sapphire1597652304.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4
Giá bán tham khảo: 999.000đ

sapphire medistar15445972081576115629.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+
Giá bán tham khảo: 1.090.000đ

Bài viết trên đã giúp bạn biết được tiểu đường ăn nho được không cùng những lưu ý quan trọng không nên bỏ qua khi người bệnh ăn nho. Siêu Thị Y Tế hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời đón đọc!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất