Tiểu đường có ăn được sữa chua không? Nên ăn sữa chua nào?

5402

Chúng ta đều quen thuộc với sữa chua như một món ăn nhẹ bổ dưỡng hoặc một phần của bữa sáng lành mạnh. Tuy nhiên người tiểu đường có ăn được sữa chua không luôn là lo lắng của nhiều người bệnh. Để biết được sữa chua có tốt cho người tiểu đường không, mời bạn theo dõi bài viết sau đây từ Siêu Thị Y Tế!

Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua

Sữa chua thường được chế biến bằng cách đun nóng sữa và kết hợp với hai loại vi khuẩn sinh học sống là Lactobacillus Bulgaricus và Streptococcus Thermophilus. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của sữa chua:

  • Protein: Alpha casein, váng sữa
  • Chất béo và lipid: Axit béo omega-3 và omega-6, chất béo không bão hòa đơn, chất béo chuyển hóa động vật nhai lại
  • Carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Sữa chua cũng chứa protein và canxi cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Một số loại sữa chua cũng có thêm vitamin D, giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi. Một số nghiên cứu cho biết ăn sữa chua có thể giúp bạn cảm thấy no hơn, điều này có thể kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua rất đa dạng và tốt cho sức khỏe tổng thể

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua rất đa dạng và tốt cho sức khỏe tổng thể

Chỉ số đường huyết sữa chua

Chỉ số đường huyết (GI) của sữa chua có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, sữa chua nguyên chất có GI thấp hơn so với các loại có hương vị hoặc đường. Đặc biệt, sữa chua Hy Lạp nguyên chất có chỉ số đường huyết thấp hơn sữa chua thông thường. Trong khi GI của sữa chua thông thường nằm trong khoảng từ 33 đến 50, thì GI của sữa chua Hy Lạp nguyên chất thường vào khoảng 11 đến 14. GI thấp hơn này cho thấy rằng sữa chua Hy Lạp có tác động chậm hơn và ổn định hơn đến lượng đường trong máu so với sữa chua thông thường.

Chỉ số đường huyết (GI) của sữa chua thông thường nằm trong khoảng từ 33 đến 50

Chỉ số đường huyết (GI) của sữa chua thông thường nằm trong khoảng từ 33 đến 50

Người bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Như đã nêu ở trên, chỉ số đường huyết của sữa chua nằm ở mức thấp. Vậy liệu tiểu đường ăn sữa chua được không?

Sữa chua có hàm lượng carbohydrate thấp và hàm lượng protein cao. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thường xuyên ăn sữa chua sẽ làm giảm lượng đường trong máu nhờ nồng độ protein của sữa chua. Protein có xu hướng ảnh hưởng dần dần đến lượng đường trong máu trong vài giờ vì nó chuyển hóa thành glucose chậm hơn so với carbohydrate. Kết quả là ăn sữa chua không làm tăng lượng đường trong máu. 

Tiểu đường ăn sữa chua có tốt không? Tiêu thụ sữa chua có thể làm giảm huyết áp tâm thu, tăng cường quản lý lượng đường trong máu, giảm viêm và giảm thiểu tình trạng kháng insulin. Các nhà dinh dưỡng khuyên những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh vì những lợi ích của nó.

Canxi, vitamin D, kali và vi khuẩn sinh học có trong sữa chua đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Sữa chua cũng cung cấp một loạt các lợi ích bổ sung cho sức khỏe như hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe của xương, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của tim. Tất cả đều rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Vậy nên câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường có ăn được sữa chua khôngĐƯỢC.

Tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Tiểu đường có ăn được sữa chua không?

Người tiểu đường nên ăn loại sữa chua nào?

Sữa chua Hy Lạp hoặc Iceland đều là những lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Những loại sữa chua này thiếu whey vì nó bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, để lại một sản phẩm đặc, không chứa carb, chứa nhiều protein hơn các loại sữa chua khác.

Tiểu đường có ăn được sữa chua không đường không? Sữa chua không đường, không hương vị và ít chất béo là loại lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Sữa chua không hương vị không thêm đường thường có tỷ lệ protein so với carbohydrate cao hơn. Do đó, toàn bộ chỉ số đường huyết vẫn ở mức thấp, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. 

Gợi ý những loại sữa chua cho người tiểu đường:

  • Sữa chua Hy Lạp: chứa gấp đôi lượng protein so với sữa chua thông thường.
  • Sữa chua được sản xuất bằng sữa hữu cơ và các chất phụ gia hữu cơ bổ sung.
  • Sữa chua không đường.
  • Sữa chua thuần chay (ví dụ: sữa chua đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, cây gai dầu, yến mạch, hạt lanh và sữa dừa).
Sữa chua Hy Lạp hoặc Iceland đều là những lựa chọn tốt cho người tiểu đường

Sữa chua Hy Lạp hoặc Iceland đều là những lựa chọn tốt cho người tiểu đường

Những lời khuyên dành cho người tiểu đường khi ăn sữa chua

Người có bệnh tiểu đường nên cảnh giác với những loại sữa chua có chứa chất làm ngọt nhân tạo. Theo đó, người bệnh cần tránh các loại sữa chua có thêm đường, màu nhân tạo và hương vị nhân tạo. Ngoài ra cũng nên tránh sữa chua gelato, sữa chua có hương vị, sữa chua gelatin và sữa chua không sữa vì chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. 

Người bị tiểu đường có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua/ngày và nên ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Để tăng sự ngon miệng và các chất dinh dưỡng nhận được nhưng vẫn kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có thể ăn sữa chua chung với các loại topping có GI thấp tốt cho sức khỏe như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, nho, táo, lê,… và các loại trái cây khô không chứa đường bổ sung.

Bạn có thể kết hợp các hạt ngũ cốc hoặc trái cây với sữa chua để tăng hương vị cho món ăn. Xem ngay:

Người bệnh có thể ăn sữa chua chung với các loại quả mọng

Người bệnh có thể ăn sữa chua chung với các loại quả mọng

Tiểu đường có ăn được sữa chua nếp cẩm không? Sữa chua nếp cẩm có thể làm giảm mức độ kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra loại sữa chua này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn tuổi khỏe mạnh.

Sữa chua cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và protein sẽ là lựa chọn tốt nhất bệnh tiểu đường thai kỳ. Sữa chua táo rất giàu kali và sữa chua việt quất chứa lượng magiê cao gấp 5 lần.

Các yếu tố như đường bổ sung hoặc quá trình trao đổi chất cá nhân có thể ảnh hưởng đến sự tác động của sữa chua lên đường huyết trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế người bệnh nên sử dụng máy đo tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn sữa chua và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để xác định cách tốt nhất để kết hợp sữa chua vào kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường của mình.

Người bệnh nên theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn sữa chua

Người bệnh nên theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn sữa chua

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn tiểu đường có ăn được sữa chua không và mong rằng thông tin bổ ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn dành thời gian đón đọc!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất