[Góc giải đáp] Bị bệnh tiểu đường có chữa được không?

8679

Ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, mục tiêu duy nhất của người bệnh là được chữa khỏi nhưng câu hỏi đặt ra là bệnh tiểu đường có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không và bệnh tiểu đường sống được bao lâu.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Cơ thể có thể tạo ra glucose, nhưng glucose cũng đến từ thực phẩm. Insulin là một loại hormone do tuyến tụy tạo ra giúp glucose đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Nếu bạn bị tiểu đường, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Glucose sau đó sẽ ở trong máu và không đến được các tế bào.

Bệnh tiểu đường là bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao

Bệnh tiểu đường là bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao

Các loại bệnh tiểu đường phổ biến

Bệnh tiểu đường loại 1

Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 1, cơ thể bạn tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin. Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy tạo ra insulin. Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần dùng insulin mỗi ngày để duy trì sự sống.

Bệnh tiểu đường loại 2

Nếu mắc bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào trong cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách. Tuyến tụy có thể tạo ra insulin nhưng không tạo đủ insulin để giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Những người thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi còn nhỏ.

Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai. Hầu hết, loại bệnh tiểu đường này sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn sau này. Đôi khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong khi mang thai là bệnh tiểu đường loại 2.

Tiền tiểu đường

Những người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Người bị tiền tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và mắc bệnh tim cao hơn.

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong lúc mang thai và biến mất sau khi sinh em bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong lúc mang thai và biến mất sau khi sinh em bé

Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đối với bệnh tiểu đường loại 1

Trong bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin. Đây là một tình trạng tự miễn dịch, có nghĩa là nó mãn tính và sẽ cần được kiểm soát trong suốt quãng đời còn lại. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không và bệnh tiểu đường ở trẻ em có chữa được không?

Hiện tại, bệnh tiểu đường loại 1 không thể chữa khỏi vì phương pháp điều trị cần hướng dẫn hệ thống miễn dịch ngừng tấn công các tế bào beta hoặc cung cấp một nguồn tế bào beta khác mà hệ thống miễn dịch không thể tấn công, điều này rất khó thực hiện. Vậy nên trả lời cho câu hỏi tiểu đường tuýp 1 có chữa được khôngKHÔNG.

Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường loại 1 không thể chữa khỏi

Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường loại 1 không thể chữa khỏi

Đối với bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng có khả năng kéo dài suốt đời, phát triển chủ yếu ở người lớn. Tuy nhiên, nó đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em khi tỷ lệ béo phì gia tăng. Trong tất cả các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 2, thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu. 

Tiểu đường type 2 có chữa được không? Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị bệnh tiểu đường loại 2, nhưng nó có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, dùng thuốc và theo dõi lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường loại 2 cần được quản lý hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng .

Khi bệnh tiểu đường được quản lý tốt với những thay đổi về lối sống, lượng đường trong máu có thể ở mức bình thường, trong phạm vi không mắc bệnh tiểu đường. Vậy khi này liệu bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không? Điều này không có nghĩa là bệnh tiểu đường đã biến mất hoặc khuynh hướng mắc bệnh đã thay đổi mà chỉ đang được kiểm soát tốt thông qua những thay đổi đó.

Tiểu đường type 2 có chữa được không? Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát khi thay đổi lối sống

Tiểu đường type 2 có chữa được không? Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát khi thay đổi lối sống

Kết luận bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Câu trả lời KHÔNG, đối với cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. 

Bệnh tiểu đường sống trung bình được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến gần như mọi bộ phận của cơ thể bao gồm: thị lực, tim, thận, não, dây thần kinh và mạch máu. Vì thế không ít người bệnh lo lắng bệnh tiểu đường có chữa khỏi hẳn được không và mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, tổn thương dây thần kinh và mạch máu có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh đi kèm như bệnh tim, bệnh thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, đột quỵ, cắt cụt chi, mù lòa, có thể tàn tật và tàn phế, tất cả những biến chứng này có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.

Các biến chứng ngắn hạn khác cũng có thể làm giảm tuổi thọ như hôn mê do lượng đường trong máu thấp nghiêm trọng và nhiễm toan ceton do tiểu đường gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao. Cả hai tình trạng này đều có thể gây tử vong. 

Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc cho biết về thời gian sống đối với người bệnh tiểu đường như sau:

  • Người mắc tiểu đường tuýp 1 thường sống được trung bình từ 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường. 
  • Vậy còn bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ kéo dài hơn và ngắn hơn từ 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Tuy nhiên, tuổi thọ của người bệnh còn tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người kiểm soát và chung sống với bệnh tiểu đường. Người chủ động kiểm tra đường huyết thường xuyên và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn.

Bệnh tiểu đường sống trung bình được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống trung bình được bao nhiêu năm?

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ chuyên gia

Sau khi tìm hiểu bệnh tiểu đường có chữa được không, hãy cùng tham khảo những phương pháp tốt nhất giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên được chia sẻ từ các chuyên gia:

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể tăng độ nhạy insulin trong cơ thể. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ có nhiều khả năng sử dụng đường trong máu hơn. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân, điều này rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Người bệnh phải thường xuyên kiểm tra lượng đường để biết được cách cơ thể phản ứng với các hoạt động vận động khác nhau. Từ đó giúp người bệnh giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá cao hoặc quá thấp.

Thực hiện chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường

Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm các loại thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường như thực phẩm ít carb, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn và thực phẩm giàu chất xơ. Tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp lượng đường trong máu không tăng đột biến. 

Trong đó, điều cần thiết là phải kiểm soát lượng carb nạp vào. Một lượng carb cao có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Lựa chọn các loại thực phẩm như lúa mạch, đậu lăng, các loại đậu, hải sản,… có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu thấp hơn.

Xem ngay chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường để có cách xây dựng thực đơn hợp lý

Thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường phải ít carb và giàu chất xơ

Thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tiểu đường phải ít carb và giàu chất xơ

Kiểm soát mức độ căng thẳng

Nếu người bệnh đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải kiểm soát mức độ căng thẳng của mình. Các hormone được tiết ra khi bị căng thẳng – glucagon và cortisol khiến lượng đường trong máu tăng cao. Yoga, thiền và tập thể dục có thể giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, giảm stress và giữ lượng đường trong máu ở mức thấp.

Theo dõi lượng đường trong máu

Chủ động theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên có thể giúp người bệnh xác định xem mình có cần điều chỉnh bữa ăn hoặc thuốc hay không. Trang bị sẵn một máy đo tiểu đường tại nhà là cực kỳ hữu ích để người bệnh dễ dàng kiểm tra lượng đường trong máu của mình bất cứ lúc nào.

Máy đo đường huyết giúp người bệnh dễ dàng kiểm tra lượng đường trong máu

Máy đo đường huyết giúp người bệnh dễ dàng kiểm tra lượng đường trong máu

Tham khảo ngay các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh tiểu đường có chữa được không. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc và chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất