Biến chứng đái tháo đường vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn ngừa phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều bộ phận trên cơ thể người bệnh. Biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm 2 loại là mãn tính và cấp tính. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu về những biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa hiệu quả.
Giai đoạn nào sẽ dễ gặp các biến chứng của bệnh tiểu đường?
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 đều có khả năng gặp biến chứng của bệnh tiểu đường do mức đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, vì bệnh tiểu đường loại 2 có thể xuất hiện một thời gian trước khi được chẩn đoán, nên các biến chứng ở bệnh tiểu đường loại 2 có thể nghiêm trọng hơn hoặc tiến triển nặng hơn khi chúng được phát hiện.
Người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng, lâu dài. Một số biến chứng này bắt đầu trong vòng vài tháng kể từ khi bắt đầu mắc bệnh tiểu đường, mặc dù hầu hết có xu hướng phát triển sau một vài năm. Hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ dần dần xấu đi ở giai đoạn cuối.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ làm cho các biến chứng bệnh tiểu đường này ít có khả năng phát triển hoặc trầm trọng hơn.
>> Nội dung liên quan:
Các biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính
Biến chứng về tim mạch của bệnh tiểu đường
Do lượng đường huyết cao cùng với việc hình thánh những cục xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến suy tim. Bệnh suy tim là biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng và cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 80% bệnh nhân đái tháo đường. Biểu hiện của chứng suy tim là khó thở, phù nề chân tay, buồng tim giãn ra, nhổi máu cơ tim và tai biến mạch mái não,….
Biến chứng về thận của bệnh tiểu đường
Do lượng đào thải glucose dư thừa trong máu ra ngoài cơ thể bằng tiểu tiện nên sẽ dẫn đến suy thận. Triệu chứng của suy thận là mệt mỏi, chán ăn, ngứa, buồn nôn, nam giới liệt dương, nữ giảm ham muốn tình dục,…
Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường
Viêm võng mặc là một biến chứng tiểu đường xảy ra do nồng độ glucose trong máu gây ra những thay đổi các thành mạch máu võng mạc. Khi bị viêm võng mạc dẫn đến người bệnh sẽ thay đổi tầm nhìn, thậm chí là mù lòa…
Biến chứng về thần kinh của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có thể mắc chứng thần kinh, tỷ lệ này phổ biến ở người thứa cân, béo phì và độ tuổi trên 40. Khi mắc biến chứng của bệnh tiểu đường về thần kinh, người bệnh sẽ khiến giác quan cơ thể kém đi.
Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường
Do tình trạng viêm đa dây thần kinh khiến chân tay bạn bị đau, vết thương mau lành, nở loét, thậm chí người bệnh phải cưa cụt chân tay, hoạt tử và có thể tử vong do nhiễm trùng.
Biến chứng về huyết áp của bệnh tiểu đường
Huyết áp cao ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường loại 1 huyết áp có thể lên tới 135/85 mmHg và bệnh loại 2 có thể đo ở mức 140/80mmHG. Triệu chứng huyết áp cao do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối là nhức đầu, mờ mắt, khó thở,…
>> Thông tin hữu ích:
- Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường nguy hiểm ra sao?
- 5 Biến chứng tiểu đường ở răng bạn cần biết
Biến chứng bàn chân tiểu đường
Các vấn đề về chân là hậu quả của bệnh tiểu đường. Biến chứng tiểu đường này rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được điều trị. Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân và lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng hệ tuần hoàn, khiến vết loét và vết cắt chậm lành hơn.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường cấp tính
Biến chứng hạ đường huyết của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Đường huyết của người bệnh có thể giảm xuống, đặc biệt nếu họ đang dùng insulin hoặc thuốc sulfonylurea (những thuốc này khiến cơ thể bệnh nhân sản xuất insulin suốt cả ngày). Với những loại thuốc này, nếu người bệnh ăn ít hơn bình thường hoặc hoạt động nhiều hơn bình thường, lượng đường trong máu sẽ giảm quá nhiều.
Các nguyên nhân khác có thể gây hạ đường huyết bao gồm một số loại thuốc (kể cả aspirin khi dùng với liều lượng lớn hơn 81 mg) và uống quá nhiều rượu (rượu ngăn gan giải phóng glucose).
Biến chứng nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) – một biến chứng bệnh tiểu đường cấp đe dọa tính mạng khi thiếu insulin và lượng đường trong máu cao dẫn đến tích tụ xeton.
Nhiễm toan ceton do tiểu đường thường ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng nó cũng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Biến chứng của tiểu đường nhiễm toan ceton sẽ khiến người bệnh: buồn nôn ói mửa, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây (mùi của axit xeton), đi tiểu thường xuyên, khát, suy nhược, mệt mỏi, vấn đề về lời nói, nhầm lẫn hoặc bất tỉnh, thở nặng nhọc, sâu và thậm chí là hôn mê do nhiễm toan ceton.
>> Xem Ngay:
- Bệnh tiểu đường type 1 là gì? dấu hiệu tiểu đường tuýp 1
- Bệnh tiểu đường type 2 là gì? Dấu hiệu, triệu chứng tiểu đường tuýp 2
Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là một biến chứng bệnh tiểu đường rất hiếm gặp trong đó mức đường huyết của người bệnh tăng quá cao. Nếu không điều trị, biến chứng đái tháo đường có thể gây tử vong.
Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu rất có thể xảy ra khi bị ốm, người cao tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh này nhất. Biến chứng tiểu đường này bắt đầu khi mức đường huyết bắt đầu tăng lên, cơ thể người bệnh sẽ cố gắng loại bỏ tất cả lượng đường dư thừa thông qua việc đi tiểu thường xuyên. Điều đó làm cơ thể mất nước và người bệnh sẽ rất khát nước.
Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường phải cảnh giác với các triệu chứng có thể dẫn đến các biến chứng. Một số cách phòng bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Phát hiện vấn đề sớm là cách tốt nhất để giữ cho các biến chứng của bệnh tiểu đường không trở nên nghiêm trọng.
- Hãy nhận biết các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm các vấn đề về thị lực (mờ, đốm), cực kỳ mệt mỏi, màu da nhợt nhạt, béo phì, cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc vết thương chậm lành, đau ngực, âm đạo ngứa, hoặc đau đầu liên tục.
- Kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kiểm soát cân nặng, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện nếu có vết cắt nhỏ hoặc vết phồng rộp.
- Từ bỏ hút thuốc.
- Dùng thuốc theo chỉ định để kiểm soát huyết áp cao và cholesterol. Nói chuyện với bác sĩ để chắc chắn rằng không dùng thuốc có thể gây hại cho thận.
Máy đo đường huyết là thiết bị y tế thiết yếu cho người bị tiểu đường. Vì thế người bệnh nên trang bị một máy đo để thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà, kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Một số máy đo đường huyết tốt nhất có thể tham khảo là Benecheck, Sapphire Plus,…
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông tin từ Siêu Thị Y Tế sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã đón đọc và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
>> Hữu Ích:
- Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
- Bệnh tiểu đường tuýp nào nặng nhất?