Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Những món ăn dành cho người tiểu đường nào vừa đảm bảo sức khỏe vừa ngon miệng? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là khi bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu lành mạnh kéo dài. Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính và việc kiểm soát thực phẩm nạp vào cơ thể rất quan trọng trong việc ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Hiểu được điều đó, Siêu Thị Y Tế đã tổng hợp TOP 21 món ăn dành cho người tiểu đường – không chỉ dễ nấu, thơm ngon mà còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cùng khám phá ngay để xây dựng thực đơn khoa học và lành mạnh nhé!
Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Tại Sao?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người khi phải đối mặt với căn bệnh này. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận và tổn thương thần kinh.
Vậy tại sao người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống? Nguyên nhân nằm ở việc bệnh tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe ổn định và giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, tốt giúp người bệnh tiểu đường đạt được các lợi ích sau:
- Ổn định đường huyết: Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá và protein nạc giúp duy trì mức đường trong máu ổn định, ngăn ngừa tăng đột biến sau bữa ăn.
- Ngăn ngừa biến chứng: Ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như tim mạch, huyết áp cao và rối loạn chuyển hóa.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Việc kiểm soát khẩu phần ăn giúp duy trì trọng lượng cơ thể, giảm thiểu nguy cơ béo phì – yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường.
- Tăng cường năng lượng: Một thực đơn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm mệt mỏi và duy trì hoạt động hàng ngày.
Việc hiểu rõ bệnh tiểu đường nên ăn gì và tại sao cần chú trọng chế độ dinh dưỡng là chìa khóa để kiểm soát bệnh hiệu quả. Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp duy trì đường huyết ổn định mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng nguy hiểm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh tiểu đường.
5 Nhóm Thực Phẩm Tốt Cho Người Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì luôn là câu hỏi hàng đầu khi người bệnh tìm kiếm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một trong những nhóm thực phẩm quan trọng để kiểm soát đường huyết là nhóm đường bột. Để giúp bạn dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dưới đây là 5 nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường:
Nhóm đường bột tốt cho người tiểu đường: Giải pháp cho bệnh tiểu đường nên ăn gì
Tinh bột (carbohydrate phức hợp) và đường (carbohydrate đơn giản) trong thực phẩm được chuyển hóa thành đường glucose trong máu sau khi ăn. Việc kiểm soát carbohydrate rất quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ một nửa tổng lượng calo hàng ngày từ carbs.
Các thực phẩm nhóm đường bột tốt cho người tiểu đường bao gồm:
- Hoa quả và rau
- Đậu và đậu lăng
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, bulgur
- Các loại hạt
Nhóm thịt cá giúp kiểm soát đường huyết, tốt cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm nguy cơ biến chứng tim mạch? Người bị đái tháo đường nên ăn thịt nạc và cá. Các loại cá bơn, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm… là những thực phẩm lý tưởng cho người bị tiểu đường giúp giảm cholesterol xấu và cung cấp đạm cho cơ thể.

Bệnh nhân bị đái tháo đường nên ăn thịt nạc và các loại cá
Nhóm chất béo lành mạnh tốt cho người tiểu đường
Nhóm chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây là yếu tố quan trọng giúp bệnh tiểu đường nên ăn gì hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ổn định cholesterol.
Theo các bác sĩ chuyên môn, người bị đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc bệnh tim, vì vậy việc bổ sung chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết.
Các món ăn dành cho người tiểu đường chứa chất béo lành mạnh gồm: Hạnh nhân, lạc, hồ đào, hạt vừng, ô liu, dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải…
>>Đặc biệt:
- Top 3 máy đo đường huyết nào tốt hiện nay nên mua?
- Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nhóm rau tốt cho người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Rau xanh là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường nhờ cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Rau xanh giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Các loại rau người tiểu đường nên ăn như: cải xoăn, bông cải xanh, củ cải và rau bina (cải bó xôi),… vì chúng có hàm lượng carb và calo thấp. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên tránh ăn các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô vì chúng có thể gây tăng đường huyết.
>> Tham khảo thông tin:
- TOP 8 Các món canh tốt cho người tiểu đường – Thơm ngon, để nấu (Có hướng dẫn nấu)!
- #1 Những loại rau người tiểu đường không nên ăn
- Cải bó xôi kỵ gì? 11 Thực phẩm không nên kết hợp với cải bó xôi.

Rau xanh là nguồn chất xơ, vitamin tự nhiên rất dồi dào tốt cho người bị tiểu đường
Nhóm Hoa quả – Thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Nhiều người tiểu đường lo ngại trái cây sẽ làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường nên ăn gì? Các bác sĩ khuyên rằng người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây, nhưng cần kiểm soát số lượng để duy trì ổn định đường huyết.
Trái cây chứa đường tự nhiên và 75-95% là nước, giúp bù nước và cung cấp vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe. Để kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên chọn trái cây có ít đường như táo, cam, chanh, mận, dâu tây và ăn vừa phải các loại trái cây ngọt như vải, xoài, chuối, sầu riêng.
Một số lưu ý:
- Tránh trái cây sấy khô hoặc đóng hộp vì chúng chứa đường cao.
- Không nên ăn trái cây đã quá chín vì khi đó đường trong trái cây tăng lên rất nhiều.
- Nên ăn trái cây vào 2 giờ sau bữa sáng, buổi trưa, hoặc tầm 5 giờ chiều.
>> Xem thêm:
![]() | Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
![]() | Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
TOP 21 Món Ăn Dành Cho Người Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát đường đường huyết hiệu quả? Dưới đây là TOP 21 món ăn dành cho người tiểu đường vừa ngon miệng vừa hỗ trợ ổn định đường huyết.
Cá là món ăn tốt dành cho người tiểu đường
Cá là một trong những thực phẩm hàng đầu khi nghĩ đến “bệnh tiểu đường nên ăn gì”. Với hàm lượng protein cao, ít carbohydrate và giàu omega-3, cá không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi rất tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp giảm cholesterol và chống viêm hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2-3 lần mỗi tuần, ưu tiên chế biến các món hấp, nướng hoặc áp chảo để giữ nguyên dưỡng chất, tránh chiên rán nhiều dầu mỡ.
Vậy nếu bạn đang phân vân bệnh tiểu đường nên ăn gì, hãy thêm cá vào thực đơn hàng tuần để giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và duy trì sức khỏe!
Ăn Trứng tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Trứng là một món ăn tuyệt vời dành cho người tiểu đường nhờ vào hàm lượng protein cao, ít carbohydrate và cholesterol có lợi. Mỗi quả trứng cung cấp khoảng 186mg cholesterol và chỉ 0.5 gram carbohydrate, giúp kiểm soát đường huyết mà không gây tăng đột biến.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên ăn tối đa 3 quả trứng mỗi tuần để kiểm soát cholesterol. Bạn có thể ưu tiên trứng luộc, hấp hoặc salad để giữ nguyên dinh dưỡng và tránh các món chiên nhiều dầu mỡ.

Một thực phẩm quen thuộc nhưng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường là trứng
Các loại rau xanh tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Các loại rau lá xanh (cải xoăn, bắp cải, rau bina và bông cải xanh) là những món ăn tốt cho người bị tiểu đường. Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn rau lá xanh có thể giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, hãy bổ sung ngay rau xanh vào thực đơn hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Đặc biệt, nếu bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường hoặc tiểu đường thuyên giảm, việc thêm nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống là một lựa chọn thông minh để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
> Thông tin hữu ích:
Ăn bông cải xanh tốt cho người tiểu đường
Bông cải xanh là món ăn dành cho người tiểu đường rất tốt nhờ chứa sulforaphane – một hợp chất chống viêm giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ mạch máu. Bông cải xanh chỉ chứa 55 calo và 11 gam carbohydrate, nhưng lại giàu vitamin C và sắt, rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn đang thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì, hãy thêm bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày. Bạn có thể thoải mái đổ đầy nửa đĩa bữa ăn của mình với loại rau bổ dưỡng này.
Người tiểu đường nên ăn gì? Đừng quên bổ sung quế
Quế là món ăn rất tốt dành cho người tiểu đường nhờ khả năng giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quế có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng.
Bạn có thể dễ dàng thêm quế vào chế độ ăn uống bằng cách rắc vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc cà phê. Quế không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn không cần thêm đường hay muối, rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Quế chính là một lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Quế làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn
Hạt chia – thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Người bị tiểu đường nên ăn gì? Việc giảm hoặc kiểm soát cân nặng là một trong những điều tốt nhất có thể làm để cải thiện lượng đường trong máu. Hạt chia có thể giúp bạn thực hiện điều đó. Ngoài việc chứa nhiều chất xơ, hạt chia còn chứa protein và cung cấp 18% lượng canxi khuyến nghị hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường.
Kết hợp hạt chia với sữa không béo hoặc trái cây thái hạt lựu, làm lạnh qua đêm để tạo thành món pudding hạt chia thơm ngon cho bữa sáng. Đây là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường giúp tăng cường dinh dưỡng và duy trì sức khỏe ổn định.
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? Câu trả lời chính là ngũ cốc nguyên hạt – một lựa chọn lành mạnh và bổ dưỡng. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30%.
Một số món ăn dành cho người tiểu đường từ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, kê, Bulgur, kiều mạch, hạt quinoa và bánh mì nguyên hạt. Việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.
> Xem thêm:
- 10+ loại ngũ cốc dành cho người tiểu đường tốt nhất?
Món ăn tốt cho người tiểu đường là hạt lanh
Hạt lanh là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường được khuyến khích nhờ chứa nhiều chất xơ và omega-3, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đặc biệt, hạt lanh còn giúp cải thiện độ nhạy insulin cho những người bị kháng insulin.
Một nghiên cứu cho thấy rằng hạt lanh có thể giảm đến 19,7% lượng đường trong máu lúc đói. Vì vậy, nếu bạn còn phân vân bệnh tiểu đường nên ăn gì, hãy thêm một muỗng canh hạt lanh mỗi ngày để quản lý đường huyết và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Hạt lanh giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Sữa chua ít đường cực tốt cho người bị tiểu đường
Một thực phẩm không thể thiếu khi nhắc đến bệnh tiểu đường nên ăn gì chính là sữa chua ít đường. Với chỉ số GI thấp (33), sữa chua giúp ổn định đường huyết mà không gây tăng đột biến. Đặc biệt, loại sữa chua này có hương vị tự nhiên, không chứa chất làm ngọt nhân tạo, rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Bạn có thể kết hợp sữa chua ít đường với trái cây tươi hoặc hạt chia để tăng cường dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho đường huyết.
> Xem thêm:
- 10+ loại trái cây dành cho người tiểu đường có chỉ số GI thấp?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Giấm táo
Giấm táo là một trong những thực phẩm được sử dụng từ lâu để hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là trong việc quản lý glucose và ổn định đường huyết. Theo một nghiên cứu, việc tiêu thụ hai muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng giảm mồ hôi, hỗ trợ tiêu hóa, chống nhiễm nấm và giảm triệu chứng ợ nóng. Nếu bạn đang tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn gì, giấm táo chắc chắn là một lựa chọn đúng đắn.

Giấm táo giúp điều chỉnh lượng đường trong máu lúc đói
Tỏi – Thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường
Mặc dù nhiều người lo ngại về hơi thở có mùi khi ăn tỏi, nhưng không thể phủ nhận rằng tỏi là một trong những món ăn tốt cho người tiểu đường. Chiết xuất tỏi đã được chứng minh là giúp tăng mức độ insulin, từ đó giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Người bị tiểu đường có thể thêm tỏi vào các món ăn như một loại gia vị hoặc ăn sống để tận dụng tối đa lợi ích.
> Xem Thêm:
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Bổ sung thêm các loại bí
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Các loại bí là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường nhờ chứa rất ít calo và có chỉ số GI thấp, giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Đặc biệt, bí ngô và bí đao đều giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ mạch máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy polysaccharids từ bí ngô giúp cải thiện khả năng dung nạp insulin và giảm đường huyết đáng kể. Ngoài ra, nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bí đao có tác dụng giảm đường huyết ở những người bệnh tiểu đường nghiêm trọng.
Vì vậy, đừng quên bổ sung bí ngô và bí đao vào thực đơn món ăn dành cho người tiểu đường!

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Bí ngô giúp giảm đường huyết rất tốt
Dầu oliu nguyên chất giúp ích cho bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn những gì? Dầu ô liu nguyên chất chính là một trong những món ăn tốt dành cho người tiểu đường được khuyến nghị. Mặc dù chất béo trong dầu ô liu có nhiều calo hơn carbohydrate, nhưng nó giúp no lâu, ổn định đường huyết và giảm thiểu lượng đường trong máu tăng đột biến.
Ngoài ra, dầu ô liu còn hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A và vitamin E, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Món ăn từ Khổ qua tốt cho sức khỏe người tiểu đường
Khổ qua (hay mướp đắng) là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường rất tốt. Khổ qua chứa hoạt chất charantin và glycosid steroid, giúp điều chỉnh lượng đường glucose trong máu và hormone insulin, hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả.
Khổ qua cũng thúc đẩy tiết insulin, giúp tăng khả năng hấp thu đường glucose vào tế bào và ngăn ngừa gan tiết quá nhiều glucose. Tiêu thụ khổ qua đều đặn giúp duy trì tế bào khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
> Xem Thêm:
- Ăn gì để hạ đường huyết nhanh chóng? 18 thực phẩm giúp hạ đường huyết
- Người tiểu đường không nên ăn gì?
Nghệ tốt cho người tiểu đường
Nghệ là một gia vị tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường nhờ chứa curcumin, một chất có tác dụng bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa tiền tiểu đường chuyển thành bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn bệnh tiểu đường nên ăn gì, nghệ chính là lựa chọn phù hợp. Curcumin cũng giúp cải thiện nhạy cảm với insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn hoặc uống trà nghệ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Các loại Đậu – thực phẩm giúp ích cho người tiểu đường
Đậu lăng, đậu pinto, đậu đen và garbanzo là những thực phẩm không thể thiếu khi tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn gì. Các loại đậu này có chỉ số đường huyết thấp, giúp giải phóng carbohydrate dần dần, từ đó ít gây tăng đột biến đường huyết.
Một nghiên cứu cho thấy ăn một cốc đậu hàng ngày trong ba tháng có thể giảm HbA1c xuống một nửa, cải thiện kiểm soát đường huyết lâu dài.
Vì vậy, đừng quên bổ sung các loại đậu vào thực đơn món ăn dành cho người tiểu đường để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe.
> Tham khảo thông tin:
- 5+ Triệu chứng, dấu hiệu tiểu đường dễ nhận biết
- Các loại cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả, an toàn

Các loại đậu là thực phẩm luôn nằm trong thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì
Dâu tây – Loại trái cây tốt cho người tiểu đường
Dâu tây là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn băn khoăn bệnh tiểu đường nên ăn gì. Dâu tây có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện insulin và chứa rất ít đường, phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường.
Loại quả này cũng rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, mangan, kali, và các chất chống oxy hóa như anthocyanins và polyphenol. Giúp giảm cholesterol, ổn định đường huyết và phòng ngừa nguy cơ tim mạch cho người bệnh tiểu đường.
Cách Chế Biến Món Ăn Dành Cho Người Tiểu Đường Ngon Miệng, Hiệu Quả
Khi cơ thể đã quen với chế độ dinh dưỡng hợp lý từ các món ăn dành cho người tiểu đường, việc thực hiện chế độ ăn kiêng có thể khiến bạn cảm thấy thèm ăn. Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng và phù hợp cho người bệnh tiểu đường:
Trai, sò huyết luộc – Món ăn tốt cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Trai và sò huyết là thực phẩm hải sản có tính ngọt tự nhiên, rất thích hợp cho người bị tiểu đường. Món ăn này không chỉ giúp bổ âm, thanh nhiệt mà còn hỗ trợ lợi tiểu, bảo vệ sức khỏe tổng thể và đặc biệt là giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 500g – 1kg trai, sò huyết tươi
- 3 – 4 thanh xả (cắt khúc khoảng 6cm)
- Ớt tươi (dùng để ngâm, làm sạch trai, sò huyết và nêm nếm)
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (nêm tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Sơ chế trai, sò huyết bằng cách rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài.
- Ngâm trai, sò huyết trong nước với ớt tươi từ 30 – 60 phút để sò nhả cát và sạn.
- Sau khi đã sơ chế xong, cho sò vào nồi và thêm nước vừa đủ, sau đó luộc trong khoảng 15-20 phút. Khi sò mở miệng là đã chín.
- Đập dập phần xả còn lại và cho vào nồi để tăng thêm mùi thơm. Nêm gia vị cho vừa ăn với đường ăn kiêng, nước mắm và hạt nêm.
- Thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng.

Trai sò huyết luộc là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường
Trai, sò huyết là những nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm. Cách chế biến món trai, sò huyết luộc này cũng dễ dàng, đơn giản và là một trong những món ăn dành cho người tiểu đường vừa ngon miệng lại giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Giá đỗ xào (giá xào) – Món ăn giải khát, bổ dưỡng cho người tiểu đường
Giá đỗ là nguyên liệu có tính mát, dễ tìm mua và có giá thành rẻ. Khi chế biến, giá đỗ trở thành món ăn dành cho người tiểu đường hấp dẫn, bổ dưỡng. Món ăn này đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường, giúp giải khát, cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là cho những người gầy yếu và suy nhược.
Nguyên liệu:
- 300g – 500g giá đỗ tươi
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (nêm tùy khẩu vị)
- Tỏi băm, dầu ăn
Cách làm:
- Rửa sạch giá đỗ dưới nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn.
- Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào, sau đó phi thơm tỏi băm.
- Cho giá đỗ vào chảo và xào qua, không xào quá lâu để giá giữ độ giòn.
- Thêm gia vị như đường ăn kiêng, nước mắm, và hạt nêm vào (nêm nếm vừa ăn), xào đều cho gia vị ngấm vào giá đỗ.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Món giá đỗ xào là món ăn dễ chế biến, giúp ổn định đường huyết và cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể, rất phù hợp với những ai đang tìm kiếm món ăn dành cho người tiểu đường.
>> Tìm đọc ngay: Phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non

Món giá đỗ xào dành cho người tiểu đường
Khổ qua xào đậu – Món ăn lý tưởng cho người bị tiểu đường
Khổ qua xào đậu là món ăn cực kỳ tốt cho người tiểu đường. Khổ qua là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng, đặc biệt là khổ qua rừng, vì loại này có lượng đắng cao, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và ổn định.
Nguyên liệu:
- 500g khổ qua rừng tươi
- 2 – 3 miếng đậu hũ chiên
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (nêm tùy khẩu vị)
- Tỏi băm, dầu ăn
Cách làm:
- Sơ chế khổ qua sạch sau đó bào mỏng khổ qua cho dễ chín.
- Đậu hũ cắt miếng vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo nóng sau đó phi tỏi băm cho thơm.
- Cho phần khổ qua vào xào cùng với dầu ăn.
- Vặn lửa nhỏ để khổ qua giữ được độ giòn.
- Xào cho đến khi khổ qua chuyển sang màu đậm hơn và cho đậu hũ vào.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Khổ qua xào đậu là món ăn vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng, rất phù hợp cho thực đơn món ăn dành cho người tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Món khổ qua xào đậu cho người tiểu đường
Mướp đắng xào thịt nạc – Món ăn hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Mướp đắng (khổ qua trái lớn) có vị đắng đặc trưng và là một món ăn rất tốt cho người tiểu đường. Mướp đắng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và là món ăn lý tưởng cho những bệnh nhân bị tiểu đường, chảy máu cam, hay đau mắt đỏ…
Nguyên liệu:
- 500g mướp đắng tươi
- 300g thịt nạc
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (nêm tùy khẩu vị)
- Tỏi băm, dầu ăn
Cách làm:
- Sơ chế sạch mướp đắng và thái mỏng.
- Rửa sạch thịt nạc và thái miếng vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo nóng, phi tỏi băm cho thơm.
- Xào chín phần thịt nạc, sau đó cho mướp đắng vào.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Mướp đắng xào thịt nạc là món ăn lý tưởng cho người tiểu đường khi không biết bệnh tiểu đường nên ăn gì. Món ăn này không chỉ dễ chế biến mà còn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Món thị xào khổ qua dành cho người tiểu đường
Tim lợn tiềm ngọc trúc – Bài thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ngọc trúc là một loại dược liệu trong Đông Y với nhiều công dụng, từ rễ, thân đến lá đều có thể sử dụng. Đặc biệt, món tim lợn tiềm ngọc trúc là một trong những món ăn rất tốt cho người tiểu đường nhờ công dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn món này ít nhất 1 lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe và duy trì mức đường huyết ổn định.
Nguyên liệu:
- 300g thân ngọc trúc (có thể mua ở các nhà thuốc Đông Y)
- 300g tim lợn
- 5g gừng tươi
- 5g hành lá
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (nêm tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Rửa sạch tim lợn và luộc sơ qua nước sôi để dễ thái.
- Đun ngọc trúc lấy nước.
- Ướp tim lợn với gừng và hành đã luộc chín.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun với nước lọc từ ngọc trúc.
- Tắt bếp và thưởng thức. Bạn có thể nêm thêm gia vị như món soup.
Tim lợn tiềm ngọc trúc là món ăn bổ dưỡng dành cho người tiểu đường. GIúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe ổn định.

Món tim lợn tiềm ngọc trúc dành cho người tiểu đường
Thịt heo xào cần tây – Món ăn ngon và bổ dưỡng cho người tiểu đường
Cần tây không chỉ là một món ăn phổ biến trong chế độ giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Với hàm lượng carb thấp, ít calo và giàu vitamin, cần tây là một lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn món ăn dành cho người tiểu đường.
Món thịt heo xào cần tây giúp giảm cholesterol, giảm viêm, cải thiện huyết áp, bảo vệ gan, kháng viêm, lợi tiểu, giải độc và nhiều công dụng khác, làm cho nó trở thành một bài thuốc tự nhiên cho người tiểu đường. Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Món thịt heo xào cần tây sẽ là món ăn lý tưởng giúp kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe tổng thể.
Nguyên liệu:
- 100g thịt heo
- 50g cần tây
- 1/3 củ hành tây
- 1 muỗng canh tỏi băm
- 1 muỗng canh hành tím băm
- 1 muỗng canh tương ớt
- 1 muỗng canh nước tương
- 1/2 muỗng canh dầu hào
- 2 muỗng canh dầu ăn
- Gia vị: muối, đường ăn kiêng, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay
Cách làm:
- Sơ chế thịt heo và thái mỏng.
- Rửa sạch cần tây và thái thành khúc dài khoảng 4cm.
- Cho dầu vào chảo nóng, phi hành cho thơm.
- Cho thịt heo vào chảo, xào cho đến khi chín.
- Thêm cần tây vào, đảo đều cho đến khi chín.
- Nêm gia vị cho vừa ăn và thưởng thức.
>> Tìm đọc ngay: 5 thực phẩm giúp giảm béo bụng siêu tốc!

Món thịt heo xào cần tây cho người tiểu đường
Ốc bươu củ chuối – Món ăn dân gian bổ dưỡng cho người tiểu đường
Ốc bươu củ chuối là một bài thuốc dân gian trong Đông Y, được biết đến với công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp duy trì sức khỏe ổn định cho người bệnh tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 5 con ốc bươu
- 200g thịt ba chỉ
- Đậu phụ rán
- 2-3 quả củ chuối hột (chuối non)
- Nghệ giã vắt nước
- Gia vị cho người ăn kiêng: đường ăn kiêng, nước mắm, hạt nêm (tùy chỉnh theo khẩu vị)
Cách làm:
- Ngâm ốc bươu qua nước nấu cơm qua đêm (có thể thay bằng nước cháo loãng).
- Thái mỏng thịt ba chỉ, rửa sạch và ướp cùng nước nghệ.
- Thái chuối non vừa ăn và ngâm qua nước để bớt nhựa.
- Cho tất cả nguyên liệu vào ninh cho đến khi chín.
- Nêm gia vị cho vừa ăn và thưởng thức.
Ốc bươu củ chuối là món ăn dễ chế biến, bổ dưỡng và rất phù hợp cho những ai đang tìm kiếm các món ăn dành cho người tiểu đường giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Món ốc bươu củ chuối dành cho người tiểu đường
Canh cải xoong nấu với tôm – Món ăn giúp kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường
Cải xoong chứa quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do và ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Canh cải xoong nấu với tôm là một món ăn dễ chế biến, bổ dưỡng, rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 200g tôm tươi
- 300g cải xoong
- 2 củ hành tím băm nhỏ
- ½ muỗng canh dầu ăn
- Gia vị: muối, đường ăn kiêng, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay
Cách làm:
- Rửa sạch tôm và lột vỏ.
- Rửa sạch cải xoong và cắt khúc vừa ăn.
- Ướp tôm với hành tím, nêm muối và hạt nêm, để thấm vị trong khoảng 20 phút.
- Giã tôm hoặc giữ nguyên con tùy khẩu vị.
- Nấu nước sôi, thả tôm vào, sau đó cho cải xoong vào.
- Tắt bếp, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
Canh cải xoong nấu với tôm là một món ăn thanh mát, đầy đủ dinh dưỡng, rất phù hợp với người bị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe.

Món canh cải xoong nấu với tôm cho người tiểu đường
Salad tươi mát cho người tiểu đường
Salad là món ăn dễ làm, hấp dẫn và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu mà vẫn đảm bảo kiểm soát đường huyết. Món ăn này không chỉ kích thích thị giác mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu:
- 300g dưa chuột
- 1 quả cà chua
- 6 lá xà lách xoăn
- Rau mùi, ớt, tỏi
- Gia vị: giấm, đường ăn kiêng, dầu oliu, muối
Cách làm:
- Rửa sạch rau và quả để chuẩn bị sơ chế.
- Cắt dưa chuột theo lát chéo vừa ăn.
- Thái mỏng cà chua và xà lách xoăn cắt vừa ăn.
- Thái nhỏ rau mùi, ớt và tỏi.
- Pha nước trộn salad: Trộn ½ muỗng muối, ớt giã nhuyễn, 1 thìa cà phê dầu oliu, 1 thìa đường ăn kiêng, 6 muỗng cà phê giấm.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu vào tô lớn.
Salad cho người tiểu đường giúp cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, là lựa chọn tuyệt vời trong chế độ ăn uống hàng ngày, vừa ngon miệng vừa hỗ trợ ổn định đường huyết.
>> Xem Thêm:
- Các cách làm salad cho người tiểu đường thơm ngon, bổ dưỡng!

Món salad dành cho người tiểu đường
Lời Khuyên Xây Dựng Thực Đơn Món Ăn Tốt Cho Người Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường ăn gì là câu hỏi quan trọng khi xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh lý tiểu đường sẽ phát triển thành các biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng nếu không có biện pháp ngăn chặn và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể được kiểm soát hiệu quả nếu biết cách đo lường và cân bằng lượng carb nạp vào cơ thể.
Trước khi bắt tay vào việc kiểm soát đường huyết, việc lập kế hoạch thực đơn là rất quan trọng để đảm bảo các món ăn dành cho người tiểu đường phù hợp, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn các món ăn dành cho người tiểu đường
Dưới đây là những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường:
Ăn đủ bữa tốt cho người tiểu đường
Khi tìm hiểu bệnh tiểu đường ăn gì, nhiều người mới phát hiện có xu hướng nhịn ăn để giảm đường huyết, nhưng đây không phải là phương pháp bác sĩ khuyến cáo. Việc bỏ bữa có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn bù, làm khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bạn nên ăn đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Các món ăn dành cho người tiểu đường cần giúp duy trì năng lượng ổn định, giảm cảm giác thèm ăn không kiểm soát, và ngăn ngừa tình trạng tăng đột ngột đường huyết. Việc ăn uống đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn sẽ hỗ trợ bạn trong việc duy trì đường huyết ổn định và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Người bệnh tiểu đường nên ăn đủ bữa mỗi ngày
Hạn chế nạp gia vị đường, muối và những chất béo bão hòa
Khi xây dựng món ăn dành cho người tiểu đường, một yếu tố quan trọng là hạn chế muối. Thực tế, một người trưởng thành cần tiêu thụ từ 1500 – 2300mg muối mỗi ngày, nhưng đối với người bệnh tiểu đường, lượng muối trong bữa ăn tiểu đường cần phải được giảm xuống. Điều này giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch.

Những nhóm thức ăn cần thiết cho người tiểu đường
Ngoài ra, thay chất béo bão hòa (có trong mỡ động vật và thực phẩm chế biến sẵn) bằng chất béo không bão hòa từ bơ, các loại hạt, và cá là cách hiệu quả để bảo vệ tim mạch và duy trì sức khỏe tổng thể. Cũng cần thay thế đường tinh luyện bằng đường ăn kiêng, nhưng phải sử dụng hợp lý và không vượt quá mức khuyến cáo, giúp kiểm soát tốt đường huyết mà không gây tăng đột ngột.
>> Xem thêm:
Ăn uống kèm theo chế độ tập luyện thể dục thể thao
Đối với người mắc tiểu đường, việc kết hợp ăn uống khoa học với tập luyện thể dục là chìa khóa giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người tiểu đường nên ăn gì, tập luyện ra sao? Với người tiểu đường ở giai đoạn nặng, cần lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tránh tổn thương cơ thể, trong khi người mới mắc có thể tập luyện thoải mái hơn nhưng không nên lạm dụng.

Người tiểu đường nên ăn uống kèm theo chế độ tập luyện thể dục thể thao
Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, với các món ăn tốt cho người tiểu đường, kết hợp với tập luyện phù hợp, sẽ giúp người bệnh duy trì năng lượng ổn định, kiểm soát cân nặng, và giảm căng thẳng hiệu quả.
>> Xem Thêm:
Nạp vào cơ thể đủ lượng nước cho mỗi ngày
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là với người mắc tiểu đường. Việc uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp thải độc hiệu quả. Đối với người tiểu đường, nước còn giúp duy trì đường huyết ổn định, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ cơ thể hoạt động tối ưu.

Nạp đầy đủ lượng nước vào cơ thể mỗi ngày cho người tiểu đường
Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc trang bị cho mình một chiếc máy đo đường huyết là điều cần thiết với người bệnh tiểu đường. Với một chiếc máy đo đường huyết chất lượng, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi mức đường huyết ngay tại nhà, từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Một máy đo chính xác sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc quản lý bệnh và duy trì sức khỏe lâu dài.
![]() | Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
![]() | Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Trên đây là Top 21 món ăn dành cho người tiểu đường được nhiều người tin dùng và chế biến. Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn giúp cung cấp đầy đủ nhóm thực phẩm, duy trì sức khỏe và ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Với những chia sẻ về bệnh tiểu đường nên ăn gì, sieuthiyte.com.vn hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để dễ dàng thực hiện các món ăn bổ dưỡng và an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc theo dõi đường huyết định kỳ bằng máy đo đường huyết cũng là điều cần thiết để đảm bảo kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy đo đường huyết chất lượng và chính hãng để hỗ trợ việc kiểm tra sức khỏe ngay tại nhà, đừng ngần ngại liên hệ Siêu Thị Y Tế. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, giúp bạn kiểm soát mức đường huyết và duy trì sức khỏe tốt nhất.