Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không?

2384

Bệnh nhân tiểu đường khi tìm kiếm chất làm ngọt không làm tăng lượng đường trong máu có thể sẽ thắc mắc không biết tiểu đường có uống được mật ong không và liệu mật ong có tốt cho người tiểu đường hay không. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, Siêu Thị Y Tế sẽ đưa ra câu trả lời trong bài viết sau.

Công dụng của mật ong đối với sức khỏe

Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên do ong mật tạo ra từ mật hoa. Một muỗng canh (khoảng 21g) mật ong chứa: 64 calo, 17 g carbohydrate, 0,06 g protein và 0% chất béo, chỉ số đường huyết (GI) là 58 (thấp hơn đường tinh luyện có chỉ số GI là 60). 

Các thành phần khác của mật ong là protein, axit amin, polyphenol, vitamin, khoáng chất và enzym (invertase, diastase và glucose oxidase) giúp tiêu hóa và phá vỡ carbohydrate thành các loại đường đơn giản.

Mật ong cũng có các chất dinh dưỡng như canxi, đồng, sắt, florua, magiê, mangan, natri, selen, kẽm, lưu huỳnh,… Các chất dinh dưỡng như choline, cần thiết cho chức năng não và tim mạch, và acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh cũng có trong mật ong.

Nhiều nghiên cứu cho biết mật ong có tác dụng trị ho hiệu quả, ngăn ngừa táo bón, giảm nhiệt miệng, giải rượu (khi dùng chung với chanh). Dùng một muỗng mật ong một ngày giúp cơ thể tiếp thêm dưỡng chất cần thiết. Đối với công dụng làm đẹp, mật ong có thể kết hợp với bơ dùng làm mặt nạ dưỡng trắng da rất tốt.

Với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, liệu người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không? Phần tiếp theo của bài viết sẽ đưa ra câu trả lời.

Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên có tác dụng trị ho, ngăn ngừa táo bón, giảm nhiệt miệng

Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên có tác dụng trị ho, ngăn ngừa táo bón, giảm nhiệt miệng

Người bị bệnh tiểu đường có uống được mật ong không?

Mật ong có tốt cho người tiểu đường không? Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên và được coi là một chất thay thế lành mạnh hơn cho đường thông thường. Do lượng carbohydrate ít hơn trong mật ong nên tác động của nó đối với lượng đường trong máu của một người tốt hơn một chút so với đường. Ngoài ra, mật ong dễ tiêu hóa hơn so với đường và hoạt động tốt trong việc duy trì mức độ trao đổi chất cao.

Cơ thể của mỗi người mắc bệnh tiểu đường phản ứng khác nhau với các nhóm thực phẩm khác nhau và do đó, việc tiêu thụ mật ong hoàn toàn phụ thuộc vào lượng đường và carbohydrate mà cơ thể họ cần hàng ngày để có thể hoạt động tốt và bình thường. Mật ong so với đường trắng đòi hỏi mức insulin thấp hơn và không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như trong trường hợp tiêu thụ đường trắng. 

Người bị tiểu đường có uống được mật ong không? Câu trả lời là , nhưng cũng như với bất kỳ nguồn carbohydrate nào (kể cả đường ăn), bạn cần theo dõi khẩu phần của mình và đếm lượng carb đó. Một lợi thế của việc sử dụng mật ong thay vì đường là hương vị của mật ong rõ rệt và đậm đặc hơn so với đường. Điều này có nghĩa là bạn có thể thấy rằng bạn có thể sử dụng ít hơn cho cùng một mức độ ngọt.

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ tiểu đường có uống mật ong được không và tò mò về việc sử dụng mật ong cũng như tác động của nó đối với lượng glucose, cách tốt nhất là kiểm tra lượng đường trong máu khoảng hai giờ sau khi uống mật ong.

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không? Câu trả lời là có

Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không? Câu trả lời là có

Cách dùng mật ong cho người tiểu đường

Trên đây là giải đáp tiểu đường có uống được mật ong không. Để giúp bạn tiêu thụ mật ong vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, dưới đây là một số cách dùng mật ong cho người tiểu đường:

Người tiểu đường có uống được mật ong không? Hãy thử công thức mật ong và sữa chua

Thành phần: 1/2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng canh sữa chua nguyên chất

Trộn đều các nguyên liệu và uống hỗn hợp này vào buổi sáng khi bụng đói. Duy trì uống mật ong và sữa chua mỗi ngày trong một tháng sẽ giúp lượng đường trong máu giảm dần.

Tiểu đường có uống được mật ong không? Mật ong và quế là một thức uống ngon

Thành phần: 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê bột quế, 250ml nước sôi.

Lấy một ít quế nghiền thành bột mịn và thêm quế đã xay vào một cốc nước sôi. Khuấy cho đến khi gia vị hòa tan hoàn toàn trong nước. Đậy nắp kín và để sang một bên trong khoảng nửa giờ. Sau đó thêm mật ong vào hỗn hợp chất lỏng và khuấy đều.

Uống hỗn hợp này mỗi sáng khi bụng đói trong hai tuần để có kết quả tốt hơn.

Tiểu đường có uống được mật ong không? Mật ong và quế là một thức uống ngon

Tiểu đường có uống được mật ong không? Mật ong và quế là một thức uống ngon

Bệnh nhân tiểu đường có uống được mật ong không? Uống trà mật ong, gừng và chanh

Thành phần: Vài lát gừng, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong, 1/2 muỗng cà phê lá chè, 4 chén nước.

Chuẩn bị một nồi nhỏ, thêm gừng, lá trà và nước. Để hỗn hợp sôi trên lửa nhỏ trong 5 đến 10 phút. Sau khi đun sôi, bắc ra khỏi bếp, thêm nước cốt chanh vào và khuấy đều. Thêm mật ong vào hỗn hợp trước khi dùng và thưởng thức.

Uống trà mật ong, gừng và chanh tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Uống trà mật ong, gừng và chanh tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Hỗn hợp mật ong, húng quế, neem và nghệ

Hỗn hợp này có thể có vị hơi đắng nhưng những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại có thể giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.

Thành phần: 1 thìa mật ong, 3 muỗng canh bột húng quế khô, 3 muỗng canh bột neem khô, 3 muỗng canh bột nghệ.

Trộn tất cả mọi thứ lại với nhau trong một cái bát. Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (bạn có thể bảo quản hỗn hợp này đến 1 tuần). Vào buổi sáng, lấy một muỗng canh hỗn hợp này và trộn một muỗng cà phê mật ong (để có hương vị thơm ngon hơn) và uống khi bụng đói, duy trì uống trong một tháng.

Mật ong với trà xanh

Bệnh nhân tiểu đường có uống được mật ong không? Trà xanh và mật ong là cho một lựa chọn trà tốt cho sức khỏe của người tiểu đường.

Thành phần: 2 cốc nước, 1 túi trà xanh, 1 muỗng cà phê mật ong.

Đun sôi nước trong nồi nhỏ. Đặt túi trà xanh và ngâm trong nước 2-3 phút, khuấy trong một muỗng cà phê mật ong. Uống khi trà còn nóng.

>> Bên cạnh mật ong, bạn có thể sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Trà xanh và mật ong là cho một lựa chọn trà tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Trà xanh và mật ong là cho một lựa chọn trà tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Những lưu ý khi người tiểu đường sử dụng mật ong

  • Do mật ong tạo cảm giác ngọt gấp nhiều lần so với đường nên nếu bạn sử dụng vào trà, sữa chua,… thì chỉ cần một lượng nhỏ đã đạt được độ ngọt như ý.
  • Tiêu thụ quá nhiều mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Mật ong hoặc các chế phẩm từ mật ong có thể được tiêu thụ hai lần hoặc ba lần một ngày. Tuy nhiên, giới hạn tổng lượng tiêu thụ hàng ngày ở mức 10-12 g.
Mật ong có thể được tiêu thụ hai lần hoặc ba lần một ngày ở mức 10-12 g

Mật ong có thể được tiêu thụ hai lần hoặc ba lần một ngày ở mức 10-12 g

  • Khi mua mật ong, hãy chắc chắn rằng mật ong là thành phần duy nhất được liệt kê trong sản phẩm, không thêm đường.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thay kỳ có thể bị co tư cung, ảnh hưởng đến em bé nếu dùng mật ong.
  • Người mắc chứng rối loạn đường ruột sẽ dễ bị táo bón, đi ngoài khi uống mật ong.
  • Người bị bệnh huyết áp thấp có thể bị tuột huyết áp hơn nữa vì trong mật ong có chứa Acetylcholine.

Mua ngay máy thử đường huyết để có thể chủ động theo dõi các chỉ số đường huyết đơn giản, chính xác tại nhà

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bài viết từ Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn biết được “Bệnh nhân tiểu đường có uống được mật ong không?”. Chúng tôi hy vọng qua đây bạn sẽ biết cách sử dụng mật ong đúng cách để không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.