Chanh là loại trái cây phổ biến có vị chua đặc biệt, mùi thơm đặc trưng và được chế biến trong nhiều món ăn, thức uống. Nhưng liệu bạn đã biết chanh có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Công dụng của chanh rất đa dạng với nhiều lợi ích cho tim mạch, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, thận, làn da,… Tìm hiểu ngay bạn nhé!
Các chất dinh dưỡng có trong quả chanh
Chanh là loại trái cây ít calo, ít chất béo và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả chanh sống chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 18,8
- Chất đạm: 0,72 gram (g)
- Chất béo: 0,2g
- Carbohydrate: 6,1g
- Chất xơ: 1,8g
- Đường: 1,6g
- Canxi: 16,9mg
- Sắt: 0,39mg
- Kali: 89,7 miligam (mg)
- Natri: 1,3 mg
Chanh có tác dụng gì đối với cơ thể?
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào. Nghiên cứu cho thấy hai chất dinh dưỡng này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, một lượng chất xơ có trong chanh cũng làm giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa sỏi thận
Quả chanh có tác dụng gì? Quả chanh có vị chua là do lượng axit citric dồi dào. Một số nghiên cứu cho thấy axit xitric có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Axit citric trong chanh làm tăng citrate trong nước tiểu và liên kết các tinh thể canxi oxalate, quá trình sẽ ngăn ngừa sỏi thận hình thành.
Chống lại bệnh thiếu máu
Mặc dù chanh chứa ít sắt nhưng hàm lượng vitamin C và axit citric sẽ cải thiện sự hấp thụ sắt của cơ thể, đặc biệt là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Duy trì lượng sắt thích hợp giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tình trạng số lượng hồng cầu thấp hơn mức trung bình, thường là do thiếu sắt.
Giảm nguy cơ ung thư
Chanh là nguồn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp chống lại các căn bệnh chết người như ung thư. Hợp chất có trong chanh gồm limonene và naringenin có đặc tính chống ung thư. Ngoài ra, chất chống oxy hóa quercetin cũng có làm chậm hoạt động và sự sinh sôi của một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, thận, buồng trứng,…
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Chanh chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan giúp duy trì nhu động ruột đều đặn và cũng cải thiện tiêu hóa. Chất xơ chính có trong chanh có tên là pectin giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách tăng tốc độ tiêu hóa tinh bột và đường.
Tác dụng của chanh pha nước ấm đã được chứng minh là giúp khởi động quá trình tiêu hóa, thúc đẩy xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Một quả chanh có thể cung cấp khoảng một nửa lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, góp phần bảo vệ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chanh cũng chứa flavonoid – chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do, chống viêm, làm giảm nguy cơ mắc bệnh não và các bệnh thoái hóa khác.
Giảm cân
Trong chanh có chứa một hợp chất gọi là pectin. Đây là chất xơ khiến bạn cảm thấy no nhanh và lâu hơn. Điều này sẽ ngăn bạn ăn vặt những thực phẩm không lành mạnh dẫn đến tăng cân. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa có trong chanh cũng giúp kiểm soát cân nặng.
Tốt cho làn da
Chanh có tác dụng gì với da? Vitamin C dồi dào trong chanh giúp ngăn lão hóa, sản sinh pro-collagen giúp giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Do đó nếu muốn da mịn màng, khỏe mạnh hơn thì bạn đừng quên bổ sung thêm chanh và các loại trái cây họ cam quýt khác vào chế độ ăn uống của mình nhé.
Chống viêm, chống nhiễm trùng
Chanh có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Các hợp chất thực vật trong nước chanh có thể ức chế sự phát triển một số loại vi khuẩn gây viêm phổi và nhiễm trùng máu. Flavonoid có nhiều trong chanh là chất chống oxy có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng cơ thể hiệu quả.
Thải độc cho cơ thể
Chanh có tác dụng gì? Có lẽ thải độc cơ thể là công dụng được nhiều người biết đến nhất của chanh. Mỗi sáng sớm bạn nên uống 1 ly nước chanh mật ong ấm để thanh lọc cơ thể, giải độc gan và ngăn táo bón rất tốt. Bạn chỉ cần pha 3 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng mật ong vào 1 ly nước ấm rồi khuấy đều, uống hết khi còn ấm.
Giảm mỡ máu
Chanh chứa hai hợp chất thực vật là hesperidin và diosmin được biết là có tác dụng làm giảm cholesterol. Đồng thời, chất xơ hòa tan trong chanh có khả năng giúp máu không hấp thụ nhiều cholesterol và đường. Điều này giúp giữ cho cholesterol và cả đường huyết luôn được ổn định. Khi 2 yếu tố này được kiểm soát, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng sẽ thuyên giảm theo.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Vitamin C là một loại vitamin cần thiết cho răng và nướu. Bệnh scorbut là một căn bệnh do thiếu vitamin C dẫn đến sưng nướu, chảy máu nướu răng,… Theo đó, chanh lại là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và có tác dụng giảm đau khi bôi trực tiếp lên những vùng bị đau răng. Ngoài ra, uống nước chanh cũng cũng có thể giúp giảm viêm, giảm đau răng.
Cách sử dụng chanh đúng để tránh các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể
Bên cạnh việc tìm hiểu chanh có tác dụng gì, để đảm bảo sức khỏe khi tiêu thụ chanh thì bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây trong cách sử dụng chanh:
- Axit trong chanh rất lớn, do đó bạn không nên uống chanh khi bụng đói để tránh gây hại cho dạ dày. Tốt nhất bạn hãy đợi ăn sáng xong khoảng 30 phút để uống nước chanh.
- Không uống trực tiếp nước cốt chanh vì nồng độ axit cao. Bạn hãy pha loãng nước cốt chanh với nước, tỷ lệ gợi ý là 1 quả chanh cho 1 lít nước.
- Chanh có thể tương tác với một số loại thuốc vì hợp chất flavonoid. Chất chống oxy hóa flavonoid có thể cản trở quá trình chuyển hóa ở gan, vô tình làm giảm tác dụng của thuốc và biến thuốc thành “thành phần gây độc”. Do đó, bạn tuyệt đối không uống nước chanh cùng thuốc.
- Để tránh làm mòn men răng, gây sâu răng hoặc dẫn đến loét dạ dày, trào ngược dạ dày thì bạn không nên tiêu thụ chanh quá nhiều.
Bài viết trên Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chanh có tác dụng gì cùng những lưu ý trong cách sử dụng chanh để bảo vệ sức khỏe. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog!
Nguồn tham khảo: webmd.com, pharmeasy.in
Xem thêm: