Tinh dầu tràm nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả công dụng chữa ngạt mũi. Nhưng liệu chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có an toàn và hiệu quả không? Bài viết chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và gợi ý đến bạn 5 cách dùng dầu tràm chữa ngạt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh cùng những lưu ý khi áp dụng phương pháp này.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có tốt không?
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ phần lá, cành và thân của cây tràm. Loại tinh dầu này có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp chống lại vi khuẩn, vi rút và nấm có thể gây tắc nghẽn xoang mũi.
Theo Đông y, lá tràm có vị cay và tính ấm có công dụng tiêu đờm, giảm thống, khu phong nên được nhiều người sử dụng để chữa sổ mũi, ngạt mũi vô cùng hiệu quả. Tinh dầu tràm có hơi ấm tự nhiên nên cũng có thể làm ấm cơ thể, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm cúm.
Còn y học hiện đại cho biết, tinh dầu tràm có chứa hai hoạt chất hóa học α-Terpineol và eucalyptol có khả năng chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh nhờ α-Terpineol giúp kháng nấm và kháng khuẩn, còn eucalyptol giúp tiêu đờm, làm loãng chất nhầy ở mũi.
5 Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Massage cho bé bằng dầu tràm
Cách đầu tiên và đơn giản nhất để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm là massage. Mẹ lấy một ít dầu tràm, xoa vào lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vùng thái dương, cổ và vùng ngực của bé. Đặc biệt là ở lòng bàn chân, mẹ cần massage lâu hơn vì đây là vị trí dễ lạnh nhất trên cơ thể của bé, massage chân giúp giữ ấm cơ thể cho bé rất tốt, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hô hấp như ngạt mũi.
Thoa dầu tràm vào gối hoặc khăn của bé
Mùi hương dầu tràm rất dễ chịu, khi đi vào bên trong khoang mũi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm loãng chất nhầy, thông mũi để bé không còn ngạt mũi khó chịu nữa. Từ đó các cơn cảm cúm, cảm lạnh cũng sớm phục hồi hơn. Vậy nên để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm, mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu tràm vào gối nằm hoặc khăn quấn cổ cho bé. Khi bé ngửi thấy hương thơm thoang thoảng của dầu tràm sẽ mau chóng hết ngạt mũi.
Thêm dầu tràm vào máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm có thể phân tán tinh dầu trong không khí, giúp người bệnh có thể hít thở mùi thơm tinh dầu để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm hiệu quả là thêm vài giọt dầu tràm vào máy tạo độ ẩm, sau đó máy sẽ khuếch tán hương thơm khắp phòng, lan tỏa đặc tính kháng khuấn trong không khí để loại bỏ tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp không gian thoáng mát và sạch sẽ hơn.
Ngoài ra, khi bé được hít thở không khí trong lành với hương thơm từ tinh dầu tràm, khoang mũi sẽ được làm thông một cách tự nhiên, từ đó bé sẽ giảm nhanh ngạt mũi.
Chườm ấm bằng dầu tràm
Mẹ có thể chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm rất đơn giản bằng cách thêm một vài giọt dầu tràm vào một cái khăn và đặt lên vùng trán, cổ hoặc ngực cho bé. Lưu ý là mẹ nên dùng khăm ấm để chườm, cách này giúp loại bỏ tắc nghẽn, giảm ngạt mũi và giữ ấm cơ thể cho bé.
Thêm dầu tràm vào nước tắm
Thêm một vài giọt tinh dầu tràm vào bồn nước ấm để tắm có thể giúp bé giảm khó chịu, thư giãn cơ thể và giảm nghẹt mũi hiệu quả. Khi tắm mẹ cần cẩn thận không nên để nước dính vào mắt vì dầu tràm có thể khiến bé cay mắt.
Lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
- Da em bé rất mỏng manh và dễ bị kích ứng hay bỏng. Trong khi đó dầu tràm nguyên chất khá đậm đặc nên bạn không được thoa trực tiếp dầu lên da bé. Tốt nhất bạn cần pha loãng dầu tràm với dầu nền khi sử dụng. Một số loại dầu nền thường được dùng gồm dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu bơ, dầu hạt nho,…
- Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng dầu tràm lên da bé.
- Tránh lạm dụng việc sử dụng dầu tràm. Mỗi lần dùng chỉ nên lấy khoảng từ 3 đến 4 giọt. Không nên thoa liên tục, thoa nhiều ngày liền.
- Một số người có thể bị choáng váng, chóng mặt khi ngửi thấy mùi dầu tràm vậy nên bạn cần để ý xem em bé có bất kỳ phản ứng bất thường nào khi ngửi thấy mùi dầu tràm không, nếu có thì bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức.
- Chọn mua dầu tràm ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, nên chọn dầu tràm nguyên chất chiết xuất từ cây tràm thiên nhiên không lẫn tạp chất hay hóa chất gây hại.
Gợi ý một số cách chăm sóc khi bé bị ngạt mũi
Ngoài cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm, bạn có thể thực hiện thêm một số cách chăm sóc bé như sau để bé mau chóng hồi phục:
- Hút mũi cho bé bằng bóng hút hoặc máy hút mũi đa năng. Máy hút mũi cung cấp nhiều chế độ hút với mức áp lực an toàn để loại bỏ chất nhầy khỏi mũi của bé một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng máy xông khí dung làm sạch mũi họng cho trẻ sơ sinh.
- Cho bé bú sữa, ăn dặm, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày, giữ ấm cơ thể nhất là ở bàn tay và bàn chân.
- Loại bỏ các chất gây dị ứng hoặc chất ô nhiễm khỏi không khí trong nhà bằng cách vệ sinh không gian sống thường xuyên, hút bụi lông thú cưng, không đốt nến, không hút thuốc.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy hút mũi Reiwa cho bé chất lượng được nhiều người tin dùng:
Máy hút mũi đa năng cho bé Reiwa VA-162 |
Máy hút mũi cho bé Reiwa DQ8 |
Khi nào bạn cần đưa bé đến bác sĩ vì bị ngạt mũi?
Hầu hết các trường hợp ngạt mũi ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và sẽ hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bé xuất hiện những dấu hiệu như sau:
- Thở nhanh, khó thở khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.
- Lỗ mũi phập phồng, đó là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc hít thở không khí.
- Cơ thể rút lại, xảy ra khi xương sườn của em bé hít vào mỗi hơi thở.
- Càu nhàu sau mỗi hơi thở.
- Da có màu xanh, đặc biệt là xung quanh môi hoặc lỗ mũi.
- Bé không đi vệ sinh, bắt đầu nôn mửa hoặc sốt.
Siêu Thị Y Tế đã gợi ý đến bạn 5 cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những cách nêu trên thành công để giúp bé yêu mau chóng hồi phục sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, nhathuoclongchau.com.vn
Xem thêm:
- 7+ Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn
- Trẻ bị sốt có nên tắm không? Tắm đúng cách giúp trẻ hạ sốt