Người tiểu đường có ăn được rau muống và uống nước râu ngô không?

4390

Rau muống và râu ngô là loại rau quen thuộc trong mọi bữa ăn của gia đình, tuy nhiên nhiều người lo lắng không biết người tiểu đường có ăn được rau muống không? uống nước râu ngô được không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây từ Siêu Thị Y Tế và cùng tìm hiểu thêm về những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng 2 loại rau này.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Rau muống là loại rau rất bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này giàu canxi, sắt, carotene, phốt pho, protein, sitosterol, vitamin A, B1, C và chứa nhiều axit amin có lợi cho sức khỏe. Các tác dụng dược lý khác bao gồm nhuận tràng, chống độc, lợi tiểu, chống viêm, cân bằng nội môi và an thần. Vậy liệu người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể ăn được rau muống bởi loại rau này giàu chất xơ, ít calo và có chỉ số đường huyết GI thấp, an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, người bệnh có thể an tâm ăn rau muống mà không lo đường huyết bị tăng vọt. 

Ngoài ra, theo đông y thì rau muống có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ rau muống thường xuyên giúp phát triển sức đề kháng chống lại stress oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra. Đặc biệt, rau muống cũng được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Câu trả lời là CÓ

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Câu trả lời là CÓ

Tiểu đường uống nước râu ngô được không?

Trong râu ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng dồi dào bao gồm: vitamin A, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin C, vitamin K, vitamin H (biotin), vitamin PP, flavonoid, axit pantothenic, isotol, saponin, steroid,… cùng nhiều chất vi lượng khác.

Nhiều chuyên gia và bác sĩ khẳng định rằng người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống nước râu ngô như một loại thuốc hỗ trợ trị bệnh. Một nghiên cứu của Mỹ thực hiện trên động vật phát hiện thấy công dụng của râu ngô là giảm đường huyết, kiểm soát rất tốt các triệu chứng tiểu đường. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể giúp phòng ngừa biến chứng tổn thương thận do tiểu đường.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể dùng khoảng 40 – 50g râu ngô sắc thành nước uống mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp cùng mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu,… để tăng hiệu quả trị bệnh. 

Bên cạnh đó, râu bắp cũng rất tốt cho người huyết áp cao, giúp giảm lượng đường huyết bằng cách tăng mức insulin. Tiêu thụ râu ngô cũng là cách điều trị tự nhiên đối với suy tim xung huyết và cholesterol cao,…

Bên cạnh râu ngô thì bệnh tiểu đường uống nước gì tốt?

Người bệnh tiểu đường có thể dùng khoảng 40 - 50g râu ngô sắc thành nước uống mỗi ngày

Người bệnh tiểu đường có thể dùng khoảng 40 – 50g râu ngô sắc thành nước uống mỗi ngày

Bài thuốc hay chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô

Vn Express đưa tin về bài thuốc chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô, dưới đây là công dụng của bài thuốc và cách thực hiện.

  • Công dụng:

Giải thích về bài thuốc này, tiến sĩ Võ Văn Chi, người có hàng chục năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forssk.

Cây thuộc họ khoai lang Convolvulaceae. Loại cây này sống nhiều năm, bò lan trên mặt nước hoặc trên mặt đất. Thân hình trụ rỗng có rễ ở mặt. Lá màu lục, hình tam giác hay mũi tên. Hoa màu trắng hoặc màu tím nhạt, hình phễu….

Theo Đông Y loại rau này dùng làm thuốc rất tốt. Người ta chọn loại rau muống tím, lấy các chồi và cuống. Cây có vị ngọt, nhạt, tính mát do đó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu chỉ huyết.

Rau muống còn dùng để trị độc thức ăn, táo bón, tiểu ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, ho ra máu…

Còn theo phân tích dược lý, rau muống chứa nhiều protein, các chất khoáng canxi, magie, sắt và các vitamin, provitamin A, vitamin C. Ngoài ra còn có nhiều lipid hơn hầu hết loại rau khác, trong đó có monogalactosyldiglycerid và digalactosyldiglycerid, sterol, các chất N-trans và N-cis feruloyltyramin.

Còn râu ngô cũng được sử dụng để giải nhiệt, giải độc và thanh lọc cơ thể rất tốt.

  • Cách làm:

Để ổn định đường huyết, các bạn lấy khoảng 60g rau muống và râu ngô đem rửa sạch và sắc lấy nước uống.

Để đảm bảo vệ sinh, bạn phải rửa sạch rau muống, sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại, làm ráo nước và đun nước sử dụng.

Bài thuốc hay chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô

Bài thuốc hay chữa tiểu đường bằng rau muống và râu ngô

Những lưu ý khi sử dụng rau muống và râu ngô cho người bị tiểu đường

Lưu ý khi dùng rau muống

  • Luôn rửa sạch và nấu chín rau muống trước khi ăn vì trong rau muống có thể chứa một lượng lớn ký sinh trùng sán ruột, thuốc trừ sâu.
  • Những người đang được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, người có vết thương mềm, cạn, không loét sâu thì tuyệt đối không được ăn rau muống. Điều này để tránh sẹo lồi xuất hiện mất thẩm mỹ.
  • Bệnh nhân bị sỏi thận, tăng huyết áp, viêm xương khớp, viêm đường tiết niệu, gout cũng không nên ăn nhiều rau muống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng thuốc đông y thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau muống vì loại rau này có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc.
Bạn hãy luôn rửa sạch và nấu chín rau muống trước khi ăn

Bạn hãy luôn rửa sạch và nấu chín rau muống trước khi ăn

Lưu ý khi dùng râu ngô

  • Mẹ bầu hoặc mẹ đang cho con bú không nên uống nước râu ngô vì đến hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy nước râu ngô hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé.
  • Bệnh nhân đang điều trị tiểu đường theo toa thuốc thì không nên dùng râu ngô.
  • Người bị bệnh hoặc có tiền sử mắc vấn đề về thận, gan cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng râu ngô.
  • Không nên lạm dụng tiêu thụ râu ngô, người bệnh chỉ nên uống liên tục khoảng 10 ngày rồi ngưng 1 tuần, sau đó mới tiếp tục. Lưu ý điều này để tránh bị rối loạn điện giải.
  • Vào buổi tối, người bệnh không nên uống quá nhiều râu ngô. Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, uống vào ban đêm sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều lần.
  • Trẻ em không nên uống nước râu ngô thay hoàn toàn nước lọc. Lượng dùng râu ngô được khuyến nghị ở dạng tươi là khoảng 20g râu ngô tươi, ở ngô khô là 10g và chỉ nên uống 1 – 2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường hãy chủ động kiểm tra chỉ số đường trong máu mỗi ngày với máy đo đường huyết tại nhà để biết được hiệu quả của việc tiêu thụ rau muống, râu ngô và sự thay đổi về lối sống cũng như quá trình dùng thuốc của mình. Tham khảo ngay máy đo đường huyết cao cấp tại Siêu Thị Y Tế

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế đã giải đáp cho bạn thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không, uống nước râu ngô được không cùng những lưu ý quan trọng khi tiêu thụ loại rau này. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm các cách chữa bệnh tiểu đường khác:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.