Tiểu đường ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị kịp thời

806

Tiểu đường ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với bệnh tiểu đường ở người trưởng thành. Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là do di truyền, lối sống thiếu lành mạnh. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Trẻ em bị bệnh tiểu đường 

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydrat carbon với đặc trưng đường máu tăng cao mãn tính do bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động isulin hoặc cả hai.

Có hai dạng bệnh tiểu đường trẻ em phổ biến là bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tiểu đường ở trẻ em loại 1 do tuyến tụy sản xuất không đủ insulin làm cho cơ thể không chuyển hóa đường hợp lý và bị tích tụ trong máu. Bệnh tiểu đường loại 2 thường khởi phát ở người lớn nhưng hiện tại bệnh cũng đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em vì sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Với đái tháo đường ở trẻ em loại 2, cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng insulin đúng cách làm cho lượng đường cao trong máu.

Trẻ em bị bệnh tiểu đường 

Trẻ em bị bệnh tiểu đường

Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em

Tiểu đường ở trẻ em thường khởi phát do lối sống không lành mạnh như ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Trẻ em ngày thường rất thích ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước uống có ga,… Những thực phẩm này thường không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ngược lại còn nạp vào cơ thể những chất không tốt. Nghỉ ngơi không đúng giờ, lười vận động cũng dễ dẫn đến bệnh béo phì, lâu dần sẽ hình thành tiểu đường ở trẻ em.

Xem thêm: Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?

Đặc biệt yếu tố di truyền và khi mẹ mang thai là nguyên nhân bệnh tiểu đường ở trẻ em hàng đầu, cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân do di truyền chiếm khoảng 10% – 20%. Việc tạo insulin bị ảnh hưởng làm lượng đường trong máu tăng cao, thiếu điều hòa và từ đó hình thành bệnh.
  • Nếu mẹ mắc tiểu đường trong thai kỳ, em bé có nguy cơ bị tiểu đường ngay khi sinh ra.
Tiểu đường ở trẻ em thường khởi phát do di truyền và lối sống không lành mạnh

Tiểu đường ở trẻ em thường khởi phát do di truyền và lối sống không lành mạnh

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở trẻ em đầu tiên là trẻ đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm và có thể khiến trẻ đã được tập ngồi bô bắt đầu đái dầm trở lại. Ngoài ra còn có các triệu chứng chính khác, chẳng hạn như rất khát nước và mệt mỏi, giảm cân và tăng cảm giác thèm ăn, đau đầu, nhìn không rõ sự vật vì đường trong máu tăng cao. Đối với bé gái chưa đến giai đoạn dậy thì, bệnh đái tháo đường ở trẻ em rất dễ làm cho bé bị nấm ở âm đạo.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở trẻ em là trẻ dễ mệt mỏi, đau đầu và nhìn kém

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở trẻ em là trẻ dễ mệt mỏi, đau đầu và nhìn kém

Tại sao cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở trẻ em?

Tiểu đường ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể của bé. Giữ cho lượng đường trong máu gần với mức bình thường, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để chẩn đoán bệnh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh như hẹp mạch máu, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ sau này trong cuộc đời của trẻ.
  • Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh của trẻ. Điều này có thể gây ngứa ran, tê, rát hoặc đau. Tổn thương thần kinh thường xảy ra dần dần trong một thời gian dài.
  • Tổn thương thận: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng nhiều cụm mạch máu nhỏ trong thận lọc chất thải ra khỏi máu của trẻ.
  • Tổn thương mắt: Tiểu đường ở trẻ nhỏ có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
  • Loãng xương: Bệnh tiểu đường trẻ em có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, làm tăng nguy cơ loãng xương ở trẻ khi trưởng thành.

>> Xem ngay: 7+ Biến chứng đái tháo đường nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe

Tiểu đường ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể của bé

Tiểu đường ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể của bé

Cách điều trị tiểu đường ở trẻ em

Nếu trẻ đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để điều trị. Bởi vì tiểu đường ở trẻ em loại 1 làm cho các tế bào đảo tụy bị phá hủy và không thể sản xuất đủ hoặc không có insulin, nên điều trị bằng insulin là phương pháp hàng đầu.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em, việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Ở giai đoạn đầu, cách điều trị tiểu đường ở trẻ em thường được khuyên là kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh hơn. Nếu cách này vẫn không thể kiểm soát tốt đường máu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống cho trẻ em mắc tiểu đường. Khi trẻ đã sử dụng thuốc uống nhưng không cải thiện, thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phối hợp thêm Insulin.

Dùng insulin là phương pháp hàng đầu khi điều trị tiểu đường ở trẻ

Dùng insulin là phương pháp hàng đầu khi điều trị tiểu đường ở trẻ

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ

Hiện tại không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em, nhưng ba mẹ có thể giúp trẻ thực hiện những điều sau đây để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2:

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Trẻ em bị thừa cân béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn vì cơ thể trẻ có nhiều khả năng bị đề kháng insulin.
  • Tập thể dục: Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày sẽ làm giảm đề kháng insulin và kiểm soát tốt huyết áp.
  • Hạn chế đồ ăn uống nhiều đường: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều đường dễ dẫn đến tăng cân. Thay vào đó, ba mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng với nhiều vitamin, chất xơ và protein. Những thực phẩm này sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ em loại 2.
Ba mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn cân bằng để ngăn ngừa tiểu đường ở trẻ em

Ba mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn cân bằng để ngăn ngừa tiểu đường ở trẻ em

Ba mẹ nên mua máy đo đường huyết theo dõi lượng đường trong máu cho trẻ mỗi ngày để biết được hiệu quả của việc điều trị, phát hiện sớm bất kỳ bất thường nào nếu có. Tham khảo ngay máy đo đường huyết Benecheck, Sapphire hiện đang được bán với mức giá ưu đãi cực tốt tại Siêu Thị Y Tế.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiểu đường ở trẻ em, hy vọng bài viết từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.