Người bị tiểu đường uống cà phê Sữa được không?

8256

Nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê có lợi cho sức khỏe, nhưng không ít người lo lắng tiểu đường uống cà phê được không? Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ thảo luận về ảnh hưởng của việc tiêu thụ cà phê đến lượng đường trong máu, giúp bạn giải đáp câu hỏi người bị tiểu đường uống cà phê sữa được không và gợi ý cách tốt nhất để người bệnh thưởng thức cà phê.

Chỉ số đường huyết của cà phê

Cà phê là một loại đồ uống có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết (GI) của cà phê thường được ước tính vào khoảng 0, mặc dù một số nghiên cứu đã báo cáo GI của cà phê có thể từ 0 đến 20. Điều đáng chú ý là chỉ số đường huyết của cà phê có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như loại hạt cà phê, mức độ rang và phương pháp pha cà phê.

Ví dụ, chỉ số đường huyết của cà phê espresso thường thấp hơn so với cà phê pha. Ngoài ra, cần lưu ý rằng chỉ số đường huyết của cà phê có thể bị ảnh hưởng khi thêm các thành phần khác như đường, sữa và kem. Những thành phần này có thể làm tăng chỉ số đường huyết tổng thể của cà phê, đặc biệt nếu thêm với số lượng lớn.

Cà phê là một loại đồ uống có chỉ số đường huyết thấp

Cà phê là một loại đồ uống có chỉ số đường huyết thấp

>> Nội dung liên quan:

Cà phê ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Uống cà phê hạ đường huyết không? Nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này xảy ra vì caffein trong cà phê kích hoạt phản ứng nội tiết tố trong cơ thể. Đầu tiên, nó chặn các thụ thể adenosine. Những thụ thể này giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ bằng cách liên kết với các tế bào. Khi adenosine bị chặn, hoạt động của tế bào sẽ tăng lên.

Tiểu đường uống cà phê được không? Caffein làm tăng tác dụng của các chất kích thích tự nhiên được sản xuất bởi bộ não là serotonin, dopamine (hormone “cảm thấy dễ chịu”) và acetylcholine. Tiêu thụ caffein cũng làm tăng giải phóng adrenaline ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Adrenaline báo hiệu cho gan giải phóng glucose dự trữ, giúp tăng cường năng lượng nhưng cũng có thể làm tăng lượng glucose đi vào máu. 

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc do uống cà phê làm tăng tình trạng kháng insulin và có thể khiến người bệnh cảm thấy đói hơn, điều này có thể khiến người bệnh ăn nhiều hơn, làm tăng lượng đường trong máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu

Tiểu đường uống cà phê được không?

Cà phê có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có thể cải thiện sự tỉnh táo một cách tự nhiên, kiểm soát cân nặng và cung cấp nguồn năng lượng tức thì. Vậy liệu tiểu đường uống cà phê được không

Đối với bệnh nhân có lượng đường huyết được kiểm soát tốt và ổn định thì việc uống cà phê với một lượng vừa phải gần như không có ảnh hưởng. Nhưng đối với những người bệnh tiểu đường có lượng đường huyết quá cao hoặc khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê là điều cần thiết và có lợi cho sức khỏe.

Tiểu đường uống cà phê được không?

Tiểu đường uống cà phê được không?

>> Xem Ngay:

Người bị tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Cà phê dành cho người tiểu đường tốt nhất là cà phê đen nguyên chất. Vậy tiểu đường uống cà phê sữa được không? Việc thêm đường, chất làm ngọt, sữa hoặc các sản phẩm thay thế từ sữa sẽ làm tăng lượng carb và đường trong đồ uống cà phê. Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu và cũng có thể góp phần làm tăng cân hoặc khó giảm cân.

Tiểu đường có uống cà phê hòa tan được không? Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, 400 mg caffein hoặc khoảng 4-5 tách cà phê là lượng tối đa được khuyến nghị mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần tiêu thụ caffein ít hơn vào khoảng 200 mg mỗi ngày để tránh tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường có mắc bệnh lý thần kinh hoặc tim mạch cần hạn chế tiêu thụ cà phê để không gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh lý của mình.

Người tiểu đường có huyết áp cao hoặc là phụ nữ mang thai cũng cần tránh uống cà phê.

Gợi ý những thức uống tốt cho người tiểu đường

Nước lọc tốt cho người tiểu đường

Nước lọc cung cấp lượng nước mà cơ thể bạn cần và tất nhiên là không có carbohydrate và không có calo tốt cho người tiểu đường.

Các loại trà cho người tiểu đường

Một số loại trà có thể giúp bảo vệ chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thần kinh tiểu đường hoặc bệnh võng mạc. Những lợi ích này có thể là từ catechin và flavinol – những chất dinh dưỡng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Các loại trà thảo dược không đường là những thức uống thơm ngon có ít hoặc thậm chí là không có carbohydrate và calo, bao gồm: trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng, trà sả. Ngoài ra, trà trắng có thể làm tăng độ nhạy insulin. Nhạy cảm với insulin giúp quản lý lượng đường trong máu.

Trà có thể giúp bảo vệ người bệnh chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường

Trà có thể giúp bảo vệ người bệnh chống lại các biến chứng của bệnh tiểu đường

Nước chanh tốt cho người tiểu đường

Nước chanh rất giàu chất chống oxy hóa, ít carbohydrate và calo. Nước chanh có thể giúp người bệnh sảng khoái nhờ hương vị thơm ngon. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể thưởng thức nước chanh mà không cần quá lo lắng. 

Nước dừa cho người bị tiểu đường

Nước dừa có vị ngọt và bùi, không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để kiểm soát lượng đường trong máu.

Nước ép rau củ và rau xanh dành cho người tiểu đường

Nước ép rau xanh rất được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Không chỉ đối với bệnh tiểu đường, nước ép rau xanh và rau củ còn rất tốt cho bệnh tim, tăng huyết áp và tất cả các bệnh do lối sống khác. Cố gắng uống nước ép từ các loại rau không chứa tinh bột như cần tây, cải xoăn, bông cải xanh và dưa chuột để ổn định đường huyết tốt nhất. 

Nước ép rau xanh tốt cho bệnh tiểu đường, bệnh tim, tăng huyết áp

Nước ép rau xanh tốt cho bệnh tiểu đường, bệnh tim, tăng huyết áp

Người bệnh tiểu đường cần có máy đo đường huyết tại nhà để chủ động kiểm tra đường huyết thường xuyên để biết được ảnh hưởng của việc tiêu thụ cà phê và các loại đồ uống khác cũng như hiệu quả của các phương pháp điều trị đang áp dụng.

Mời bạn tham khảo những dòng máy đo đường huyết cao cấp được bán với giá cực kỳ ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế nhé.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

benecheck

Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.599.000đ

maydohuyetapwellmed sapphire1597652304.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4
Giá bán tham khảo: 999.000đ

sapphire medistar15445972081576115629.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+
Giá bán tham khảo: 1.090.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết đã giúp bạn biết được tiểu đường uống cà phê sữa được không. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!


>> Xem Thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất