Nhiều người thấy kiến tụ tập xung quanh nước tiểu của mình và rất lo lắng không biết kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không? Kiến bu nước tiểu có nghĩa là có quá nhiều đường trong cơ thể nhưng chính xác nguyên nhân kiến bu nước tiểu là gì? Cùng khám phá trong bài viết sau bạn nhé!
Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không?
Người bị tiểu đường có nồng độ glucose trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường, lượng đường dư thừa bắt đầu được bài tiết qua nước tiểu. Vì vậy kiến bu nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường là điều thường thấy.
Mặc dù kiến bu nước tiểu có nghĩa là lượng đường trong máu đã quá cao đến mức tràn vào nước tiểu nhưng sự hiện diện của đường trong nước tiểu hoặc việc nước tiểu bị kiến bu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vậy kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không Câu trả lời là có thể có hoặc cũng có thể không. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì trong nước tiểu có rất nhiều thành phần khác nhau dẫn đến kiến bu và xuất phát từ các bệnh lý khác nhau.
>> Nội dung liên quan:
Nguyên nhân kiến bu nước tiểu
Kiến bu nước tiểu – dấu hiệu bệnh tiểu đường
Như đã giải thích ở nội dung trên, người bị bệnh tiểu đường có nồng độ glucose cao hơn cả khả năng tái hấp thụ của thận. Đường trong nước tiểu chỉ xuất hiện khi đường huyết ≥ 180mg%. Lúc này lượng đường vượt ngưỡng sẽ bắt đầu bài tiết cùng nước tiểu và đây chính là nguyên nhân nước tiểu bị kiến bu.
Kiến bu nước tiểu – dấu hiệu thận bị tổn thương
Đi tiểu bị kiến bu là bệnh gì? Khi lượng đường trong máu duy trì ở mức cao quá lâu, nhiều bộ phận cơ thể có thể bị tổn thương, bao gồm cả thận. Thận giúp điều hòa glucose trong nước tiểu và khi thận hoạt động không bình thường, nước tiểu có thể chứa một lượng lớn glucose và điều này có thể khiến kiến bu. Một số trường hợp rối loạn chức năng ống thận có thể kể đến như bệnh toan hóa ống thận, trẻ đẻ non.
Kiến bu nước tiểu – dấu hiệu mang thai
Khi mang thai, ngưỡng đường của thận có thể thấp hơn. Điều này có thể gây rò rỉ glucose từ máu vào nước tiểu, mặc dù lượng đường trong máu vẫn bình thường. Do đó dẫn đến tình trạng kiến bu vào nước tiểu.
Các chất tiết khác có trong nước tiểu
Sự hiện diện của lượng đường dư thừa trong nước tiểu có thể xảy ra trong quá trình sử dụng một số loại thuốc. Đặc biệt, kiến không chỉ bị thu hút chỉ bởi đường. Các chất tiết khác có trong nước tiểu cũng là nguyên nhân. Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các chất tiết đường sinh dục sẽ khiến nước tiểu có bạch cầu, hồng cầu, chất đạm dẫn đến kiến bu.
>> Xem Ngay:
- Bệnh tiểu đường có lây không? Trả Lời Bởi Chuyên Gia
- Top 6 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Có Thể Ăn
Dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường
Sau khi hiểu rõ kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu tiểu đường sau đây vì những triệu chứng này có thể đang cảnh báo bệnh tiểu đường:
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Khi có quá nhiều đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa. Thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ lượng đường thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, việc đi vệ sinh nhiều có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.
Khô miệng và khát nước quá mức
Khô miệng và khát nước đi đôi với đi tiểu thường xuyên. Cảm giác khát nước liên tục và kết hợp với nhu cầu đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu cho thấy cơ thể không sản xuất đủ insulin – một triệu chứng hàng đầu cảnh báo tiểu đường.
Dấu hiệu tiểu đường: Da khô
Với bệnh tiểu đường, độ ẩm của da có thể khó cân bằng. Nếu bạn nhận thấy da của mình bị khô, đặc biệt là ở bàn chân hãy để ý cẩn thận vì đây cũng là các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường: Vết thương chậm lành
Lượng đường trong máu cao hơn ở người mắc bệnh tiểu đường có thể cản trở khả năng chữa lành vết thương của cơ thể. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh tiểu đường mà không được chẩn đoán, vì bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh. Dây thần kinh bị tổn thương sẽ làm bạn khó cảm nhận vùng bị cắt, trầy xước hoặc phồng rộp nên làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Giảm thị lực và mờ mắt – dấu hiệu bệnh tiểu đường
Mờ mắt, giảm thị lực hoặc nhìn thấy những đốm đen có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Sụt cân đột ngột cũng là 1 dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Giảm cân đột ngột, đặc biệt là khi bạn không cố gắng giảm cân thường là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
- Xem ngay: Cách tăng cân cho người tiểu đường
Lời khuyên hữu ích để ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa tới 58% bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh, hoạt động thể chất và tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh. Một số lời khuyên hữu ích để ngăn ngừa tiểu đường bao gồm:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
- Quản lý mức cholesterol.
- Không hút thuốc.
- Quản lý đường huyết bằng cách chủ động theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày. Theo đó, việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà luôn được các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe khuyến nghị.
>> Dành cho bạn:
- Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học, đủ chất
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4 |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+ |
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường không, mong rằng thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế. Đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog bạn nhé, tại đây chia sẻ rất nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích cho bạn!