Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để không bị tăng đường huyết?

3199

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để luôn khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu ổn định? Ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát bệnh bên cạnh việc thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, uống thuốc theo chỉ dẫn và tập thể dục thường xuyên. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường kiêng ăn gì và những lưu ý cần biết trong chế độ ăn uống.

Người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Người bị bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Gạo trắng

Danh sách thực phẩm chứa carb chất lượng thấp là tinh bột tinh chế như gạo trắng và thực phẩm làm bằng bột mì trắng bao gồm cả bánh mì trắng và mì ống. Những loại carbs “trắng” này hoạt động rất giống đường khi cơ thể bạn bắt đầu tiêu hóa chúng, điều đó có nghĩa là chúng sẽ làm tăng mức glucose. Thay thế gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu hoặc gạo hoang, lúa mạch, bột yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ và nguyên hạt.

Bạn có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường kiêng ăn những gì? Các loại trái cây sấy

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi làm khô trái cây, nước bị mất và nồng độ chất dinh dưỡng trở nên cao hơn. Cùng với đó, hàm lượng đường cũng cao hơn. Vì thế trái cây sấy sẽ làm tăng nguy cơ tăng lượng đường trong máu của người bệnh.

Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh, nhất là thực phẩm chiên thường hấp thụ hàng tấn dầu, tương đương với rất nhiều calo bổ sung. Thức ăn nhanh chiên rán ban đầu không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể khiến nó ở mức cao trong một thời gian dài. Chất béo mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, vì vậy tiêu thụ những thực phẩm dầu mỡ sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Thức ăn nhanh thường hấp thụ nhiều dầu và calo làm tăng lượng đường trong máu

Thức ăn nhanh thường hấp thụ nhiều dầu và calo làm tăng lượng đường trong máu

Thực phẩm giàu chất béo

Ở dạng tự nhiên, động vật và các sản phẩm từ động vật có chứa chất béo chuyển hóa không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ở dạng không tự nhiên, dầu thực vật hydro hóa có chứa chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh chất béo chuyển hóa vì nó sẽ làm tăng kháng insulin và suy giảm chức năng động mạch, gây ra nguy cơ mắc bệnh tim. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa không lành mạnh bao gồm bánh quy ngọt, khoai tây chiên, nước trộn xà lách, bơ thực vật (margarine), dầu Shortening, bánh quy giòn.

Hãy lựa chọn và sử dụng các chất béo lành mạnh dành cho người tiểu đường

Chuối

Trong danh sách bệnh tiểu đường không nên ăn gì có một loại trái cây quen thuộc mà người bệnh nên tránh đó là chuối. Chuối có vị thơm ngon nhưng hàm lượng đường trong máu khá cao. Do đó, người bị tiểu đường nên ăn cam, quýt, bưởi thay vì chuối để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, giúp đường huyết được ổn định.

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn chuối

Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn chuối

Người tiểu đường không nên ăn gì? Hãy tránh bánh mì

Bột tinh chế là thành phần chính của bánh mì. Ngoài ra, bánh mì còn chứa đường trắng, nhiều calo hơn và không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại bánh như bánh ngọt, bánh quy, chả quế,… cũng tương tự bánh mì sẽ gây kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu còn băn khoăn bệnh tiểu đường kiêng ăn gì thì bạn cần tránh ăn bánh mì và những thực phẩm có thành phần tương tự bánh mì.

Sữa tươi có đường

Sữa có chứa một loại đường gọi là đường sữa. Lactose bị phân hủy thành axit lactic. Nồng độ axit lactic cao hơn trong cơ thể bạn làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh sữa có đường và chứa hàm lượng chất béo cao vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Sử dụng sữa hạt cho người tiểu đường sẽ giúp người bệnh chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Thực phẩm ngọt

Tiểu đường ăn kiêng những gì là tốt? Thực phẩm có đường, đồ ngọt và món tráng miệng tạo thành đường và nhiều carbs. Những thực phẩm này không bổ sung giá trị dinh dưỡng cho chế độ ăn uống nhưng lại làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao bao gồm bánh rán, kẹo, sô cô la, siro, món tráng miệng, sữa chua có hương vị trái cây,…

Đồ ngọt làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh

Đồ ngọt làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh

Khoai tây

Khoai tây có vị ngọt, béo giàu tinh bột, vì thế bệnh nhân tiểu đường không nên ăn khoai tây ở bất kỳ loại hình thức chế biến nào.

Củ dền

Tiểu đường không nên ăn gì? Theo các nhà chuyên môn, củ dền cũng là một thực phẩm có hàm lượng đường cao, do đó người bệnh có thể hạn chế ăn loại củ này, không nên ăn nhiều hơn 1 lần mỗi tuần.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Tránh ăn nội tạng động vật

Những thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo bão hòa như nội tạng động vật cũng nằm trong danh sách bệnh tiểu đường kiêng ăn gì. Ăn nhiều nội tạng động vật rất dễ gây biến chứng đường huyết và tim mạch.

Thịt đỏ

Các protein có nguồn gốc từ động vật cũng chứa chất béo không bão hòa làm tăng lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như thịt bò và thịt lợn có ít chất xơ do đó làm tăng lượng đường trong máu.

>> Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Thịt bò và thịt lợn dễ làm tăng lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường

Thịt bò và thịt lợn dễ làm tăng lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường

Những lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường

Nội dung trên đã chia sẻ đến bạn bệnh tiểu đường kiêng ăn gì và dưới đây là những lưu ý bạn cần biết trong chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường:

  • Hạn chế muối: Người bệnh chỉ nên tiêu thụ dưới 2 gam muối mỗi ngày, đặc biệt là hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, rau muối, thịt muối,…
  • Không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột và chất béo: Tinh bột, chất đạm, chất béo là ba thành phần sinh năng lượng mà người bệnh vẫn cần tiêu thụ nhưng phải kiểm soát theo tỷ lệ cân đối để đường huyết ở mức an toàn. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột và chất béo ra khỏi chế độ ăn của mình. 
  • Lựa chọn đường phù hợp: Đường (glucose) được tiêu thụ ở nhiều dạng, không chỉ có ở thực phẩm có vị ngọt mà còn có nhiều trong cơm, bánh mì, khoai, snack, mì, miến, sốt đóng hộp,… Vì thế người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn chất làm ngọt tự nhiên thay thế đường như cỏ ngọt, đường đơn, chiết xuất trái cây nhà sư, đường dừa, đường chà là, rượu đường như erythritol hoặc xylitol,…

>> Xem ngay: Các bài thuốc đông y trị tiểu đường hiệu quả bạn nên thử

Người tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột và chất béo

Người tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột và chất béo

Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh tiểu đường nên trang bị máy đo đường huyết tại nhà để chủ động theo dõi chỉ số lượng đường trong máu mỗi ngày, kịp thời phát hiện bất thường nếu có và biết được chế độ ăn uống của mình ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào. Tham khảo ngay máy đo đường huyết cao cấp tại Siêu Thị Y Tế!

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường kiêng ăn gì, mong rằng bài viết trên có ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.