Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường

9635

Bữa sáng cho người tiểu đường đặc biệt quan trọng vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong thời gian còn lại trong ngày. Nếu bạn chưa biết bệnh tiểu đường ăn sáng món gì tốt nhất, thì hãy cùng Siêu Thị Y Tế khám phá thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường trong bài viết sau.

Bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Bữa sáng cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chưa được xay xát kỹ, vẫn còn đủ 3 lớp phôi, nội nhũ, cám. Chính vì vậy, loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ, protein, chất xơ, chất khoáng, vitamin và carbohydrate. Ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng đường thấp, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống 30%. Các loại ngũ cốc đó là: gạo lứt, đậu xanh, mè đen, đậu nành, ngô, kê, …

>> Xem ngay: Các loại ngũ cốc cho người tiểu đường tốt nhất

Khoai lang nướng

Khoai lang là loại củ có hàm lượng tinh bột thấp. Trung bình 100gr khoai tây chỉ chứa khoảng 20 gr carbohydrate. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng khoai để cơ thể được bổ sung tinh bột mà không làm tăng lượng đường huyết. Ngoài ra, khoai tây còn chứa lượng vitamin, chất xơ, chất khoáng dồi dào. Tuy nhiên, chỉ có khoai lang nướng nguyên củ mới tốt cho người bệnh tiểu đường. Khoai luộc hay chiên không có công dụng đó.

Khoai lang nướng rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Khoai lang nướng rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Trứng gà

Trứng gà có hàm lượng carbohydrate thấp, chỉ chiếm khoảng 0.5 gr nên không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Nhờ hàm lượng protein và omega – 3, ăn trứng rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, những người ăn trứng làm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm 38% so với người bình thường. Tuy nhiên, trứng chứa khá nhiều cholesterol nên có thể tác động đến tim và mạch máu. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần, có thể lựa chọn trứng cuộn hoặc trứng luộc.

Các món ăn từ gạo

Các món ăn như bún, miến, phở, bánh ướt, bánh hỏi… tuy được được chế biến từ gạo nhưng lại có chỉ số đường thấp. Thay vì món cơm hàng ngày, vào bữa sáng mọi người có thể ăn các món trên để làm phong phú thực đơn.

Các món ăn từ gạo người bệnh tiểu đường nên ăn

Các món ăn từ gạo người bệnh tiểu đường nên ăn

Tiểu đường ăn bánh canh được không? Tất nhiên là được bạn nhé, bánh canh được là từ bột gạo nguyên chất sẽ rất tốt.

Sinh tố trái cây

Khi chọn trái cây để làm sinh tố, nên chọn những loại quả ít ngọt như bưởi, cam, quýt, lê, thanh long, chuối, táo, bơ… Sinh tố cung cấp một lượng đường tự nhiên và vitamin giúp cơ thể dễ hấp thu. Có thể kết hợp một số loại rau như rau bina, cải xoăn… để tăng thêm chất xơ. Mỗi ngày uống 2 ly sinh tố sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.

>> Xem ngay: 8 Loại nước ép cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết

Các món sinh tố người bệnh tiểu đường nên ăn

Các món sinh tố người bệnh tiểu đường nên ăn

Sữa chua Hy Lạp – một gợi ý hay về bữa sáng cho người tiểu đường

Sữa chua Hy Lạp có nhiều protein hơn và ít carbs hơn mỗi khẩu phần so với sữa chua thông thường. Vì thế, sữa chau Hy Lạp là một bữa sáng cho người bệnh tiểu đường. Mua sữa chua nguyên chất, không đường và thêm hương vị của riêng bạn với trái cây tươi, các loại hạt hoặc granola.

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường gồm cà phê và trà xanh

Cà phê và trà xanh cũng nằm trong danh sách bữa sáng cho người tiểu đường vì chứa caffeine có tác dụng trao đổi chất, giúp người bệnh tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó, hai thức uống này cũng giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim, hệ thần kinh và não. Điều quan trọng là người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ cà phê và trà xanh ở mức vừa phải.

Cà phê và trà xanh cũng nằm trong danh sách bữa sáng cho người tiểu đường

Cà phê và trà xanh cũng nằm trong danh sách bữa sáng cho người tiểu đường

Bữa sáng cho người tiểu đường không thể thiếu rau xanh

Để bổ sung thêm chất xơ, người tiểu đường nên ăn các loại rau xanh vào bữa sáng như bông cải xanh, cà chua, dưa leo, nấm, bí, rau cải xoăn, măng tây,… Các loại rau này có thể dùng kết hợp với các món khác hoặc trộn cùng làm salad rất ngon.

>> Xem ngay: Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn rau gì?

Phô mai cottage

Bệnh tiểu đường ăn sáng món gì? Bên cạnh mùi vị thơm ngon và dễ ăn, phô mai cottage còn chứa nhiều protein nhưng lại ít card. Điều này rất tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể thêm phô mai cottage như một món ăn kèm với rau xanh, salad.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng? Bổ sung thực phẩm giàu protein

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm protein vì chất này sẽ tạo cảm giác no lâu, ít gây tăng đường huyết. Một vài gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường nhiều protein gồm: trứng, thịt, cá, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa…

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm thực phẩm giàu protein 

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung thêm thực phẩm giàu protein

Gợi ý thực đơn cho bữa sáng thơm ngon dành cho người tiểu đường

Ngày 1: Ngũ cốc yến mạch kết hợp các loại trái cây tươi có chỉ số GI thấp như mâm xôi, bơ, dưa hấu,…

Ngày 2: Salad rau cải xoăn, rau cải kết hợp với trứng gà hoặc các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân,…

Ngày 3: Bánh mì nguyên cám và trứng chiên.

Ngày 4: Salad rau xanh với thịt ức gà không da.

Ngày 5: Bánh mì kẹp (sử dụng loại bánh mì từ lúa mì nguyên cám) cùng trứng, các loại rau và bơ.

Ngày 6: Kết hợp món cá hồi áp chảo cùng salad rau củ quả thơm ngon.

Ngày 7: Món smoothies tươi mát từ quả mọng (việt quất, dâu tây, đào,…), sữa chua hy lạp và sữa hạnh nhân.

Thực đơn cho bữa sáng thơm ngon dành cho người tiểu đường

Thực đơn cho bữa sáng thơm ngon dành cho người tiểu đường

Lưu ý khi xây dựng thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Thời gian ăn: Người tiểu đường nên ăn sáng sớm sau khi thức dậy để cơ thể tiếp nhận năng lượng tốt nhất, giúp đường huyết ổn định trong suốt cả ngày.

Chia nhỏ bữa ăn: Người mắc bệnh tiểu đường cần chia chia bữa sáng thành 2 bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 – 3 giờ. Điều này có tác dụng cung cấp năng lượng vừa đủ, đảm bảo đường huyết không tăng cao.

Không ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Cố gắng hạn chế lượng dầu khi nấu ăn. Nấu ăn với dầu thực vật chưa bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương, ô liu hoặc hạt cải dầu, thay vì bơ. Vì đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa nhiều dầu và natri, người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn những món ăn này.

Hạn chế ăn muối: Bữa sáng cho người tiểu đường nên nhạt một chút, tức là hạn chế ăn muối để tránh biến chứng mạch máu gây tê tay chân, bệnh thận và bệnh tim.

Bổ sung nhiều chất xơ: Protein và chất xơ được tiêu hóa chậm và ngăn chặn các hormone gây đói để bệnh nhân tiểu đường luôn cảm thấy no lâu hơn. Bữa sáng giàu chất đạm và chất xơ có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn trước bữa trưa và giúp giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp.

Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ 2 bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 – 3 giờ

Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ 2 bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 – 3 giờ

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Mục đích chính khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường đó là làm ổn định các chỉ số đường huyết, HbA1C giúp bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp ngăn chặn biến chứng của tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn uống như người bình thường nếu đảm bảo các điều sau:

  • Tinh bột: 50-60%
  • Chất béo: 20 – 25%
  • Tăng chất xơ
  • Hạn chế đường

Các nhóm thực phẩm nên ăn

  • Nhóm đường bột: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, đậu xanh, kê, đậu đỗ
  • Nhóm thịt cá: thịt gà bỏ da, cá, thịt nạc, cá tươi
  • Nhóm chất béo: dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu cá, mỡ cá…
  • Nhóm rau xanh: rau bina, cải xoăn, mướp đắng, cà chua, nấm, súp lơ
  • Hoa quả ít ngọt: bưởi, lê, táo, chanh, ổi, bơ…

Một vài lưu ý: Người bị bệnh tiểu đường nên chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2 – 3 tiếng để làm giảm sự thay đổi đường huyết.

Các nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn

Các nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, bánh canh, củ năng, khoai luộc…
  • Nhóm chất béo: mỡ động vật, nội tạng động vật, da gà…
  • Nhóm chất ngọt: kẹo, bánh, trái cây chín quá, nước ngọt có ga…

Nói tóm lại, trong thực đơn của người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp đầy đủ các chất. Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn khi quá đói hoặc quá no và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Người bệnh tiểu đường không nên ăn thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Bên cạnh việc ăn uống, để bệnh tình chuyển biến tốt người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 40 phút để đi bộ, nhảy dây, tập yoga… Rèn luyện sức khỏe là cách để tránh các biến chứng xấu của bệnh.

Để kiểm soát đường trong máu tại nhà tốt hơn, hãy tham khảo máy đo tiểu đường tại Siêu Thị Y Tế

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn những gợi ý tốt nhất về bữa sáng cho người tiểu đường. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.