Trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Vậy tiểu đường ăn táo được không? Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn tiểu đường ăn táo có tốt không và đưa ra những lời khuyên để người bệnh có thể ăn táo an toàn cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng có trong táo
Thành phần dinh dưỡng thường có trong một quả táo cỡ vừa khoảng 182 g chứa:
- Calo: 95
- Chất đạm: 0,5g
- Chất béo: 0,3 g
- Carbohydrate: 25 g
- Chất xơ: 4,4 g
- Vitamin C: 8 mg
- Magiê: 9 mg
- Canxi: 11 mg
- Phốt pho: 20 mg
- Tinh bột: 14 g
>> Nội dung liên quan:
- Những người mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?
- Bệnh tiểu đường ăn chuối được không và cần lưu ý gì khi ăn?
Tiểu đường ăn táo được không?
Với thành phần dinh dưỡng kể trên liệu tiểu đường ăn táo được không? Trên thực tế, táo rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Nhìn chung, ăn táo rất tốt cho bệnh tiểu đường. Ngoài ra, táo có chỉ số đường huyết thấp ở mức GI là 36, có nghĩa là táo sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh sau khi ăn.
Tiểu đường ăn táo được không? Một quả táo cỡ trung bình có khoảng 19 gam đường nhưng phần lớn hàm lượng đường trong táo đến từ đường fructose. Fructose là một monosacarit được gọi là đường trái cây vì nó được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại trái cây. Chuyển hóa fructose không cần insulin và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Kết luận tiểu đường ăn táo được không: Câu trả lời ĐƯỢC, nhưng người bệnh cần tiêu thụ với lượng vừa phải và có cách ăn phù hợp.
Những lợi ích của táo với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Thúc đẩy cảm giác no
Một phần hàm lượng carb của táo ở dạng chất xơ. Chất xơ là một loại carb khó tiêu giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giảm cholesterol, thúc đẩy ổn định lượng đường trong máu, giúp tăng cảm giác no. Điều này hỗ trợ trong việc quản lý sự thèm ăn của người bệnh tiểu đường.
Giảm lượng đường trong máu
Chất xơ trong táo không chỉ thúc đẩy cảm giác no mà còn giúp hạn chế tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến. Hơn nữa, chất polyphenol có trong táo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và cũng làm giảm lượng đường trong máu.
Cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe
Táo cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và hỗ trợ khả năng miễn dịch. Vỏ táo cũng rất giàu quercetin – một chất chống oxy hóa khác giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể. Ngoài ra, táo có hàm lượng chất lỏng cao, vì vậy chúng có thể giúp bạn hydrat hóa, luôn giữ đủ nước cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, mất nước đối với những người mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn vì máu sẽ tập trung nhiều đường hơn.
>> Dành cho bạn:
- Người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không?
- Bệnh tiểu đường ăn sầu riêng được không?
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn táo được không? Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tiêu thụ táo còn có thể làm giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Táo rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, quercetin và phloridzin. Tác dụng chống viêm của quercetin có thể làm giảm tình trạng kháng insulin. Đây là yếu tố rủi ro lớn nhất cho sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, phloridzin được cho là làm giảm sự hấp thu glucose trong ruột, từ đó giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những lưu ý người bệnh cần biết khi ăn táo
Tiểu đường có ăn được táo đỏ không? Mặc dù táo đỏ có vị ngon hơn và người bệnh có thể ăn cả táo xanh và táo đỏ, nhưng nhiều nghiên cứu cho biết táo xanh chứa ít đường hơn, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn táo đỏ. Vậy nếu không biết tiểu đường ăn táo xanh được không thì câu trả lời là bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn táo xanh thay vì táo đỏ.
Vậy tiểu đường có ăn được táo tàu không? Một quả táo tàu cỡ vừa có chứa 25 g carbohydrate nhưng trong đó chất xơ chiếm 4,4g tốt cho người bệnh. Vậy thì tiểu đường có ăn được táo đỏ khô không? Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn táo tàu tươi, không nên tiêu thụ táo đỏ khô hay táo tàu khô vì hàm lượng đường sẽ cao ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn.
Một quả táo trung bình có 25 gram carbohydrate. Người bệnh không nên ăn nhiều hơn một quả táo mỗi ngày để tránh dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
>> Tham khảo:
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
- 10+ Loại trái cây cho người tiểu đường có GI thấp
Không nên ăn các loại táo khô mà chỉ nên tiêu thụ táo tươi, nguyên quả. Trái cây chế biến có thể có lượng chất xơ thấp hơn và hàm lượng đường cao hơn.
Cố gắng ăn táo cả vỏ vì nghiên cứu cho thấy vỏ táo chứa hầu hết chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Nước ép trái cây bao gồm nước ép táo chứa hàm lượng đường cao hơn và ít chất xơ hơn táo tươi, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, người tiểu đường hãy ăn táo tươi thay vì uống nước ép táo.
Để biết táo ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào, người bệnh hãy luôn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi phải theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày và hiểu các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào. Vì thế người bệnh tiểu đường hãy trang bị cho mình một chiếc máy đo tiểu đường để tiện lợi kiểm tra ngay tại nhà.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4 |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+ |
Trên đây là nội dung giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn táo được không, mong rằng thông tin sẽ có ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc và chúc bạn luôn vui khỏe!
>> Hữu Ích: