Những người mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không?

78435

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu tiểu đường ăn mít được không? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết sau đây bằng cách tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của mít bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng của mít

Trước khi biết tiểu đường có ăn được mít không, hãy cùng tìm hiểu về những thành phần dinh dưỡng có trong mít. Mít rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, đồng thời chứa một lượng lớn đường tự nhiên. Theo một nghiên cứu, 150g mít gồm những thành phần sau:

  • Calo: 143
  • Chất béo: 1 g
  • Chất đạm: 2,6g
  • Tinh bột: 35g
  • Chất xơ: 2,3 g
  • Vitamin B6: 29% Giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin C: 23% DV
  • Kali: 676 mg

Mít rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C và vitamin B6. Nghiên cứu chỉ ra rằng những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, miễn dịch và ngăn ngừa chứng viêm mãn tính.

Mít rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, đồng thời chứa một lượng lớn đường tự nhiên

Mít rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, đồng thời chứa một lượng lớn đường tự nhiên

Chỉ số đường huyết của mít là bao nhiêu?

Mít là loại trái cây có hàm lượng đường cao. 100g mít chứa khoảng 12,2 gam đường, tức là khoảng hơn 2 thìa cà phê đường. Bằng cách chỉ nhìn vào hàm lượng đường, có vẻ như đối với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường, ăn mít có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu. 

Tuy nhiên, chỉ số đường huyết (GI) của mít là khoảng 50 đến 60 trên thang điểm trung bình và có hàm lượng chất xơ cao. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong mít có chứa cả chất xơ và protein, góp phần làm giảm GI của mít. Tải lượng đường huyết của loại quả này là 13-18, được coi là mức lành mạnh. 

Chỉ số đường huyết của mít là khoảng 50 đến 60 trên thang điểm trung bình

Chỉ số đường huyết của mít là khoảng 50 đến 60 trên thang điểm trung bình

Tiểu đường ăn mít được không?

Với chỉ số đường huyết trung bình, liệu bệnh nhân tiểu đường ăn mít được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Đường tự nhiên và chất xơ trong mít có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn mít có thể ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng tiểu đường bằng cách điều chỉnh lượng glucose và insulin giải phóng trong cơ thể, cải thiện độ nhạy insulin.

Mít có nhiều chất xơ, kali, vitamin thiết yếu và khoáng chất. Tuy nhiên, mít chín ít dinh dưỡng hơn mít sống. Mít chưa chín hoặc vừa chín tới chỉ có 20% lượng đường so với mít chín mùi. Do đó, người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn mít sống hơn.

Xem thêm:

Tiểu đường ăn mít được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải

Tiểu đường ăn mít được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải

Lợi ích sức khỏe của mít đối với người tiểu đường

Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Mít là một nguồn chất chống oxy hóa tốt bao gồm vitamin C và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh và bảo vệ chống lại stress oxy hóa. 

Giàu vitamin B: Mít là một trong những loại trái cây giàu nhóm vitamin B tổng hợp và chứa một lượng rất tốt vitamin B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và axit folic 2.

Nguồn vitamin A dồi dào: Mít là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, rất quan trọng để duy trì thị lực khỏe mạnh và chức năng miễn dịch. Mít cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, trị đái tháo đường, chống viêm và chống oxy hóa.

Giúp kiểm soát huyết áp: Tiểu đường có nên ăn mít không? Ngoài ra, mít là nguồn cung cấp kali dồi dào, rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng liên quan đến huyết áp của người tiểu đường. 

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ có trong mít làm cho nó trở thành một loại thuốc nhuận tràng tốt. Hàm lượng chất xơ cao cũng duy trì nhu động ruột trơn tru và ngăn ngừa táo bón ở người tiểu đường.

Giúp giảm cân: Mít cũng chứa ít calo và chất béo nên là lựa chọn tốt cho những người bệnh tiểu đường đang cố gắng kiểm soát cân nặng.

Mít cung cấp kali ngăn ngừa biến chứng liên quan đến huyết áp của người tiểu đường

Mít cung cấp kali ngăn ngừa biến chứng liên quan đến huyết áp của người tiểu đường

Những lưu ý cần biết khi người tiểu đường ăn mít

Cách tốt nhất để tiêu thụ mít là ăn mít sống hoặc vừa chín tới nhưng chưa chín hoàn toàn. Điều này làm giảm hàm lượng đường trong mít, an toàn cho người bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 75g mít, nhưng không nên ăn mỗi ngày với lượng này để tránh tích tụ đường lâu dài, làm tăng lượng đường trong máu.

Nên ăn mít sau bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng, không ăn lúc đói để không bị khó tiêu hay đầy bụng. Quan trọng là không ăn mít vào buổi tối để tránh hàm lượng chất xơ cao gây khó tiêu, khó chịu ảnh hưởng giấc ngủ.

Tiểu đường có ăn được hạt mít không? Ngoài múi thì hạt mít cũng rất ngon và bùi. Trong hạt mít có tinh bột nhưng lại giàu chất xơ. Do đó người tiểu đường có thể ăn hạt mít với lượng nhỏ bằng cách rang hoặc luộc chấm với gia vị.

Người tiểu đường có thể ăn hạt mít luộc với lượng nhỏ

Người tiểu đường có thể ăn hạt mít luộc với lượng nhỏ

Người bị dị ứng với mít có thể dẫn đến nhiều phản ứng viêm nhiễm và cảm giác khó chịu trong cơ thể. Nếu bị dị ứng với phấn hoa bạch dương, người bệnh cũng có thể dị ứng với mít. Vì thế tốt nhất người bệnh nên xem xét các yếu tố này trước khi ăn mít.

Nếu người bệnh có vấn đề về đông máu, thì việc ăn mít có thể gây hại vì nó có thể dẫn đến tăng đông máu. Ngoài ra, vì lý do này mà các bác sĩ cũng khuyên không nên ăn mít trước hoặc sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.

Điều quan trọng nhất là người bệnh tiểu đường cần chủ động theo dõi đường huyết mỗi ngày bằng máy kiểm tra đường huyết để biết được cơ thể có bất kỳ phản ứng nào khi ăn mít không. Điều này cũng giúp người bệnh biết được hiệu quả của lối sống hiện tại và quá trình điều trị, từ đó có thể đưa ra kế hoạch điều chỉnh thích hợp.

Người bệnh tiểu đường cần chủ động theo dõi đường huyết mỗi ngày

Người bệnh tiểu đường cần chủ động theo dõi đường huyết mỗi ngày

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn mít được không, mong rằng thông tin sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất