Người tiểu đường ăn trứng được không và nên ăn như thế nào?

6973

Người tiểu đường ăn trứng được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc. Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và một số chất dinh dưỡng khác. Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được tiểu đường có ăn được trứng gà không và đưa ra một số lời khuyên khi ăn trứng dành cho người bị tiểu đường.

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng là thực phẩm tự nhiên và khác nhau về kích thước cũng như giá trị dinh dưỡng. Các giá trị dinh dưỡng điển hình có trong một quả trứng lớn, tươi, sống (khoảng 50g):

  • 72 calo
  • 4,8g chất béo
  • 6g chất đạm
  • 0,4g carbohydrate (bao gồm 0,2g đường)
  • 186mgcholesterol
  • 71mg natri
  • 1mcg vitamin D
  • 28mg canxi
  • 0,9mg sắt
  • 69 mg kali

Hầu hết các chất dinh dưỡng đều có trong lòng đỏ, bao gồm vitamin D và cholesterol. Tuy nhiên, lòng trắng có nhiều protein hơn.

Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Tiểu đường ăn trứng được không?

Khi được hỏi tiểu đường ăn trứng được không, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra câu trả lời là ĐƯỢC và cho rằng trứng là một lựa chọn thực phẩm tốt cung cấp nguồn protein tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu, điều này có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trứng có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là chúng không có tác động lớn đến lượng đường trong máu. 

Vì những lý do này, ADA khuyến cáo rằng bệnh nhân tiểu đường nên ăn trứng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tất nhiên, như với tất cả các loại thực phẩm, điều cần thiết là ăn trứng ở mức độ vừa phải.

Tiểu đường ăn trứng được không? Câu trả lời là ĐƯỢC

Tiểu đường ăn trứng được không? Câu trả lời là ĐƯỢC

Ăn trứng có làm tăng cholesterol không?

Người bị tiểu đường luôn phải theo dõi mức cholesterol vì bệnh tiểu đường có thể phá vỡ sự cân bằng cholesterol LDL (xấu) và HDL (tốt) của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một số người lo lắng rằng ăn trứng sẽ làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng cholesterol trong chế độ ăn ít ảnh hưởng đến tổng lượng cholesterol trong cơ thể. Do đó, ăn trứng sẽ không làm tăng cholesterol xấu. Mối nguy hiểm đến từ việc ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bánh ngọt, bánh quy, thịt xông khói, kẹo,…

Người tiểu đường ăn trứng sẽ không làm tăng cholesterol xấu 

Người tiểu đường ăn trứng sẽ không làm tăng cholesterol xấu

Lợi ích sức khỏe của trứng đối với bệnh nhân tiểu đường

Trứng hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu

Khi ăn trứng, cơ thể sẽ phân hủy protein trong trứng và sử dụng nó làm năng lượng. Điều này có thể hỗ trợ giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá cao sau khi ăn.

Trứng giúp giảm cân

Tiểu đường ăn trứng được không? Nếu người bệnh tiểu đường thừa cân hoặc béo phì thì việc giảm cân đặc biệt rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh. Trứng có thể giúp người bệnh giảm cân vì chúng là thực phẩm ít calo, dồi dào protein tốt, có thể giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn.

Trứng có thể giảm cholesterol

Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Trứng có thể giúp giảm mức cholesterol vì chúng chứa chất béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác tốt cho tim.

Trứng cải thiện độ nhạy insulin

Kháng insulin là một vấn đề thường gặp ở bệnh tiểu đường loại 2. Trứng có thể hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin vì chúng chứa các chất dinh dưỡng giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Trứng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe tổng thể

Tiểu đường ăn trứng được không? Trứng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin D và choline. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh.

Trứng cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh tiểu đường

Trứng cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày?

Trứng chắc chắn có hàm lượng cholesterol cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, nhưng chúng cũng chứa nhiều hợp chất có lợi và các chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật khác. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến tổng lượng cholesterol trong máu. Và trên thực tế đã được chứng minh là làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là Cholesterol tốt.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nếu chế độ ăn uống tổng thể trong một ngày cân bằng và lành mạnh, có mức cholesterol bình thường, không có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc bất kỳ bệnh lý nền nào khác, người bệnh có thể an tâm tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày. Mặt khác, nếu người bệnh có chỉ số BMI cao, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, có mức LDL cao thì nên hạn chế tiêu thụ tối đa 3 quả trứng/tuần.

Xem thêm:

Người tiểu đường có mức cholesterol bình thường, không có tiền sử bệnh tim có thể ăn 1 quả trứng/ngày

Người tiểu đường có mức cholesterol bình thường, không có tiền sử bệnh tim có thể ăn 1 quả trứng/ngày

Những lưu ý người tiểu đường cần biết khi ăn trứng

Cách bổ dưỡng nhất để nấu trứng là chỉ cần luộc. Các chuyên gia và bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên kết hợp ăn trứng luộc với rau xắt nhỏ, rau xanh và salad, thay vì ăn trứng cùng với thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt xông khói, xúc xích hoặc ăn kèm với bánh ngọt. 

Nếu người bệnh tiểu đường muốn ăn trứng chiên, hãy cân nhắc chuyển sang dùng dầu tốt cho tim mạch hơn như ngô, cải dầu hoặc dầu ô liu.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn trứng vào bữa sáng bằng món trứng bác, trứng tráng hoặc trứng luộc chín. 

Một cách khác để đưa trứng vào chế độ ăn uống là ăn trứng như một bữa ăn nhẹ. Người bệnh có thể luộc kỹ một vài quả trứng, cho vào tủ lạnh để ăn nhanh.

Tiểu đường ăn trứng vịt được không? Khác với trứng gà, trứng vịt nhất là trứng vịt lộn thường không được khuyên dùng cho người tiểu đường. Người bệnh ăn trứng vịt lộn sẽ làm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao, ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Bệnh nhân tiểu đường ăn trứng vịt lộn sẽ dễ làm tăng nguy cơ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tắc nghẽn động mạch.

Người bệnh tiểu đường nên kết hợp ăn trứng luộc với rau xắt nhỏ, rau xanh và salad

Người bệnh tiểu đường nên kết hợp ăn trứng luộc với rau xắt nhỏ, rau xanh và salad

Để biết được việc tiêu thụ trứng ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bệnh của mình, người bệnh tiểu đường cần chủ động theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày với máy đo đường huyết tại nhà. Điều này cũng giúp người bệnh theo dõi được hiệu quả của quá trình điều trị và lối sống ăn uống, tập luyện của mình.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng nội dung trên đã giải đáp được thắc mắc tiểu đường ăn trứng được không. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc thông tin và chúc bạn luôn khỏe mạnh!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất