Những người không nên uống sắn dây tránh gây hại sức khỏe

250

Nước sắn dây là thức uống thơm ngon, không chỉ thích hợp để giải nhiệt cơ thể mà còn đem đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, có những người không nên uống sắn dây để tránh gây ra những tác hại cho sức khỏe. Tìm hiểu ngay những người không nên uống bột sắn dây cùng một số lưu ý khi uống để đảm bảo sức khỏe.

Những người không nên uống sắn dây tránh gây hại sức khỏe

Những người không nên uống sắn dây tránh gây hại sức khỏe

Lợi ích sức khỏe khi uống sắn dây

Cải thiện tiêu hóa

Chất xơ trong sắn dây có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa hoặc giảm táo bón. Hơn nữa, ăn nhiều chất xơ cũng được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, sắn dây còn có khả năng trung hòa axit dạ dày, giúp người bệnh viêm loét dạ dày tiêu hóa tốt hơn, giảm cảm giác khó chịu và ăn uống ngon miệng hơn. 

Tăng cường sức khỏe của xương

Sắn dây chứa nhiều vitamin K , canxi và sắt. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển xương. Mật độ xương giảm khi già đi dẫn đến các tình trạng như loãng xương, viêm xương khớp, suy nhược chung và thiếu linh hoạt. Uống sắn dây thường xuyên có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe xương, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

Tiêu thụ sắn dây thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe xương

Tiêu thụ sắn dây thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe xương

Giảm lượng đường trong máu

Nhiều nghiên cứu cho biết, chất puerarin trong sắn dây không chỉ có tác dụng hỗ trợ chống viêm và oxy hoá, bảo vệ tuyến tụy mà còn có thể giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin hiệu quả.

Puerarin có thể ức chế phản ứng Maillard, hình thành phản ứng tạo ra một hợp chất giữa axit amin và đường khử. Khi phản ứng này được kiểm soát cũng sẽ phòng ngừa được bệnh tiểu đường

Không chỉ vậy, puerarin còn có thể ngăn ngừa các biến chứng từ bệnh tiểu đường như tim mạch, thần kinh tiểu đường, võng mạc tiểu đường,…

Bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể

Sắn dây được biết đến là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa các bệnh lý do thiếu sắt. Một cốc bột sắn dây có thể cung cấp đến 2,4 miligam sắt. Để hấp thụ được hàm lượng sắt từ sắn dây hiệu quả nhất, tốt nhất bạn nên dùng sắn dây cùng với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ lượng sắt cho cơ thể.

Sắn dây cung cấp chất sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa các bệnh lý do thiếu sắt

Sắn dây cung cấp chất sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa các bệnh lý do thiếu sắt

Hỗ trợ cai nghiện rượu

Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những người nghiện rượu sau một tuần uống sắn dây đã tiêu thụ ít rượu hơn bình thường. Tiêu thụ sắn dây cũng được xem là phương pháp điều trị nghiện rượu từ thời Trung Quốc xa xưa.

Giúp chị em cải thiện vòng 1

Sắn dây chứa nhiều protein và lecithin, đặc biệt có lợi trong việc kích thích sản sinh hormone estrogen ở nữ. Vì thế tiêu thụ sắn dây còn có thể giúp vòng 1 của nữ giới săn chắc và đầy đặn hơn. 

Uống sắn dây có thể giúp chị em cải thiện vòng 1

Uống sắn dây có thể giúp chị em cải thiện vòng 1

Mặc dù sắn dây có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng cũng có những người không nên uống sắn dây. Vậy đó là những đối tượng nào? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Những người không nên uống sắn dây để đảm bảo sức khỏe

Với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhiều người luôn muốn bổ sung sắn dây vào chế độ ăn uống của mình nhưng thực tế cho thấy có những người không nên uống sắn dây. Vậy những ai không nên uống bột sắn dây?

Trẻ em là những người không nên uống sắn dây

Sắn dây khi đem pha thành nước là dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa khỏe mạnh được như người lớn nên khi uống sắn dây sẽ dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Nếu người lớn vẫn muốn cho trẻ em tiêu thụ sắn dây thì phải pha chín kỹ lưỡng để giảm tính hàn.

Người mắc bệnh lý huyết áp

Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thấp hay suy nhược cơ thể cũng thuộc danh sách những người không nên uống sắn dây, đặc biệt là vào buổi sáng. Đây là thời điểm lượng hormone trong máu không cao, nếu uống sắn dây thì tính hàn của sắn dây sẽ làm bụng bệnh dễ bị đầy hơi và khó tiêu.

Người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp thấp là những người không nên uống sắn dây

Người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp thấp là những người không nên uống sắn dây

Những người mắc phải dương khí hư

Theo Đông y, người mắc chứng dương khí hư sẽ có những triệu chứng như đại tiện lỏng, chướng bụng, đầy hơi, tay chân dễ bị lạnh, không cảm thấy khát nước, nhạt miệng,… Nếu uống sắn dây, cơ thể người bệnh sẽ bị hạ nhiệt khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do đó người mắc phải dương khí hư cũng thuộc nhóm những người không nên uống sắn dây.

Phụ nữ mang thai là những người không nên uống sắn dây

Nếu cơ thể phụ nữ đang mang thai sinh nhiệt cao thì có thể uống sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai khi đang bị lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường thì tuyệt đối không nên uống bột sắn dây. Ngoài ra, phụ nữ bị động thai, bị doạ sảy thai, dạ con co bóp nhiều cũng nên hạn chế sử dụng sắn dây và tốt nhất là phụ nữ đang trong thai kỳ nên tuân theo sự hướng dẫn, tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn uống.

Những ai không nên uống bột sắn dây? Phụ nữ mang thai không nên uống loại nước này

Những ai không nên uống bột sắn dây? Phụ nữ mang thai không nên uống loại nước này

Những lưu ý quan trọng khi uống sắn dây để đảm bảo sức khỏe

Khi muốn tiêu thụ sắn dây, bên cạnh việc lưu ý về những người không nên uống sắn dây thì bạn cũng cần quan tâm đến cách pha chế và uống sắn dây đúng cách để không gây phản tác dụng, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

  • Tốt nhất nên pha bột sắn dây với nước nóng hoặc nấu thật chín kỹ tránh gây tiêu chảy, đau bụng.
  • Bột sắn dây không nên uống với gì? Không pha sắn dây cùng với mật ong, vì sự kết hợp này sẽ vô tình tạo ra một số chất có hại cho sức khoẻ.
  • Bột sắn dây không nên ăn với gì? Bạn không nên ướp hoa bưởi với sắn dây vì hỗn hợp này sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sắn dây.
  • Không uống sắn dây khi bụng đói mà hãy uống sau bữa trưa hoặc buổi tối, cách bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ.
  • Có thể uống 1 ly sắn dây mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Không nên uống sắn dây quá nhiều cùng lúc hoặc nhiều lần trong ngày.
Nên pha bột sắn dây với nước nóng hoặc nấu thật chín kỹ

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hoặc nấu thật chín kỹ

Trên đây là giải đáp băn khoăn về những người không nên uống sắn dây cùng một số lưu ý khi uống sắn dây để đảm bảo sức khỏe. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe, ngập tràn niềm vui!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất