Mọi người thường băn khoăn không biết huyết áp thấp nên uống thuốc gì? Chia sẻ với các bạn, nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số loại thuốc cho người huyết áp thấp.
Huyết áp thấp nên uống thuốc gì?
Theo các bác sĩ chuyên môn, mục đích điều trị bệnh huyết áp thấp là đưa huyết áp tăng trở lại bình thường và sau đó duy trì để tránh tái phát. Trên thực tế, hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với bệnh huyết áp thấp. Đa phần thuốc dùng để điều trị huyết áp thấp hiện nay đều chỉ điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng tăng huyết áp tạm thời:
Thuốc Ephedrin
Loại thuốc này là thuốc giống thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch, tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi.
Lưu ý: Dùng loại thuốc này cần phải thận trọng vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ.
Không dùng thuốc liên tục trong nhiều ngày. Với những trường hợp bị suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người cao tuổi lại càng phải thận trọng hơn khi cần sử dụng ephedrin để tăng huyết áp.
Thuốc Heptamyl
Loại thuốc này là thuốc trợ tim, tăng cường sức bóp của tim, dùng để điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợp do dùng thuốc hướng tâm thần.
Lưu ý: Thuốc không được dùng cho các trường hợp cường giáp, tăng huyết áp mạn tính. Với các vận động viên, cần hạn chế dùng heptamyl do thuốc có chứa hoạt chất gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.
Thuốc Pantocrin
Thuốc này có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch, ống tiêm 1ml tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Hiện nay đã có dung dịch pantocrin dạng uống.
Thuốc Bioton
Loại thuốc này có tác dụng chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực…
Thông tin về một số loại thuốc cho bệnh nhân huyết áp thấp, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, không được phép tự ý sử dụng mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lời khuyên cho bạn:
- Khi bị huyết áp thấp, để kiểm soát tốt bệnh bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhất.
- Nên ăn mặn hơn so với người bình thường, bổ sung thêm các loại đồ uống có chất kích thích như chè, cà phê… Để hạn chế các trường hợp bị hạ huyết áp tư thế người bệnh nên cẩn thận khi thay đổi tư thế, không thay đổi đột ngột.
- Khi có xác triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu.
- Thường xuyên tự kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp để có thể chủ động theo dõi và điều trị bệnh.
Huyết áp thấp là gì?
Bệnh huyết áp ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có lối sống lười vận động, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… Những người mắc bệnh huyết áp thường phải sử dụng thuốc hằng ngày nhằm giữ huyết áp ổn định. Bệnh huyết áp có 02 loại: huyết áp cao và huyết áp thấp. Người bệnh huyết áp cao có chỉ số huyết áp vượt ngưỡng cho phép và hầu như chỉ số này luôn có xu hướng đi lên. Ngược lại, người mắc bệnh huyết áp thấp có chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp
Mỗi người có dấu hiệu tụt huyết áp khác nhau, từ hoa mắt, chóng mặt đến ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Người bị huyết áp thấp thường gặp các triệu chứng như:
- Đau đầu, chóng mặt do máu không đủ lên não, tình trạng này hay xảy ra lúc ngủ hoặc buổi sáng.
- Mạch nhanh, thở nông, buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh khi huyết áp giảm đột ngột.
- Cảm thấy lạnh, da nhợt nhạt, môi tím, chân tay tê mỏi và khó ngủ ban đêm, nhưng lại ngủ gật ban ngày.
- Giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô gây đau rát và khó đạt khoái cảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Nhìn mờ, khó tập trung, hay quên và dễ cáu giận.
- Mệt mỏi, khó chịu, có thể ngất xỉu khi thay đổi tư thế.
Dấu hiệu của huyết áp thấp tuy không đến rầm rộ như huyết áp cao, nhưng những gì nó gây ra lại làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Với những giải pháp hỗ trợ điều trị, đòi hỏi phải có sự kiên trì cao trong quá trình sử dụng, và cũng tùy cơ địa đáp ứng của mỗi người nhưng đa số các trường hợp có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của huyết áp thấp chỉ trong vòng 3 – 4 tháng.
Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi huyết áp thấp nên uống thuốc gì? Chúng tôi chúc bạn luôn thật nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống.