Trong thịt bò có nhiều protein nhưng cũng chứa không ít chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế một trong những thắc mắc phổ biến nhất mà những người mắc bệnh tiểu đường thường tự hỏi là liệu người tiểu đường có ăn được thịt bò không. Cùng Siêu Thị Y Tế tìm ra lời giải đáp trong bài chia sẻ bên dưới nhé!
Giá trị dinh dưỡng của thịt bò
Thành phần dinh dưỡng của thịt bò có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào cách bạn nấu nó. Tuy nhiên, trung bình một khẩu phần 100g thịt bò chứa:
- Calo: 265
- Chất đạm : 21 gam
- Chất béo: 19 gam
- Carbohydrate: 0 gram
- Chất xơ: 0 gam
- Đường: 0 gam
Một khẩu phần thịt bò cung cấp 12% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cũng như vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12 và khoáng chất gồm phốt pho, kẽm,…
>> Nội dung liên quan:
- Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Những lưu ý khi ăn
- Tiểu đường ăn mì tôm được không? Những lưu ý cần biết khi ăn
Ăn thịt đỏ có gây bệnh tiểu đường không?
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt bê. Thịt đã qua chế biến là loại thịt được bảo quản bằng cách ướp muối, xông khói, sấy khô hoặc đóng hộp.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã quan sát một nhóm người trung niên trong 4 năm. Kết quả phát hiện ra rằng những người ăn thịt đỏ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 48% so với những người không ăn mỗi ngày.
Thịt đỏ đã qua chế biến đặc biệt có hại cho sức khỏe vì các chất bảo quản, chất phụ gia, hóa chất (nitrit, nitrat) được thêm vào thịt trong quá trình sản xuất có thể gây hại cho tuyến tụy (cơ quan sản xuất insulin) và tăng khả năng kháng insulin.
Vì thịt đỏ là nguồn cung cấp chất béo bão hòa, cholesterol, protein động vật và haem-iron (chất chứa sắt) nên các nhà khoa học cho rằng những chất này trong thịt đỏ có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thịt bò cũng là một trong những loại thịt đỏ, vậy liệu tiểu đường ăn thịt bò được không và có cần kiêng hoàn toàn không? Phần tiếp theo của bài viết sẽ đưa ra cho bạn câu trả lời chi tiết.
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Như đã nêu ở nội dung trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ thịt đỏ bao gồm cả thịt bò, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Điều này là do thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và sắt heme có thể làm giảm độ nhạy insulin, làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Ngoài ra, các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích và thịt xông khói, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì chúng thường chứa thêm đường và chất bảo quản.
Vậy bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Câu trả lời là những người mắc bệnh tiểu đường không cần phải kiêng ăn thịt bò hoàn toàn mà nên hạn chế ăn. Thịt bò nạc như thịt thăn có thể là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường. Thịt thăn bò có ít chất béo bão hòa và calo hơn những miếng sườn bò và bít tết. Ngoài ra, phần thịt thăn bò cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin B12 tốt cho sức khỏe.
>> Dành cho bạn:
Người bị tiểu đường cần ăn thịt bò như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Hiểu rõ bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không và ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe là điều rất quan trọng. Người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau đây khi ăn thịt bò:
- Không ăn quá nhiều thịt bò, lượng thịt bò tiêu thụ được khuyến nghị trong mỗi tuần là từ 350-500g thịt bò đã nấu chín.
- Không ăn nhiều hơn 90g thịt bò mỗi ngày. Nếu người bệnh đã ăn hơn 70g thịt bò trong một ngày thì không nên ăn hoặc ăn ít hơn ở những ngày tiếp theo.
- Chọn ăn thịt bò tươi, không nên ăn thịt bò chế biến sẵn như thịt đóng hộp, thịt bò muối.
- Chỉ nên thỉnh thoảng ăn thịt bò, không xem thịt bò như món ăn chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
- Luôn chọn ăn thịt nạc (thăn bò) vì đây là phần thịt có ít mỡ. Khi chế biến thịt bò, người bệnh cần loại bỏ càng nhiều mỡ càng tốt.
- Nấu thịt bò ở nhiệt đồ vừa phải. Bạn có thể hấp, nấu canh hoặc áp chảo.
Gợi ý những loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Hải sản bao gồm cá, động vật có vỏ có ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn hầu hết các loại thịt đỏ nên tốt cho người tiểu đường. Cá béo (cá hồi, cá rô phi và cá vược) cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời.
Thịt gia cầm như thịt gà giàu protein với ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn thịt đỏ. Khi ăn, người bệnh cần chọn phần thịt lườn ít mỡ hơn phần chân và đùi.
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein lành mạnh sẽ tốt cho người tiểu đường bao gồm các loại thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ có nhiều chất đạm, ít calo và carbohydrate; trứng chần sơ, luộc chín, luộc sơ hoặc luộc kỹ.
Các sản phẩm từ sữa có một số protein và là nguồn carbohydrate lành mạnh. Bệnh nhân tiểu đường nên chọn sữa và sữa chua ít béo hoặc không béo.
>> Tham Khảo:
Các loại đậu như đậu thận, pinto, đậu đen chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như magiê, kali,.. Đậu có chứa carbohydrate và cũng cung cấp lượng protein tương đương với khoảng 30g thịt mà không có chất béo bão hòa.
Khoảng 30g hạt không chỉ giúp người bệnh có được chất béo lành mạnh mà còn có thể kiểm soát cơn đói tuyệt vời. Ngoài ra, các loại hạt còn cung cấp magie và chất xơ. Một số loại hạt như quả óc chó và hạt lanh là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào.
Rau bina, cải thìa và cải xoăn là những loại rau lá xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, K, sắt, canxi và kali. Những loại rau này giàu năng lượng, ít calo và carbohydrate nên người tiểu đường cũng cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.
Bưởi, cam, chanh,… là những loại trái cây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, folate và kali hàng ngày cho người bị tiểu đường.
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh tiểu đường cần chủ động kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày với máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi tác động của lối sống và các phương pháp điều trị đối với tình trạng bệnh của mình. Tham khảo ngay dòng máy đo đường huyết Sapphire và Benecheck đang được bán với giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế bạn nhé!
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4 |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+ |
Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn hiểu rõ người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog bạn nhé, tại đây chúng tôi chia sẻ rất nhiều thông tin sức khỏe bổ ích cho bạn!
>> Hữu Ích:
- Top 3 máy đo đường huyết nào tốt hiện nay nên mua?
- Máy đo đường huyết liên tục là gì? Những ai cần sử dụng?