Giải đáp thắc mắc: Liệu ăn mặn có bị tiểu đường không?

597

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Mọi người đều biết rằng những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đến lượng carbohydrate ăn trong một ngày, nhưng không phải ai cũng biết rằng những người mắc bệnh tiểu đường cũng cần theo dõi lượng muối tiêu thụ. Hãy cùng tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của việc ăn muối đối với bệnh tiểu đường trong bài viết sau từ Siêu Thị Y Tế.

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Vì sao?

Mặc dù muối không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng điều quan trọng là bạn phải hạn chế lượng ăn trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường vì quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. 

Thực phẩm mặn thường có GI cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và do đó lượng muối cao có thể gián tiếp liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Ngoài ra, ăn mặn cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin làm cho insulin hoạt động kém, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Nếu những người mắc bệnh tiểu đường không bị tăng huyết áp, lượng muối dư thừa trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến mất nước, làm khó kiểm soát lượng đường trong máu, kháng insulin và tăng khả năng nhiễm toan ceton (rối loạn nội tiết và chuyển hóa) do tiểu đường theo thời gian. 

Vì thế, câu trả lời cho thắc mắc “Ăn mặn có bị tiểu đường không?” là , ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cụ thể là tiểu đường tuýp 2.

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Ăn mặn có thể dẫn đến kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Ăn mặn có thể dẫn đến kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Lời khuyên hữu ích để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn 

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2300 mg mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp cao, bệnh thận mãn tính hoặc những người trên 51 tuổi nên giảm lượng natri hấp thụ nhiều hơn, xuống mức thấp nhất là 1500 mg/ngày. Cuối cùng, lượng natri hàng ngày nên được điều chỉnh phù hợp với sức khỏe và lối sống cá nhân của bạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để biết các khuyến nghị thích hợp.

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2300 mg mỗi ngày

Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2300 mg mỗi ngày

Điều quan trọng cần lưu ý là những người mắc bệnh tiểu đường không cần phải loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có hàm lượng natri cao hơn. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh và thỉnh thoảng bổ sung thực phẩm giàu natri. 

Sau khi biết được ăn mặn có bị tiểu đường không, hãy tham khảo 7 mẹo để giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày dưới đây:

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Trái cây tươi có hàm lượng natri thấp tự nhiên. Chọn rau tươi hoặc rau đông lạnh không có nước sốt. Mua các loại rau đóng hộp có ghi “ít hơn 40% natri” hoặc “ít natri”

>> Xem ngay: Bật mí 10+ loại trái cây dành cho người tiểu đường

Ăn thực phẩm giàu kali

Kết hợp các loại thực phẩm giàu kali như khoai lang, rau lá xanh, các loại hạt không ướp muối, nhiều loại trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn. Kali giúp chống lại tác dụng của natri và có thể làm giảm huyết áp. Đặt mục tiêu ăn 2 chén rau không chứa tinh bột mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh

Ăn ngũ cốc nguyên hạt

So sánh nhãn thực phẩm trên bánh mì, bánh quy giòn, ngũ cốc ăn sáng, mì ống và chọn những loại có hàm lượng natri thấp. Chọn các loại ngũ cốc cho người tiểu đường nguyên hạt không tẩm gia vị như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch và hạt diêm mạch.

Tránh thực phẩm nhiều chế biến

Chọn các loại thịt nguội có hàm lượng natri và tránh các loại thịt có hàm lượng natri cao như xúc xích, thịt xông khói và thịt hộp.

Khi đi ăn ngoài

Khi đi ăn ngoài, hãy tránh thức ăn có nước sốt. Tập trung vào các món nướng thay vì thực phẩm chiên hoặc nghiền nát, vì những món này có xu hướng chứa hàm lượng natri cao. Bạn cũng có thể yêu cầu không thêm muối vào phần ăn của mình.

Uống sữa

Sữa và sữa chua chỉ chứa một lượng nhỏ natri tự nhiên, trong khi phô mai chế biến có hàm lượng natri cao hơn. 

>> Xem ngay: Lợi ích tuyệt vời của sữa hạt cho người tiểu đường

Giảm muối khi nấu ăn

Khi nấu ăn, hãy thử thay muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác. Tránh hỗn hợp gia vị có bao gồm muối như muối tỏi. Khi ăn mì gói, không nên cho hết cả gói súp gia vị vào.

Khi nấu ăn, hãy thay muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác

Khi nấu ăn, hãy thay muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác

Để kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết bạn nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bài viết trên đã giúp bạn biết được ăn mặn có bị tiểu đường không. Siêu Thị Y Tế chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất