Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật an toàn tại nhà

1363

Sốt co giật thường xảy ra khi trẻ nhỏ bị sốt trên 38°C. Các cơn co giật kéo dài vài phút khiến nhiều ba mẹ lo lắng và rối trí không biết nên làm gì để giữ an toàn cho bé. Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng, an toàn cùng những lưu ý quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua.

Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật an toàn tại nhà

Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật an toàn tại nhà

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng để đảm bảo an toàn cho bé

Trẻ bắt đầu co giật khi sốt thường mất tự chủ hoàn toàn. Thông thường, các cơn co giật sẽ kéo dài vài phút và có thể tái phát trong vài giờ. Vì vậy ba mẹ cần thường xuyên theo dõi và biết cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra với bé. Sau đây là các bước xử lý khi trẻ bị sốt co giật tại nhà:

  • Đặt trẻ nằm thoải mái, đầu trẻ nghiêng sang phải và nới lỏng quần áo để trẻ dễ thở. Đây là bước quan trọng trong cách xử lý khi con bị sốt co giật.
  • Tạo không gian thoáng mát, không để nhiều đồ dùng quanh khiến trẻ bị ngột ngạt và bí khí.
  • Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng là chỉ dùng thuốc đặt ở hậu môn để hạ sốt nếu bé sốt trên 38 độ C. Tùy vào cân nặng mà ba mẹ dùng thuốc hạ sốt với liều thích hợp (thường là 10 – 15mg/kg/lần).
  • Đếm mạch, nhịp thở xem bao nhiêu lần một phút.
  • Chuyển trẻ đến bệnh viện để khám tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng để đảm bảo an toàn cho bé

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng để đảm bảo an toàn cho bé

Những vấn đề ba mẹ cần chú ý khi bé bị sốt co giật

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi bị sốt co giật thì ba mẹ cần chú ý một vài điểm sau:

  • Không nên hốt hoảng ẳm trẻ chạy đi trong khi bé đang trong cơn co giật vì làm như vậy ba mẹ sẽ vô tình làm cơ thể trẻ bị tác động mạnh, dễ làm co giật nghiêm trọng.
  • Không được cố gắng cạy răng trẻ hoặc dùng vật cứng để ngang miệng trẻ vì sợ bé cắn vào lưỡi. Trên thực tế, trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật nếu trẻ có cắn vào lưỡi thì cũng không gây nguy hiểm bằng việc ba mẹ cố gắng cạy răng, dùng vật cứng đặt vào miệng vì điều này sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thậm chí có thể làm gãy răng và sụt lợi.
  • Không dùng tay cho vào miệng bé, vì như vậy ba mẹ sẽ dễ bị trẻ cắn trúng gây chảy máu và không đảm bảo vệ sinh. Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng trong cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật nhưng ít ba mẹ để ý đến.
Tuyệt đối không dùng tay hoặc đưa bất kỳ vật gì vào miệng khi bé bị sốt co giật

Tuyệt đối không dùng tay hoặc đưa bất kỳ vật gì vào miệng khi bé bị sốt co giật

  • Không chườm lạnh hay dùng cồn để lau cho bé để tránh bị nhiễm lạnh, viêm phổi. Nước đá lạnh sẽ gây co mạch, khiến bé run rẩy làm tăng sinh nhiệt. Đặc biệt lau người của bé bằng cồn còn có thể gây ngộ độc do cồn thấm qua da.
  • Không vắt chanh vào miệng trẻ khi trẻ sốt co giật. Mặc dù đây là mẹo dân gian được nhiều người truyền miệng nhưng các bác sĩ cho biết việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nước cốt chanh chứa nhiều axit có thể kích thích phản xạ co thắt thanh môn. Khi trẻ nhỏ bị đóng nắp thanh môn thì dễ xuất hiện tím tái, hít sặc nước cốt chanh vào phổi dễ gây viêm phổi.
  • Không cho trẻ uống bất kì thuốc gì vì trẻ co giật rất dễ hít sặc thuốc vào đường thở, nguy hiểm có thể gây nghẹt thở.
  • Trẻ sốt cao lên cơn co giật cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sốt cao lên cơn co giật cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu

Trẻ sốt cao lên cơn co giật cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu

Trẻ bị sốt co giật có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu cho biết triệu chứng sốt co giật thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi – 6 tuổi. Khoảng 30% trẻ nhỏ trong nhóm tuổi này bị sốt co giật thể nặng tức là bé xuất hiện co giật nhiều lần trong suốt 24 tiếng đồng hồ.

Dù là trẻ sốt co giật thể thường hay phức tạp thì ba mẹ cũng cần biết cách xử lý trẻ bị sốt co giật đúng, an toàn và kịp thời để tránh dẫn đến biến chứng như động kinh, tổn thương não, rối loạn tic, tăng động giảm chú ý,…

Vậy nên khi ba mẹ phát hiện trẻ bị sốt co giật thì tuyệt đối không được chủ quan. Việc trang bị kiến thức về cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đặc biệt hữu ích để ba mẹ có thể xử trí nhanh và đúng đắn, hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra với trẻ.

Trẻ sốt co giật nếu không được xử lý đúng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm

Trẻ sốt co giật nếu không được xử lý đúng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm

Cách phòng ngừa trẻ bị co giật khi sốt

Sau khi đã biết cách xử lý khi trẻ sốt lên cơn co giật, ba mẹ cũng nên chủ động thực hiện các bước để phòng ngừa tình trạng này xảy ra với bé. Dưới đây là lời khuyên hữu ích cho ba mẹ để giúp bé ngăn ngừa sốt co giật:

  • Cho bé bú nhiều sữa và uống nhiều nước hơn để bù nước bị thất thoát do sốt.
  • Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ cần tiêu thụ đa dạng thực phẩm, đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • Chỉ mặc quần áo mỏng nhẹ và thoải mái, tránh đắp chăn kín hoặc không ủ ấm khi trẻ sốt.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể cho trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử hồng ngoại để kiểm soát cơn sốt tốt nhất và có cách xử lý kịp thời. Tránh chủ quan không kiểm tra đến khi đo nhiệt độ thì bé đã sốt quá cao.
  • Chườm mát cơ thể nếu trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên.
  • Mẹ nên trang bị sẵn thuốc hạ sốt để có thể cho bé dùng khi bắt đầu sốt.
Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử để có cách xử lý kịp thời

Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử để có cách xử lý kịp thời

Tham khảo các mẫu nhiệt kế được nhiều ba mẹ tin dùng:

nhiet ke hong ngoai do tran khong tiep xuc reiwa jxb 183 av11604483328.nv

Nhiệt kế hồng ngoại đo trán Reiwa JXB-183
Giá bán tham khảo: 780.000đ

1 min1585104690.nv

Nhiệt kế đo trán không tiếp xúc Berrcom JXB-178
Giá bán tham khảo: 360.000đ

nhiet ke dien tu dau deo drkare dk 09 avn1

Nhiệt kế điện tử đầu dẻo DrKare DK-09
Giá bán tham khảo: 50.000đ

Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật đúng, an toàn tại nhà. Hy vọng thông tin trên sẽ có ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết và chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.