[Góc giải đáp] Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

1857

Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu quá cao, nên rất nhiều người băn khoăn không biết ăn nhiều đường có bị tiểu đường không. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giải thích chi tiết liệu có phải ăn nhiều đường bị tiểu đường không và đưa ra những lời khuyên để giúp bạn cắt giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày một cách lành mạnh nhất.

Các loại đường phổ biến có trong thực phẩm

Trước khi đưa ra lời giải đáp ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, hãy cùng tìm hiểu về các loại đường có trong thực phẩm:

  • Đường tự nhiên là một loại carbohydrate được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau. Tiêu thụ thực phẩm có đường tự nhiên là tốt vì chúng cũng chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa rất quan trọng cho một chế độ ăn uống đầy đủ. Những thực phẩm chứa đường tự nhiên cung cấp một nguồn năng lượng ổn định, giúp bạn no lâu hơn vì nhiều loại trái cây và rau quả cũng có hàm lượng nước cao. 
  • Đường tự do thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống chế biến. Đường tự do bao gồm: đường thêm vào đồ uống nóng hoặc ngũ cốc ăn sáng; đường caster được sử dụng trong nướng bánh; đường ẩn trong nước sốt, đồ ăn sẵn, bánh ngọt; mật ong và siro….
  • Các loại đường tinh luyện thường có nhiều trong bánh kẹo, nước ngọt, nước sốt,…
Các loại đường phổ biến gồm đường tự nhiên trong rau củ quả và đường tự do trong thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đường phổ biến gồm đường tự nhiên trong rau củ quả và đường tự do trong thực phẩm chế biến sẵn

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Để biết được ăn đường nhiều có bị tiểu đường không, hãy cùng phân tích sự ảnh hưởng của việc tiêu thụ đường đối với hai loại bệnh tiểu đường chính là bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. 

Đối với bệnh tiểu đường loại 1: Đường không gây ra bệnh tiểu đường loại 1, cũng không phải do bất cứ điều gì trong lối sống gây ra. Bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra vì các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch. 

Đối với bệnh tiểu đường loại 2: 

  • Hấp thụ quá nhiều đường dẫn đến tăng lưu trữ chất béo trong cơ thể. Việc lưu trữ chất béo tăng lên, đặc biệt là bên trong gan và xung quanh các cơ quan nội tạng, dẫn đến cơ thể chống lại hoạt động của insulin. Sau đó, tuyến tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Nếu quá trình tăng lượng đường trong máu này tiếp tục, tuyến tụy cuối cùng không thể theo kịp việc tăng sản xuất insulin, dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
  • Theo đó mặc dù đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu thừa cân. Bạn tăng cân khi nạp nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể và thức ăn, đồ uống có đường chứa rất nhiều calo. Vì vậy, bạn có thể thấy nếu ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân, khi đó bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng bệnh tiểu đường loại 2 rất phức tạp và đường không phải là lý do duy nhất khiến tình trạng này phát triển.

>> Xem thêm: Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Người bị tiểu đường có nên kiêng ăn đường không?

Sau khi đã biết ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, liệu bạn có thắc mắc rằng người tiểu đường có nên kiêng ăn đường? Trên thực tế, người bệnh không cần phải cắt bỏ đường hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của mình. Đường tự nhiên trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa được khuyến nghị nên tiêu thụ mỗi ngày.

Tốt hơn là người bệnh nên ăn cả trái cây và rau củ thay vì uống nước ép hoặc sinh tố, vì nước ép trái cây nguyên chất cũng cung cấp đường tự do. Đây là loại đường mà tất cả chúng ta đặc biệt là người tiểu đường cần cắt giảm.

>> Xem ngay: Các loại đường dành cho người tiểu đường

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là tốt?

Người lớn được khuyên nên tiêu thụ tối đa 30g đường hàng ngày, quy ra bằng khoảng 7 muỗng cà phê mỗi ngày. Theo đó, một muỗng canh sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường, một chiếc bánh quy socola có tới hai muỗng cà phê đường và một khẩu phần nhỏ đậu nướng chứa gần ba muỗng cà phê đường.

Người lớn được khuyên nên tiêu thụ tối đa 30g đường hàng ngày

Người lớn được khuyên nên tiêu thụ tối đa 30g đường hàng ngày

Cách đơn giản để cắt giảm đường tiêu thụ mỗi ngày

Những thay đổi đơn giản sau đây sẽ giúp bạn giảm đáng kể lượng đường tự do trong chế độ ăn uống của mình:

  • Thay vì ăn socola, kẹo, bánh ngọt và bánh quy, hãy chọn những món ăn nhẹ lành mạnh hơn như sữa chua không đường, các loại hạt, trái cây và rau quả không ướp muối.
  • Thử giảm lượng đường bạn sử dụng trong các công thức nấu ăn.
  • Hãy thử chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường.
  • Nếu bạn thường uống đồ uống có đường, hãy chọn đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng và không thêm đường để thay thế. Hoặc uống nước có hương liệu tự nhiên như bạc hà hoặc chanh.
  • Hãy cố gắng tự nấu ăn thay vì ăn ngoài để chắc chắn về những gì có trong thức ăn của bạn bao gồm cả đường.
  • Khi mua đồ ăn đóng hộp, hãy chú ý đến nhãn thực phẩm. Nhiều loại thức ăn chứa nhiều đường vì nhà sản xuất cần thêm đường để bù đắp cho hương vị và kết cấu bị thay đổi do chất béo bị loại bỏ.
Bạn nên cố gắng tự nấu ăn để dễ kiểm soát lượng đường có trong món ăn của mình

Bạn nên cố gắng tự nấu ăn để dễ kiểm soát lượng đường có trong món ăn của mình

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Hầu hết những điều cần làm để phòng ngừa bệnh tiểu đường liên quan đến việc có một lối sống lành mạnh hơn. Những thay đổi có ích bao gồm:

  • Duy trì cân nặng ổn định là điều cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bạn có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường bằng cách giảm 5 đến 10% trọng lượng hiện tại của mình.
  • Hãy bắt đầu một kế hoạch ăn uống lành mạnh bao gồm việc giảm lượng calo bạn ăn uống mỗi ngày để giảm cân và giữ dáng. Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm khẩu phần ăn nhỏ hơn, ít chất béo và đường. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, cần hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Cả hai đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hãy dành thời gianvận động thể chất ít nhất 30 phút trong 5 ngày/tuần.
  • Hút thuốc sẽ gây kháng insulin, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Vì thế nếu bạn đã hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Đối với người bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất là phải chủ động kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày tại nhà để có kế hoạch lối sống lành mạnh, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường để có phương pháp điều trị kịp thời. Để chủ động được điều này bạn nên mua và sử dụng máy đo tiểu đường tại nhà.

Mời bạn tham khảo các dòng máy đo đường huyết cao cấp tại Siêu Thị Y Tế

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

benecheck

Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.599.000đ

maydohuyetapwellmed sapphire1597652304.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4
Giá bán tham khảo: 999.000đ

sapphire medistar15445972081576115629.nv

Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+
Giá bán tham khảo: 1.090.000đ

Siêu Thị Y Tế hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được ăn nhiều đường có bị tiểu đường không. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc và chúc bạn luôn vui khỏe. Đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog để đọc thêm nhiều thông tin sức khỏe khác bạn nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất