Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế có rất nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường có lây không và nếu có thì bệnh tiểu đường lây qua đường nào? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm ra câu trả lời cho đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Insulin là một loại hormone được tạo ra từ tuyến tụy, thực hiện chức năng chuyển hóa glucose từ thực phẩm đi từ dòng máu đến các tế bào trong cơ thể để tạo ra năng lượng.
Có ba loại bệnh tiểu đường chính:
- Bệnh tiểu đường type 1 có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện tại, bệnh tiểu đường loại 1 không thể ngăn ngừa được.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 có xu hướng phát triển ở tuổi trưởng thành và chiếm khoảng 90% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 thường có thể được quản lý hoặc ngăn ngừa bằng lối sống lành mạnh, bao gồm tăng cường hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) là loại tiểu đường gây ra lượng đường trong máu cao trong thời kỳ mang thai, có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và con.
>> Nội dung liên quan:
- Người bị tiểu đường có bị yếu sinh lý không?
- Top 6 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Có Thể Ăn
4 nguyên nhân có nguy cơ lớn dẫn đến bệnh tiểu đường đó là di truyền, nhân chủng, trung gian và hành vi lối sống của con người:
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho biết nếu như ai có bố mẹ hoặc anh chị bị bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần so với người bình thường. Ví dụ như bố mắc bệnh còn mẹ thì không thì nguy cơ 30% con sẽ bệnh, nếu cả hai bố mẹ điều bị thì tăng lên 50%.
- Nhân chủng: Nếu như theo sắc tộc thì người da vàng nguy cơ mắc bệnh gấp 2 – 4 lần người da trắng. Về độ tuổi thì tầm tuổi 30 ở người da vàng và tuổi 50 ở người da trắng, tuổi cao thì chức năng nội tiết kém insulin không ngoại lệ.
- Yếu tố trung gian: Liên quan đến các bệnh rối loạn đường máu khi bị đói, rối loạn gluco dung nạp, kháng với insulin hoặc thai nghén,…
- Hành vi lối sống: Xã hội phát triển kéo theo nhiều bệnh trong đó có cả tiểu đường, nguyên do là ít vận động lười nhác, ăn nhiều đến béo phì. Yếu tố mệt mỏi stress, môi trường cũng góp phần để bệnh tiểu đường phát triển.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Trong những năm gần đây, số ca bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhiều và nhanh. Vì thế không ít người lo lắng bệnh tiểu đường có lây không và nếu có thì bệnh tiểu đường lây qua đường nào?
Câu trả lời như sau: Bệnh tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Vì nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể chứ không phải là do vi sinh vật gây ra. Dù tiếp xúc trực tiếp, sinh hoạt và sống gần, đường máu, hắt hơi, ho và thậm chí là đường tình dục thì bệnh tiểu đường đều không lây nhiễm. Vì thế bạn cũng không nên quá lo lắng nếu đang sống hoặc ở gần người bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn phải có chế độ ăn uống, tập luyện, lối sống khoa học.
Tại sao bệnh tiểu đường bị hiểu lầm có thể lây?
Thực tế cho thấy có rất nhiều người cùng bị tiểu đường sống chung trong một nhà với nhau, gây ra lầm tưởng việc bệnh tiểu đường có thể lây. Tuy nhiên như đã giải thích ở trên, bệnh tiểu đường không lây nhiễm mà là do chính chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện không lành mạnh của người bệnh gây ra. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường là do chế độ ăn uống. Mà những người ở chung nhà thường lại ăn chung thực đơn nên rất dễ có nguy cơ cùng bị bệnh tiểu đường.
Với tiểu đường type 1, nhiều nghiên cứu khoa học cho biết gen và môi trường sống thường là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Điều này lý giải cho vấn đề trong một gia đình bị di truyền gen bệnh nên có nhiều người cùng bị tiểu đường. Đối với bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân gây bệnh phổ biến là béo phì, ít vận động và ăn uống kém lành mạnh trong khoảng thời gian dài.
>> Tham khảo thêm:
- Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không?
- Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?
Cách tầm soát bệnh tiểu đường
Để tầm soát bệnh tiểu đường, bạn hãy cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên nếu có dấu hiệu lạ cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường.
- Mắt là bộ phận quan trọng, bạn nên đi khám nếu phát hiện bất kỳ điều gì bất thường.
- Chăm chút kiểm tra bàn chân.
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa mức bia rượu. Nên ngừng hút thuốc và uống rượu bia dần dần là tốt nhất.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe.
- Ăn uống khoa học, ăn mỡ ít, hạn chế ăn mặn. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều chất xơ.
- Cố gắng giữ thái độ lạc quan vui vẻ trong cuộc sống.
Ngoài những lời khuyên trên, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn, biết được lối sống và liệu trình điều trị của mình có hiệu quả như thế nào đối với bệnh tiểu đường.
Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường có lây không?”, mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!
>> Hữu Ích Cho Bạn: