Bệnh nhân tiểu đường có thể nghĩ rằng đồ ăn ngọt là rào cản đối với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên có một số loại đường dành cho người tiểu đường có thể giúp người bệnh thỏa mãn được cơn thèm ngọt và cũng tốt cho sức khỏe hơn đường ăn thông thường. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn lợi ích của đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường và một số loại đường phổ biến.
Đường dành cho người tiểu đường là loại đường gì?
Đường dành cho người tiểu đường còn được gọi là chất làm ngọt nhân tạo, chất thay thế đường hoặc chất làm ngọt ít calo. Đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường cung cấp vị ngọt của đường mà không chứa calo. Loại đường này ngọt hơn đường nhiều lần nên chỉ cần một lượng nhỏ để làm ngọt thực phẩm. Đây là lý do tại sao thực phẩm làm từ chất các loại đường ăn dành cho người tiểu đường có thể có ít calo hơn so với thực phẩm làm bằng đường.
>> Nội dung liên quan:
Lợi ích của đường dành cho người bị tiểu đường
Tuy còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo như đường dành cho người tiểu đường, nhưng nhiều người vẫn lựa chọn loại đường này bởi một số lợi ích như:
- Giảm carbohydrate và calo khi ăn đồ ngọt, điều này giúp người bệnh thỏa mãn được cơn thèm ngọt nhưng lại giảm nguy cơ bị sâu răng và tăng cân như khi dùng đồ ngọt chứa đường tự nhiên.
- Chất tạo ngọt nhân tạo có dinh dưỡng cung cấp khoảng 2kcal/g vì không hấp thụ và tiêu hóa hoàn toàn. Trong khi các loại đường dinh dưỡng khác như mật ong, fructose, sucrose cung cấp nhiều hơn đến 4kcal/g.
Các loại đường dành cho người tiểu đường
Đường dành cho người tiểu đường Sucralose (Splenda)
Chất làm ngọt Sucralose là loại đường dành cho người tiểu đường tuýp 2. Đó là bởi vì Sucralose ngọt hơn đường 600 lần, nhưng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt sucralose và khuyến nghị lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được là 5 miligam (mg) sucralose trở xuống trên mỗi kilôgam (kg) trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Đường Saccharin cho người tiểu đường
Saccharin là đường dành cho người tiểu đường không chứa calo và ngọt hơn đường khoảng 300 đến 500 lần. Đường saccharin hiện đã được FDA chấp thuận để bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ. Theo FDA, lượng tiêu thụ đường saccharin hàng ngày có thể chấp nhận được là 15 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Aspartame – đường ăn dành cho người tiểu đường
Theo FDA, aspartame là đường dành cho người tiểu đường không dinh dưỡng, ngọt hơn đường 200 lần. Mặc dù không có hàm lượng calo bằng 0 như một số chất làm ngọt nhân tạo khác, nhưng aspartame vẫn rất ít calo. Bệnh nhân tiểu đường có thể tiêu thụ 50 mg aspartame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
>> Xem Thêm Về:
- Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?
- [Giải đáp] Kiến bu nước tiểu có phải bị bệnh tiểu đường?
Acesulfame Kali – một loại đường dành cho người bị tiểu đường phổ biến
Còn được gọi là Ace-K, Acesulfame Kali là một trong những loại đường dành cho người tiểu đường phổ biến và ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Bạn cũng sẽ tìm thấy đường Ace-K trong một số loại nước giải khát ăn kiêng như Coca-Cola Zero Sugar và Diet Mountain Dew.
Đường Palatinose dành cho người tiểu đường
Đường Palatinose là cacbonhydrat được chuyển hóa thành đường Glucose khi vào cơ thể. Loại đường này được cho là đường dành cho người tiểu đường tốt nhất, cung cấp năng lượng ổn định và liên tục cho tế bào não, thường được nhiều người dùng thay thế đường mía và có khả năng ổn định chỉ số đường huyết rất tốt.
Đường dành cho người tiểu đường Stevia
Steviol glycosides là đường dành cho người tiểu đường có nguồn gốc từ lá của cây stevia, xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ. Loại đường không dinh dưỡng như đường stevia không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhiều người có thể gặp tác dụng phụ như các triệu chứng đường tiêu hóa, sau khi ăn một lượng lớn stevia. Vì thế khi tiêu thụ loại đường này, bạn cần tham khảo kỹ lượng tiêu thụ an toàn được khuyến nghị.
>> Hữu Ích:
Lưu ý khi dùng đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường
- Luôn tiêu thụ đường dành cho người tiểu đường một cách điều độ và vừa đủ theo khuyến nghị an toàn để tránh gây rối loạn chuyển hóa, làm nặng hơn tình trạng tiểu đường. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị người mắc tiểu đường chỉ nên ăn dưới 25g đường/ngày.
- Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ không nên dùng đường saccharin bởi chúng có thể gây tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như vitamin, chất xơ, khoáng chất để cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật bao gồm cả tiểu đường.
- Sử dụng đường dành cho người tiểu đường hợp lý và kết hợp với chế độ ăn khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá,…
- Tập luyện vận động cơ thể đều đặn để cơ thể tiêu thụ năng lượng, đồng thời tăng sức bền của cơ thể.
- Thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi điều độ để làm dịu triệu chứng bệnh tiểu đường.
Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường: Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường người bệnh nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà.
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bài viết trên chia sẻ đến bạn một số loại đường dành cho người tiểu đường phổ biến. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
>> Tham Khảo Thêm: