Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?

160

Không chỉ xảy ra với người bệnh tiểu đường, tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường ngày càng phổ biến hơn nhưng nhiều người lại chủ quan, bỏ qua các triệu chứng và không xử lý kịp thời. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa hạ đường huyết ở người bình thường giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết ở người bình thường là gì?

Hạ đường huyết không do bệnh tiểu đường gây ra hay còn gọi là hạ đường huyết ở người bình thường là tình trạng khiến lượng đường (glucose) trong máu giảm quá thấp, ở mức dưới 70 mg/dL (hoặc 3,9 mmol/dL). Có 2 loại hạ đường huyết ở người bình thường là hạ đường huyết lúc đói và hạ đường huyết phản ứng:

  • Hạ đường huyết lúc đói: Thường xảy ra sau khi người bệnh không ăn gì trong 8 giờ hoặc lâu hơn. 
  • Hạ đường huyết phản ứng: Thường xảy ra khoảng 2 đến 4 giờ sau bữa ăn. Khi lượng đường trong máu thấp, cơ và tế bào não không có đủ năng lượng để hoạt động tốt.
Hạ đường huyết ở người bình thường xảy ra khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL

Hạ đường huyết ở người bình thường xảy ra khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL

Nguyên nhân gây đường huyết ở người bình thường

Ở những người không mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết phản ứng có thể do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin sau bữa ăn, khiến lượng đường trong máu giảm xuống. Đối với tình trạng hạ đường huyết lúc đói, nguyên nhân là do nhịn đói quá lâu khiến lượng glucose trong máu sụt giảm nhanh chóng.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây hạ đường huyết ở người bình thường:

  • Uống quá nhiều rượu: Khi lượng đường trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone gọi là glucagon. Glucagon yêu cầu gan phân hủy năng lượng dự trữ. Gan sau đó giải phóng glucose trở lại máu để bình thường hóa lượng đường trong máu. Uống quá nhiều rượu có thể khiến gan khó hoạt động, không còn khả năng giải phóng glucose trở lại máu gây hạ đường huyết.
  • Dùng thuốc: Hạ đường huyết ở người bình thường cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc trị sốt rét, một số loại kháng sinh, một số loại thuốc trị viêm phổi,…
  • Chán ăn: Một người mắc chứng biếng ăn, rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng,… có thể không tiêu thụ đủ thức ăn để cơ thể sản xuất đủ glucose gây hạ đường huyết.
Người bị biếng ăn khiến cơ thể không sản xuất ủ glucose gây hạ đường huyết

Người bị biếng ăn khiến cơ thể không sản xuất ủ glucose gây hạ đường huyết

  • Viêm gan: Viêm gan là một tình trạng viêm làm cho gan không thể sản xuất hoặc giải phóng đủ glucose, điều này có thể gây ra vấn đề về lượng đường trong máu và dẫn đến hạ đường huyết.
  • Rối loạn tuyến thượng thận hoặc tuyến yên: Các vấn đề liên quan đến tuyến yên hoặc tuyến thượng thận có thể gây hạ đường huyết vì những bộ phận này của cơ thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát việc sản xuất glucose.
  • Khối u tụy: Các khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ quan này sản xuất quá nhiều insulin. Nếu mức insulin quá cao, lượng đường trong máu sẽ giảm.
  • Vấn đề về thận: Thận giúp cơ thể xử lý thuốc và bài tiết chất thải. Nếu bạn có vấn đề về thận, thuốc có thể tích tụ trong máu làm thay đổi lượng đường trong máu gây hạ đường huyết.
Nguyên nhân gây đường huyết ở người bình thường là do thận có vấn đề

Nguyên nhân gây đường huyết ở người bình thường là do thận có vấn đề

Triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết ở người bình thường

Các dấu hiệu của hạ đường huyết thường không phụ thuộc vào việc bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không. Do đó, triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường và cả bệnh nhân tiểu đường thường tương tự nhau, bao gồm: đổ mồ hôi đột ngột (không gắng sức); da lạnh, ẩm ướt; nhịp tim nhanh (mạch nhanh); đánh trống ngực (nhịp tim đập mạnh); run rẩy ở tay; cảm thấy cơ thể yếu đuối; chóng mặt; đau đầu; buồn nôn; mờ mắt; lo lắng, cáu gắt,…

Triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết ở người bình thường

Triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết ở người bình thường

Bị hạ đường huyết ở người bình thường có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị kịp thời, tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm: co giật, không có khả năng ăn hoặc uống, yếu cơ, nói lắp, mờ hoặc nhìn đôi, bất tỉnh. Những triệu chứng này có thể làm tăng nguy cơ bị té ngã hoặc tai nạn.

Hạ đường huyết ở người bình thường khi xuất hiện những triệu chứng trên mà không được xử lý phù hợp và kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác bao gồm các vấn đề về tim mạch và nguy cơ mạch máu não (đột quỵ và chấn thương não). Nghiêm trọng nhất, hạ đường huyết ở người bình thường có thể dẫn đến co giật quá độ, dẫn đến thương tích nặng hoặc tử vong.

Hạ đường huyết ở người bình thường không được điều trị kịp thời có thể gây bất tỉnh

Hạ đường huyết ở người bình thường không được điều trị kịp thời có thể gây bất tỉnh

Cách điều trị hạ đường huyết ở người bình thường

Để điều trị tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường xảy ra đột ngột, bạn nên:

  • Tiêu thụ ngay khoảng 15g carbohydrate từ kẹo cứng, trái cây sấy khô hoặc nước trái cây.
  • Uống đồ uống thể thao hoặc đồ ăn nhẹ sau khi tập luyện cường độ cao khi bụng đói.

Ngoài ra, bác sĩ thường đưa ra cách điều trị hạ đường huyết ở người bình thường như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống bổ sung carbohydrate: Carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu khi bạn bị hạ đường huyết. Carbohydrate có trong bánh mì, gạo, ngũ cốc, trái cây, nước trái cây và sữa. Nếu bạn không thể dung nạp carbohydrate bằng cách ăn hoặc uống, bác sĩ có thể cung cấp glucose cho bạn qua đường truyền tĩnh mạch. Bạn cũng có thể được dung nạp một loại hormone gọi là glucagon giúp tăng lượng đường trong máu.
  • Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây hạ đường huyết: Nếu một loại thuốc bạn dùng gây hạ đường huyết, bác sĩ có thể thay đổi thuốc cho bạn. Nếu một số bệnh liên quan đến gan, thận, tuyến tụy,… gây hạ đường huyết ở người bình thường thì việc điều trị bệnh sẽ hữu ích để điều trị hạ đường huyết.
Bổ sung carbohydrate là một cách điều trị hạ đường huyết ở người bình thường

Bổ sung carbohydrate là một cách điều trị hạ đường huyết ở người bình thường

Cách ngăn ngừa hạ đường huyết ở người bình thường

Để ngăn ngừa hạ đường huyết ở người bình thường, một trong những cách tốt nhất bạn có thể thực hiện là thay đổi chế độ ăn uống của mình:

  • Ăn 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn: Không bỏ bữa, sau 3 – 4 giờ nên ăn một lần để tránh khiến bụng đói quá mức.
  • Hạn chế carbohydrate tinh chế: Cố gắng hạn chế ăn bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh nướng,…
  • Hạn chế dùng đồ uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine: Caffeine có thể gây các triệu chứng hạ đường huyết. Vậy nên hãy hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt,…
  • Hạn chế uống rượu: Phụ nữ nên uống rượu tối đa 1 ly/ngày, đàn ông nên uống rượu tối đa 2 ly/ngày. Không uống rượu khi bụng đói, nếu uống bạn nên uống rượu trong bữa ăn để tránh hạ đường huyết.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein và rau quả: Một số thực phẩm giàu protein bao gồm thịt bò, thịt lợn, cá, thịt gia cầm, đậu và các loại hạt. Đừng quên ăn nhiều loại rau trong bữa ăn.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Trang bị sẵn máy thử đường huyết tại nhà để theo dõi thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường, điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Kiểm tra đường huyết giúp bạn phát hiện sớm hạ đường huyết ở người bình thường

Kiểm tra đường huyết giúp bạn phát hiện sớm hạ đường huyết ở người bình thường

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin thật hữu ích về tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com, medicalnewstoday.com


Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất