Tiểu đường ăn khoai lang được không? | Chỉ số GI khoai lang

25048

Khoai lang thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột và những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên là không nên tiêu thụ các loại thực phẩm có tinh bột. Vậy sự thật là người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Tiếp tục đọc để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường có ăn được khoai lang không bạn nhé.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Một củ khoai lang dài khoảng 12cm (chưa nấu chín và còn nguyên vỏ) chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 112
  • Chất béo: 0 gam
  • Đạm: 2 gam
  • Tổng carbohydrate: 26 gram
  • Chất xơ: 4 gam
  • Đường: 5 gam
  • Natri: 72 miligam
  • Kali: 438 miligam
  • Folate: 14 µg
  • Phốt pho: 61 miligam
  • Magiê: 33 miligam
  • Beta-caroten: 11100 µg
  • Vitamin A: 18500 IU
Thành phần dinh dưỡng của một củ khoai lang dài 12cm chưa nấu chín và còn nguyên vỏ

Thành phần dinh dưỡng của một củ khoai lang dài 12cm chưa nấu chín và còn nguyên vỏ

Chỉ số đường huyết của khoai lang

Khoai lang khi luộc có chỉ số đường huyết (GI) thấp là 46. Tuy nhiên, thời gian luộc cũng ảnh hưởng đến chỉ số này. Nghiên cứu cho thấy rằng các phương pháp nấu ăn có thể làm thay đổi cấu trúc và bản chất của tinh bột dẫn đến phản ứng đường huyết sau ăn cũng khác nhau. Một củ khoai lang nướng có chỉ số đường huyết cao hơn 82, có thể lên tới 94 và hơn thế nữa. Nếu khoai lang được chiên, GI sẽ ở mức 76. Nhìn chung, khoai lang có mức GI thấp khi ăn luộc. Vậy bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang khi luộc có chỉ số đường huyết (GI) thấp là 46

Khoai lang khi luộc có chỉ số đường huyết (GI) thấp là 46

Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường mắc sai lầm khi nghĩ rằng tất cả các loại thực phẩm giàu tinh bột đều bị giới hạn trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cũng khuyến khích người bị tiểu đường nên bổ sung ít nhất một số carbohydrate (cùng với protein và chất béo) vào chế độ ăn uống của mình để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để tăng cường năng lượng mà không tăng cao lượng đường trong máu, hãy chọn carbohydrate phức hợp hoặc carbs chưa qua chế biến, còn nguyên chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Vậy thì tiểu đường ăn khoai lang được không? Theo đó, khoai lang là một ví dụ hoàn hảo về loại carbohydrate có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít đường, natri và chất béo bão hòa. Do đó, các chuyên gia về bệnh tiểu đường cũng đưa ra lời khuyên rằng người bệnh tiểu đường nên thêm khoai lang vào bữa ăn của mình với một lượng vừa phải.

Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Các loại khoai lang người tiểu đường nên ăn

Sau khi biết tiểu đường có ăn khoai lang được không, bạn có thể tham khảo những loại khoai lang tốt cho người tiểu đường bao gồm:

Khoai lang Nhật Bản

Khoai lang Nhật Bản thường có vỏ ngoài màu tím, bên trong màu trắng hoặc vàng và có vị ngọt. Chiết xuất Caiapo từ ​​khoai lang Nhật Bản có có lợi đối với nồng độ glucose và cholesterol trong huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Khoai lang tím

Khoai lang tím là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Màu sắc của loại khoai lang này là do anthocyanin – một nguyên tố hòa tan trong nước được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có công dụng: giảm nguy cơ mắc một số bệnh, cải thiện tầm nhìn, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai lang tím giàu polyphenol làm giảm đường huyết và giảm viêm.

Khoai lang cam

Khoai lang màu cam là loại khoai lang phổ biến nhất và giàu hàm lượng vitamin C, kali, chất xơ, vitamin B6. Loại khoai lang này cũng có beta-carotene và anthocyanin được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Trung bình một củ khoai lang cam luộc có chỉ số đường huyết là 44. Khoai lang cam có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu rất tốt.

Các loại khoai lang người tiểu đường nên ăn

Các loại khoai lang người tiểu đường nên ăn

Lợi ích của khoai lang đối với bệnh nhân tiểu đường

Tốt cho thị lực

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị giảm thị lực. Khoai lang, đặc biệt là khoai lang có thịt màu cam chứa lượng lớn beta-carotene có thể cải thiện thị lực. 

Điều hòa lượng đường trong máu

Khoai lang có tốt cho người tiểu đường không? Thực phẩm có GI thấp như khoai lang rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường và còn cho thấy tác dụng tích cực trong việc giải phóng glucose vào máu. Do đó, sẽ không có nguy hiểm khi glucose được giải phóng từ từ vào máu, từ đó điều hòa được lượng đường trong máu tốt hơn.

Khoai lang có tốt cho người tiểu đường không? Điều hòa lượng đường trong máu

Khoai lang có tốt cho người tiểu đường không? Điều hòa lượng đường trong máu

Chất xơ cao giảm thèm ăn

Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường loại 2 phải ăn nhiều chất xơ hơn. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, người bệnh sẽ cảm thấy no lâu hơn khi ăn nhiều xơ. Như vậy, họ sẽ ăn ít hơn và có thể hỗ trợ giảm cân.

Giàu vitamin C chống viêm

Ăn khoai lang có bị tiểu đường không? Nếu kháng insulin và tăng glucose không được kiểm soát thì tình trạng viêm phát sinh. Vitamin C trong khoai lang có thể giúp bạn giảm viêm. Do đó, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoai lang.

Tinh bột trong khoai lang làm tăng độ nhạy insulin 

Khoai lang tiểu đường ăn được không? Khoai lang là một loại rau giàu tinh bột. Mặc dù tinh bột không phù hợp với bệnh tiểu đường, nhưng tinh bột khoai lang có thể giảm tình trạng kháng insulin và giúp quản lý insulin được sản xuất.

Tinh bột khoai lang có thể giảm tình trạng kháng insulin

Tinh bột khoai lang có thể giảm tình trạng kháng insulin

Những lưu ý cần biết khi người tiểu đường ăn khoai lang

Thay vì đếm số lượng khoai lang nên ăn, người bệnh cần tập trung vào việc đếm lượng carb nạp vào. Ví dụ: Một người mắc bệnh tiểu đường phải hấp thụ carbohydrate với số lượng 15-20 gam mỗi bữa ăn chính. Do hàm lượng carbs cao, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một nửa hoặc một củ khoai lang nhỏ luộc mỗi ngày. Một củ khoai lang cỡ như vậy có thể cung cấp 15 gam carbs hoặc ít hơn, đủ tốt cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu, một số phương pháp nấu ăn như nướng và quay có thể làm mất lợi ích dinh dưỡng của khoai lang, đồng thời làm tăng GI của nó. Vì thế cách chế biến khoai lang cho người tiểu đường tốt nhất là luộc, khoai lang luộc có giá trị GI thấp nhất. Điều này là do nước sôi làm mềm tinh bột và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Khoai lang luộc có thể nhàm chán, nhưng người bệnh cũng có thể tăng hương vị của nó bằng cách rắc một ít quế, bột ớt, nước cốt chanh và hạt tiêu đen. Bạn cũng có thể ăn kèm khoai lang luộc với các loại rau hay salad.

Cách chế biến khoai lang cho người tiểu đường tốt nhất là luộc

Cách chế biến khoai lang cho người tiểu đường tốt nhất là luộc

Bên cạnh việc tiêu thụ khoai lang ở mức độ vừa phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng nên thiết lập thói quen tự kiểm tra đường huyết tại nhà với máy đo tiểu đường để biết được hiệu quả của quá trình điều trị cũng như lối sống hiện tại. Từ đó có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và đồng thời phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào bất thường để kịp thời điều trị.

Tham khảo ngay các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường ăn khoai lang được không. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất