Làm gì khi huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp

10893

Nếu bạn bị huyết áp cao hay huyết áp thấp thì sẽ dễ dàng để có phương pháp điều trị. Nhưng khi có huyết áp không ổn định lúc cao lúc thấp sẽ rất khó khăn để kiểm soát, không biết dùng loại thuốc nào cho đúng, từ đó sẽ dễ dẫn đến những biến chứng tiêu cực nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy tình trạng huyết áp không ổn định cần phải kiểm soát như nào. Siêu Thị Y Tế xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch

Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành mạch trong cơ thể. Đoạn huyết áp cao nhất thường gặp ở động mạch chủ, và huyết áp giảm dần khi máu di chuyển xa khỏi động mạch chủ, đạt mức thấp nhất tại tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố đóng vai trò điều hòa chỉ số huyết áp:

  • Lực co bóp của tim: Khi tim co bóp mạnh mẽ hơn, thể tích máu bơm ra từ tim cũng tăng lên, làm tăng áp lực lên thành mạch và do đó huyết áp sẽ cao hơn.
  • Thể tích máu:Số lượng máu trong mạch quyết định mức huyết áp. Tại các vị trí xa động mạch chủ, thể tích máu bơm đến giảm đi, dẫn đến huyết áp giảm theo.
  • Tiết diện mạch máu: Tiết diện của mạch máu ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. Khi mạch máu co lại, tiết diện mạch giảm, làm tăng áp lực lên thành mạch và do đó huyết áp tăng. Ngược lại, khi mạch máu giãn ra, tiết diện tăng lên, làm giảm áp lực và hạ huyết áp.

Hiểu rõ các yếu tố này giúp trong việc bào chế và điều chỉnh thuốc điều trị huyết áp, nhằm đạt được sự kiểm soát hiệu quả.

Huyết áp không ổn định là như thế nào?

Theo các nhà chuyên môn, huyết áp là áp lực đo được của dòng máu lên thành mạch, ảnh hưởng đến tốc độ truyền máu cũng như hoạt động của cơ thể.

Huyết áp không ổn định, hay còn gọi là huyết áp biến động, là tình trạng mà huyết áp của một người thay đổi đáng kể trong các khoảng thời gian khác nhau. Điều này có thể dẫn đến cả tình trạng huyết áp cao (tăng huyết áp) và huyết áp thấp (hạ huyết áp), và có thể gây ra các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số điểm chính về huyết áp không ổn định:

  • Huyết áp được cho là cao khi chỉ số đo được cao trên 140/90mmHg, trong khi đó chỉ số huyết áp thấp là dưới 90/60mmHg.
  • Huyết áp của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực co bóp của tim, thể tích máu trong động mạch và sức bền, độ dẻo dai của mạch máu… Khi có các thay đổi từ các yếu tố trên sẽ khiến cho huyết áp thay đổi.
Làm Gì Khi Huyết Áp Không Ổn Định Lúc Cao Lúc Thấp

Làm Gì Khi Huyết Áp Không Ổn Định Lúc Cao Lúc Thấp

  • Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp khi lên cao, lúc xuống thấp mà không có quy luật gì cả.
  • Huyết áp không ổn định khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, suy nhược vì xảy ra bất ngờ và không hề có quy luật nào.
  • Chính vì thế người bệnh thường rất hoang mang khi phải đối phó với bệnh, không biết phải sử dụng loại thuốc nào để điều trị cho hợp lý.
  • Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp dao động liên tục, gây nên tình trạng huyết áp không ổn định.

Tăng huyết áp áo choàng trắng

Thuật ngữ này mô tả tình trạng huyết áp tăng cao khi đo tại văn phòng của bác sĩ, thường là do bệnh nhân cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Một nghiên cứu công bố vào năm 2013 cho thấy những người bị tăng huyết áp áo choàng trắng nên được theo dõi các yếu tố cơ bệnh tim, đặc biệt là lượng đường trong máu bất thường.

Một số loại thuốc

Người bệnh dùng các loại thuốc sau có thể làm giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc trợ tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp (liều quá cao), thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc điều trị rối loạn cương dương. Trong đó, cocaine và methamphetamine có thể gây tăng huyết áp đột biến.

Bị stress kéo dài

Tình trạng căng thẳng (stress) có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với áp lực và sẽ trở lại bình thường khi bình tĩnh lại. Tuy nhiên, stress kéo dài mà không được điều trị có thể tác động lâu dài, gây nguy hại đối với sức khỏe. 

Nhiệt độ

Ở trong phòng ấm hoặc tắm nước nóng có thể tạm thời làm hạ huyết áp. Điều này thường không phải nguyên nhân đáng lo ngại, miễn là huyết áp không quá thấp.

———————————————————————————————————————————

XEM THÊM:

———————————————————————————————————————————

Làm gì khi huyết áp không ổn định?

Nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao sẽ dễ dàng cho việc điều trị. Tuy nhiên, huyết áp của bạn không ổn định lúc cao lúc thấp sẽ rất khó khăn cho việc điều trị.

Cách tốt nhất để kiểm soát được tình trạng bệnh này là khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh sử dụng máy đo huyết áp để đo huyết áp, xác định tình trạng bệnh như thế nào, để có hướng giải quyết đúng. Bên cạnh đó để kiểm soát tốt, bệnh nhân phải kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện, uống thuốc.

sống vui vẻ hạnh phúc

Lối sống tích cực tốt sức khỏe tim mạch

  • Bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ, đủ chất. Hạn chế ăn quá nhiều muối, quá nhiều đường, các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo… Tích cực ăn thực phẩm tốt cho máu huyết, đồ ăn nhiều chất xơ, rau củ quả.
  • Tích cực tập luyện thể chất, duy trì cân nặng lý tưởng. Bệnh nhân nên dành thời gian mỗi ngày để luyện tập một số môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, cầu lông…
  • Ngủ nghỉ đủ giấc, thoải mái tư tưởng, kiểm soát nóng giận, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Sử dụng thuốc đúng giờ, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo huyết áp đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital
Giá bán tham khảo: 1.290.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

Sự thay đổi về tình trạng huyết áp không ổn định lúc lên lúc xuống là một hiện tượng tự nhiên nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế thay đổi huyết áp giúp bạn có biện pháp phù hợp để duy trì huyết áp ổn định và bảo vệ sức khỏe tim mạch. 



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.