Cách sử dụng máy đo đường huyết có thể không khó nhưng bạn cần thao tác từng bước thật cẩn thận để nhận được kết quả đo chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà và một số lưu ý cần biết.
Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Chuẩn bị trước khi đo đường huyết
Hầu hết các loại máy đo đường huyết khi dùng để đo đường huyết cần những vật dụng sau: hộp đựng que lấy máu, hộp kim, bút bắn kim, máy đo đường, hộp đựng bông cồn. Ngoài những vật dụng cần thiết trên đây, bạn cũng chuẩn bị thêm nước ấm, xà phòng để rửa tay trước và sau quá trình đo đường huyết với máy đo đường huyết.
Tiến hành đo đường huyết bằng máy đo
Bước 1: Vệ sinh tay và dụng cụ đo đường huyết
- Rửa tay sạch trước khi đo đường huyết với máy đo đường huyết. Bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng điều này có tác dụng diệt khuẩn và làm cho máu lưu thông tốt hơn.
- Sau khi đã rửa sạch tay bằng xà phòng, bạn cần lau tay thật khô để khi lấy que thử ra khỏi lọ sẽ không làm ướt que thử và khi lấy máu, máu sẽ không lan trên da.
>> Nội dung liên quan:
- Top 3 máy đo đường huyết nào tốt hiện nay nên mua?
- Cách Thử Tiểu Đường Tại Nhà bằng máy đo có chính xác không?
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lấy máu
- Trước tiên, bạn vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra. Có loại bút mình chỉ cần giật mạnh ra là được (không phải vặn)
- Tiếp đó, bạn lấy kim lấy máu, lắp kim lấy máu vào ống bút và phải chú ý khi nào kim chạm vào đáy bút lấy máu thì mới được.
- Sau khi đã định vị được kim lấy máu vào trong bút lấy máu, bạn vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim.
Bước 3: Lấy máu
- Bước đầu tiên trước khi lấy máu để đo đường huyết là bạn cần điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với từng loại da.
- Để lấy máu, bạn cần xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu.
- Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu.
- Tiếp đó, bạn ấn nút để kim lấy máu sẽ đi tới và đâm nhẹ vào dưới da và rút lại ngay lập tức. Cảm giác đau khá nhẹ như kiến cắn.
- Sau đó, nặn cho máu ra chừng 1 gọt.
Bước 4: Tiến hành đo
- Khi đã có mẫu máu, bạn chạm nhẹ gọt máu vào khe lấy máu của que thử, máu sẽ tự động được hút vào để thực hiện tiến trình đo đường huyết.
- Khi máu đã được hút đầy khe máy sẽ kêu tiếng bíp báo hiệu máu đã đủ và đếm ngược để cho kết quả.
Bước 5: Đọc kết quả đo. Bạn có thể xem kết quả đo đường huyết cao hay thấp bằng cách đối chiếu với bảng chỉ số đường huyết.
>> Tham khảo thêm:
- Top máy đo đường huyết Nhật Bản, Đức tốt nhất 2024
- Máy đo đường huyết không cần lấy máu có chính xác không?
Đọc kết quả chỉ số đường huyết
Sau khi có kết quả đo từ máy bạn có thể xác định đường huyết của mình đang ở mức độ nào thông qua bảng chỉ số đường huyết sau đây.
2 video hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Để hiểu rõ hơn về cách dùng máy đo đường huyết và thao tác chính xác, bạn có thể xem qua 2 video hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà sau đây:
>> Dành cho bạn:
Các thương hiệu máy đo đường huyết uy tín
Hiện nay, máy đo đường huyết được sản xuất vô cùng đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng. Để đạt được hiệu quả cao và chính chính xác tốt nhất, bạn hãy lựa chọn những thương hiệu máy đo đường huyết uy tín trên thị trường như:
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
- Sản xuất tại: Taiwan
- Đơn vị đo: mg/dL và mmol/L
- Thời gian đo: Glucose khoảng 10 giây, Acid uric khoảng 15 giây, Cholesterol toàn phần khoảng 40-60 giây
- Công dụng: Đo lường chính xác các chỉ số đường huyết, mỡ máu, và axit uric (gút), giúp người dùng theo dõi sức khỏe một cách toàn diện.
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
- Sản xuất tại: Thụy Sĩ
- Đơn vị đo: mg/dL và mmol/L
- Thời gian đo: 5 giây
- Công dụng: Đo nhanh và chính xác mức đường huyết, với thiết kế nhỏ gọn và dễ sử dụng, phù hợp cho việc theo dõi đường huyết hàng ngày.
Máy đo đường huyết Omron Hgm-112
- Sản xuất tại: Japan
- Đơn vị đo: mg/dL hoặc mmol/L
- Thời gian đo: 5 giây
- Công dụng: Đo đường huyết với độ chính xác cao, dễ dàng sử dụng với màn hình hiển thị rõ ràng, cho phép lưu trữ kết quả để theo dõi sự biến đổi theo thời gian.
Ngoài ra trên thị trường còn có một số mẫu máy đo đường huyết chất lượng cho kết quả đo chính xác khác như:
- Máy đo đường huyết Acon On Call Plus
- Máy đo đường huyết Accu-Chek Performa
Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết
Sử dụng máy đo đường huyết đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác và theo dõi hiệu quả tình trạng đường huyết. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên ghi nhớ:
- Rửa tay sạch sẽ: Dùng xà phòng và nước ấm để rửa tay thật sạch trước khi tiến hành đo vì vi khuẩn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Lấy que thử mới: Luôn sử dụng que thử mới cho mỗi lần đo và không tái sử dụng que thử đã qua sử dụng.
- Kiểm tra mã vạch: Đảm bảo mã vạch trên que thử khớp với mã vạch trên máy đo.
- Chọn vị trí lấy máu: Thông thường, đầu ngón tay là vị trí lấy máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn vị trí phù hợp nhất.
- Bấm máu vừa đủ: Không bấm quá mạnh hoặc quá nhẹ, lấy một lượng máu vừa đủ sẽ giúp máy đo cho kết quả chính xác.
- Đặt que thử vào máy đúng cách: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đặt que thử vào đúng vị trí trên máy đo.
- Đợi kết quả: Đợi máy hiển thị kết quả trước khi rút que thử ra.
- Vứt bỏ que thử đã sử dụng: Đặt que thử đã sử dụng vào thùng rác y tế hoặc hộp đựng que thử đã qua sử dụng.
- Vệ sinh máy đo: Lau sạch máy đo bằng khăn mềm, khô sau mỗi lần sử dụng.
- Ghi chép kết quả: Ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi đường huyết để theo dõi sự thay đổi của đường huyết.
- Bảo quản máy đo đúng cách: Bảo quản máy đo ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và nhiệt độ cao.
- Định kỳ kiểm tra máy đo: Đem máy đo đi kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
Làm sao để biết đã đo đường huyết đúng cách hay chưa?
Khi hoàn thành tất cả các thao tác trên và máy đo đường huyết cho ra kết quả mà không báo lỗi trong quá trình đo cũng như khi hiển thị chỉ số thì bạn đã thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết.
>> Tham khảo thêm:
- Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
- Top các cách trị tiểu đường tại nhà bạn nên thử
Cách bảo quản máy đo đường huyết
Để duy trì tuổi thọ và đo chính xác đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường, khi bảo quản, điều đầu tiên bạn cần biết là không bao giờ được rửa máy bằng nước hoặc nhúng vào nước. Nếu phần thiết bị bên trong máy đo đường huyết bị ướt sẽ gây hỏng máy. Do đó, điều bạn có thể làm là dùng một chiếc khăn mỏng có thấm nước xà phòng để lau bên ngoài thiết bị. Hãy luôn cẩn thận và nhẹ nhàng để máy không bị ướt bên trong. Tiếp theo bộ phận cần vệ sinh là lưỡi chích. Có thể dùng khăn ẩm để lau nhẹ qua.
Những lưu ý cần biết khi bảo quản máy đo đường huyết:
- Tuyệt đối không nên dùng cồn 70 độ để khử trùng máy đo đường huyết. Vì giải pháp này sẽ làm hỏng kim loại bên trong máy. Những gì bạn cần là những loại dung dịch tẩy rửa nhẹ như xà phòng hoặc thuốc tẩy trộn với nước.
- Hãy nhớ đặt máy ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt độ quá cao.
- Ngoài ra cũng không được để kim lấy máu, que thử vào trong tủ lạnh hoặc môi trường ẩm ướt.
Tham khảo ngay máy đo đường huyết cao cấp tại Siêu Thị Y Tế, đến từ hai thương hiệu nổi tiếng hàng đầu: Benecheck và Sapphire.
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Bài viết chia sẻ đến bạn cách sử dụng máy đo đường huyết, mong rằng thông tin từ Siêu Thị Y Tế giúp bạn biết được cách sử dụng, các lưu ý cần biết khi dùng và biết được cách bảo quản phù hợp. Để được tư vấn và mua máy đo đường huyết với mức giá ưu đãi hãy liên hệ ngay với chúng tôi.