Có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu thiếu vitamin D

779

Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch do đó cần phải bổ sung đầy đủ vitamin D và có cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo hãng tin AFP nghiên cứu đã khảo sát 27.686 bệnh nhân hơn 50 tuổi không có tiền sử  bệnh tim mạch và phát hiện những người này có mức vitamin D trong cơ thể rất thấp dễ chết sớm hơn 77%, dễ bị bệnh động mạch vành hơn 45% và đột quỵ hơn 78% so với những người bình thường.

thuc-pham-chua-nhieu-vitamin-d

Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu vitamin D có liên quan đến những rối loạn cơ xương và sự đều chỉnh những chức năng khác nhau của cơ thể như huyết áp, kiểm soát lượng glucose, chứng viêm sưng. Tất cả đều là những nguy cơ liên quan đến bệnh tim. Từ những kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học đã cho rằng việc thiếu hụt vitamin D có thể liên quan đến bệnh tim.

Làm sao để biết cơ thể thiếu vitamin D

Phương pháp duy nhất để phát hiện việc thiếu vitamin D là xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu. 25-hydroxyvitamin D là một dạng vitamin D gắn với protein tương thích trong máu. Theo Viện Y Khoa Hoa Kỳ nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu tối ưu là 50 nmol/l, đối với người cao tuổi thì nên duy trì là 75 nmol/l để phòng ngừa việc gãy xương.

Bổ sung vitamin D bằng cách nào

Theo hướng dẫn của Viên Y Khoa và trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, trẻ em nên được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày, người lớn 600 IU/ngày, đối với những người trên 70 thì cần 800 IU.

vitamin-d-happy

Nhưng đối với những người bị thiếu hụt vitamin D cần có chế độ bổ sung vitamin đặc biệt. Người già nên bổ sung vitamin D qua thực phẩm chức năng vì khả năng tổng hợp vitamin D dưới da từ ánh nắng sẽ suy giảm theo tuổi tác. Đối với những người bị viêm ruột hoặc trãi qua phẩu thuật dạ dày thì cần duy trì lượng vitamin D cao hơn bình thường.

>>>> Cách sử dụng máy đo huyết áp tự động

Phòng ngừa tim mạch

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thử nghiệm này bắt đầu từ tuổi 20, nên kiểm tra huyết áp, cân nặng, chỉ số khối cơ thể, vòng eo ít nhất 2  năm/ lần.

Không hút thuốc: những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh ho lao, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Bên cạnh đó hút thuốc nhiều cũng dẫn đến bệnh tim mạch.

>>>> Cửa hàng thiết bị y tế nơi bán thiết bị uy tín và chất lượng

Duy tri trọng lượng cơ thể: với những người nguy cơ bệnh tim mạch cao, cân nặng đóng vai trò không nhỏ thì bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể bằng việc kiểm soát cân nặng thường xuyên, qua đó có chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý hơn.

Tập thể dục điều độ: với những người ở độ tuổi trung niên thì việc tập thể dục điều độ vô cùng quan trọng. Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp chúng ta có độ bền và sự dẻo dai cũng như làm giảm huyết áp và cholesterol đem lại cho chúng ta trái tim khỏe mạnh.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.