Chữa mệt mỏi, mất năng lượng ở người tiểu đường

1114

Đa số người mắc bệnh tiểu đường đều phải trải qua cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng suốt ngày dài. Đôi khi là do áp lực, làm việc quá sức hoặc ngủ không ngon. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh mệt mỏi, mất năng lượng của người tiểu đường

Vì sao người tiểu đường thường xuyên thấy mệt mỏi. (Ảnh: Internet)

Vì sao người tiểu đường thường xuyên thấy mệt mỏi. (Ảnh: Internet)

Vì sao người tiểu đường thường mệt mỏi, mất năng lượng?

Mức đường huyết cao

Tình trạng mệt mỏi do chỉ số đường huyết cơ thể tăng cao thường do hai nguyên nhân như sau: thiếu hụt insulin (tiểu đường type 1) và insulin hoạt động không hiệu quả (tiểu đường type 2). 

Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết insulin và vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Nếu không đủ insulin hoặc insulin không hoạt động, lượng đường trong máu sẽ chuyển sang các tế bào. 

Do đó, các tế bào không nhận insulin, gây nên hiện tượng mệt mỏi, thiếu sức sống cho bạn. 

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, có thể là xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: 

  • Bạn ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, dễ phân hủy làm gia tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. 
  • Lượng carbohydrate bạn nạp vào nhiều hơn mức thuốc chữa tiểu đường điều trị. 
  • Lượng thuốc bạn đang sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. 

Hãy đến ngay cơ sở y tế và thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 

Mức đường huyết thấp

Nếu bạn bị có mức đường huyết thấp, bạn chẳng khác nào một cái cây khô héo, không còn chút năng lượng sống. Do đó, hãy thêm nhiều thực phẩm chứa carbohydrate vào để giảm thiểu cảm giác mệt mỏi. 

Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết bản thân có thể điều chỉnh và insulin cho cơ thể. 

>> Xem ngay: 6 Cách kiểm soát đường huyết cực đơn giản tại nhà

Mệt mỏi sau khi thức dậy mỗi sớm mai

Dù đã có một giấc ngủ ngon đêm qua, nhưng anh bạn “mệt mỏi” vẫn cứ quấy rầy thì nguy cơ cao là mức đường huyết đã thay đổi qua một đêm rồi đấy. Bạn có thể tăng hoặc giảm đường huyết hơn so với lượng đường huyết thông thường. 

Mệt mỏi sau khi ngủ dậy mỗi sớm mai. (Ảnh: Internet)

Mệt mỏi sau khi ngủ dậy mỗi sớm mai. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, nguyên nhân có thể vì bạn đã thiếu hụt insulin đêm qua đấy. Bạn có thể kiểm tra mức đường huyết ngay sau khi ngủ dậy hoặc thức giấc vào giữa đêm để kiểm tra. Phương pháp này giúp bạn biết được tình trạng mệt mỏi có phải là do đường huyết hay không. 

Nếu đã có câu trả lời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chữa trị phù hợp. 

Phương pháp giảm tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng ở người tiểu đường

Bạn có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng bằng một số giải pháp như sau: 

  • Duy trì cân nặng hợp lý và giảm cân nếu cảm thấy thừa cân. 
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc từ 7-9 giờ
  • Suy nghĩ lạc quan, hạn chế căng thẳng, stress
  • Tìm kiếm giúp đỡ từ người thân, bạn bè
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết
  • Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate 
  • Kiên trì uống thuốc của bác sĩ kê đơn

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến bệnh mệt mỏi, mất năng lượng ở người tiểu đường, hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn. 

XEM THÊM:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất