Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

1393

Tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ mà còn để lại những biến chứng nguy hại đến thai nhi. Chính vì thế, trong thời kỳ mang bầu các mẹ cần biết nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo các bác sĩ bệnh tiểu đường là sự rối loạn dung nạp đường glucose ở tùy các mức độ khác nhau. Tiểu đường thai kỳ là một thể của bệnh tiểu đường, tình trạng này xuất hiện trong thời gian mang bầu và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Thông thường, nếu sau sinh khoảng một 1 tháng rưỡi mà các triệu chứng của tiểu đường không hết thì lúc đó bà mẹ bị tiểu đường chứ không phải là tiểu đường thai kỳ nữa.

Tiểu đường thai kỳ là việc rối loạn lượng đường trong cơ thể khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ là việc rối loạn lượng đường trong cơ thể khi mang thai

Chính vì thế trong thai kỳ, khi đi khám sức khỏe nếu các bác sĩ cảnh báo về nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai thì mẹ bầu cần phải tuân thủ hướng dẫn để phòng chống bệnh. Bởi nếu không phòng tránh và điều trị sớm đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bé bỏng.

>> Xem ngay để biết chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là mắc bệnh, bao nhiêu là an toàn cho mẹ và bé

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Khi bạn ăn tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường tên là glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể để tạo năng lượng.

Khi mang thai, hormone khiến các glucose tích tụ trong máu, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin để xử lý tình trạng này nhưng khi tuyến tụy không đủ sản xuất insulin cần thiết sẽ gây ra lượng đường trong máu tích tụ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, trong quá trình mang thai nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao nên lượng đường cũng tăng theo. Và quá trình insulin sản sinh ra không đủ sẽ làm tích tụ lượng đường trong máu. 

Những đối tượng nào dễ bị tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là những đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ nhất:

  • Thừa cân, béo phì khi mang thai.
  • Lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết nhưng không đủ cao để mắc bệnh tiểu đường được gọi là tiền đái tháo đường.
  • Có người thân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Thai phụ mắc huyết áp cao.
  • Lần sinh trước có bé cân nặng trên 4kg.
  • Đã từng sinh bé bị dị tật bẩm sinh hoặc chết non.
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
Thai phụ bị tăng cân quá mức là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Thai phụ bị tăng cân quá mức là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu đặt biệt và bệnh thường được phát hiện khi các thai phụ đi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nhận thấy như:

  • Cơ thể trở nên khác hơn bình thường.
  • Hay có cảm giác đói hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Những triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Những triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Trên đây là những biểu hiện tiểu đường thai kỳ, nếu như thai phụ nào đang có những dấu hiệu sau đây cần đi khám bác sĩ sớm nhất để có liệu trình chữa trị tiểu đường kịp thời. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào cơ địa nên sẽ có từng biểu hiện của tiểu đường thai kỳ khác nhau. Để biết chính xác nhất các thai phụ có đang mắc tiểu đường hay không hãy đến gặp các y bác sĩ để đo đường huyết định kỳ hoặc chủ động kiểm tra lượng đường huyết tại nhà với máy đo tiểu đường.

Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có hết không?

Theo các chuyên gia y tế cho biết rằng tiểu đường có thể tự hết sau khi sinh con, tuy nhiên các thai phụ khi mắc phải tiểu đường trong khi mang thai cần phải kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu. Nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu tốt thì các thai phụ sẽ có nguy cơ mắc sang tiểu đường loại 2. Hoặc sẽ có nguy mắc tiểu đường trong những lần mang thai tiếp theo.

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: 

  • Tiền sản giật, sản giật cao cấp 4 lần người bình thường.
  • Gây ra tình trạng khó sinh vì đường trong máu sẽ truyền sang bé làm bé phát triển nhanh trong thai kỳ. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.
  • Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Thai nhi khi sinh ra có thể bị béo phì, hội chứng suy hô hấp hoặc mắc những chứng bệnh về hệ thần kinh, tim mạch.
  • Trẻ có dấu hiệu vàng da sau 28 ngày đầu sinh.

>> Xem ngay tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không để biết nhiều hơn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều yếu tố và nguy cơ gây ra nguy hiểm cho quá trình mang thai của cả mẹ và bé. Vì vậy, khi các thai phụ phát hiện bệnh cần có kế hoạch cho việc điều trị sớm nhất. Cách điều trị tiểu đường thai kỳ có hai phương pháp điều trị là: điều trị theo phát đồ của bác sĩ hoặc điều trị theo bài thuốc dân gian.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp điều trị theo hướng dẫn của các y bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

>> Xem ngay cách điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu an toàn tại nhà

Điều trị tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ 

Điều trị tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, Bộ Y Tế hướng dẫn thai phụ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Kiểm soát cân nặng của mình trong quá trình mang thai và có chế độ vận động phù hợp. Hạn chế dùng những thực phẩm như: muối và tránh xa những chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá.)

Thai phụ nên kết hợp chế độ tập luyện hợp lý 

Thai phụ nên kết hợp chế độ tập luyện hợp lý

Trên đây là những kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ mà Siêu Thị Y Tế muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên đem đến cho bạn những kiến thức hữu nghiệm nhất trong quá trình mang thai.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.