Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường mỗi ngày

1889

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường bao gồm việc quản lý, theo dõi quá trình dùng thuốc, khuyến khích người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động, đồng thời đảm bảo luôn theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết đến kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà tốt nhất bạn nên tham khảo.

Tại sao cần xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường?

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn về cả tinh thần và thể chất trong tương lai. Khi lượng đường trong máu (glucose) gần với mức bình thường, bệnh nhân sẽ có nhiều năng lượng hơn, bớt mệt mỏi và khát nước, đi tiểu ít hơn, chữa lành bệnh tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hoặc bàng quang.

Bệnh nhân cũng sẽ ít có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như: Đau tim hoặc đột quỵ; các vấn đề về mắt có thể dẫn đến khó nhìn hoặc bị mù; đau, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân, còn được gọi là tổn thương thần kinh; các vấn đề về thận có thể khiến thận ngừng hoạt động; các vấn đề về răng và nướu.

Xác định tình trạng bệnh của người bị tiểu đường

Trước khi bắt đầu xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân cần được xác định tình trạng bệnh như sau: Thời gian đã mắc bệnh, chế độ ăn uống hiện tại, bài tiết có tốt không? Có xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân,… hay không?

Ngoài ra người bệnh cũng cần được kiểm tra về cân nặng, có xuất hiện viêm da hay mụn nhọt không? Chỉ số huyết áp và nhịp tim là bao nhiêu? Mắt có bị đục nhân không?

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường phù hợp

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 1

  • Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường bắt đầu từ việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như thực phẩm ít chất béo, ít muối, ít đường và nhiều chất xơ như đậu, trái cây, rau và ngũ cốc. Bạn nên giúp người bệnh ăn đúng cách để giữ cân nặng phù hợp, giữ đường huyết ổn định, ngăn ngừa bệnh tim.

Bạn cũng có thể xin ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để giúp người bệnh lên kế hoạch ăn uống tốt. Nếu người bệnh có sử dụng Insulin thì ngoài việc tiêm đúng liều lượng, bạn cần thúc đẩy bệnh nhân ăn đều bữa giống nhau và cùng một thời điểm mỗi ngày, không bỏ bữa vì dễ làm đường huyết xuống thấp.

Xem thêm:

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện vừa phải sẽ giúp người bệnh giảm cân và giữ cân nặng hợp lý, giảm đường huyết dễ dàng hơn, giúp tim và phổi hoạt động tốt, cải thiện năng lượng tích cực. Vì thế thúc đẩy người bệnh tập thể dục hằng ngày là một điều quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân có thể đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đi xe đạp, chơi thể thao nhẹ nhàng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn,… 

Trước khi bắt đầu tập thể dục, người bệnh tiểu đường type 1 cũng nên xin ý kiến của bác sĩ về loại bài tập nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Bạn nên cố gắng tạo động lực để bệnh nhân tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 đến 45 phút. Nếu người bệnh có lượng đường trong máu dưới 120, bạn nên cho họ ăn một quả táo hoặc uống sữa trước khi tập.

Nếu người bệnh có sử dụng Insulin thì bạn hãy nhắc họ tập thể dục sau ăn, không tập thể dục khi đường huyết cao trên 240, không tập thể dục trước khi ngủ.

>> Xem thêm: Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường type 1 nên xin ý kiến của bác sĩ về bài tập phù hợp với tình trạng bệnh

Người bệnh tiểu đường type 1 nên xin ý kiến của bác sĩ về bài tập phù hợp với tình trạng bệnh

  • Không hút thuốc lá

Hút thuốc sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như: Giảm lưu lượng máu ở chân tạo điều kiện cho nhiễm trùng, loét và có thể nặng đến cắt cụt chi; bệnh tim; đột quỵ; bệnh về mắt, có thể dẫn đến mù lòa; tổn thương thần kinh; bệnh thận.

Bạn cần nhắc nhở và giúp người bệnh tiểu đường từ bỏ thuốc lá bằng việc cùng họ tham gia các hoạt động thể chất khác, cùng trò chuyện hay uống trà hoặc cần thiết có thể tìm đến lời khuyên từ bác sĩ.

  • Khám sức khỏe định kỳ

Bạn cần đưa người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra bệnh tiểu đường định kỳ khoảng 2 đến 4 lần/năm. Điều này giúp người bệnh theo dõi bệnh tốt hơn. Ngoài ra bệnh tiểu đường khiến cho người bệnh tăng nguy cơ mắc một số bệnh nên bác sĩ có thể cân nhắc đến việc tiêm vắc-xin như: Cúm, viêm phổi, viêm gan B, uốn ván hoặc các loại vắc-xin khác do bác sĩ khuyến cáo.

  • Chăm sóc răng miệng

Bệnh tiểu đường dễ gây nhiễm trùng nướu. Do đó, trong khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, bạn nên nhắc nhở người bệnh đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và thăm khám nha khoa ít nhất hai lần/năm.

>> Nếu không chăm sóc thường xuyên bạn sẽ gặp các biến chứng tiểu đường ở răng

Bạn nên nhắc nhở người bệnh thăm khám nha khoa thường xuyên

Bạn nên nhắc nhở người bệnh thăm khám nha khoa thường xuyên

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Xác định việc cần làm để chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2

  • Giảm cân nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì
  • Cần đạt được các mục tiêu A1C (lượng đường huyết trung bình), huyết áp, cholesterol theo khuyến cáo từ bác sĩ.
  • Luôn phối hợp với bác sĩ và đội ngũ chăm sóc y tế.
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số.

Có 3 chỉ số cần đặt mục tiêu đối với người bệnh

  • Chỉ số đường huyết: Mục tiêu chỉ số đường huyết của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) trước khi ăn là 70 đến 130 mg/dL và sau 2 giờ ăn: dưới 180 mg/dL. Vì chỉ tiêu cần đạt được của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau tùy vào tình trạng bệnh nên bạn cần chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chỉ số đường huyết mục tiêu của bệnh nhân. Kiểm tra đường huyết là một phần quan trọng cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, vì vậy bạn hãy giúp bệnh nhân đo và theo dõi đường huyết mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
  • Chỉ số huyết áp: Huyết áp luôn đi liền với bệnh tiểu đường, vì thế bạn cũng cần nhắc nhở người bệnh đo huyết áp thường xuyên. Chỉ số huyết áp mục tiêu nên dưới 140/90 mmHg.
  • Cholesterol: Bạn cần kiểm tra nồng độ cholesterol của bệnh nhân từ 6 tháng hoặc mỗi năm 1 lần. Mục tiêu nồng độ cholesterol khuyến cáo là dưới 100 mg/dL (LDL cholesterol), HDL cholesterol là trên 40 mg/dL(nam) và trên 50 mg/dL(nữ), dưới 150 mg/dL (Triglycerides).
Có 3 chỉ số cần đặt mục tiêu đối với người bệnh

Có 3 chỉ số cần đặt mục tiêu đối với người bệnh

Chế độ ăn uống

Cân bằng carbohydrates trong các bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Ăn vừa phải bánh mì, bánh bắp, cơm, bánh quy giòn, ngũ cốc, trái cây, nước trái cây, sữa, sữa chua, khoai tây, bắp, đậu Hà Lan.

Cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt, bơ, sữa nguyên kem, kem, pho mát, mỡ heo, chất béo chứa nhiều Triglyceride, các thực phẩm nướng bằng lò, dầu cọ và dầu dừa. Giảm khẩu phần trong các bữa ăn chính và phụ. 

Hoạt động thể chất 

Để chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, bạn nên động viên họ tích cực vận động như làm vườn, đi bộ thay, đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc chạy xe đạp. Vận động khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong một tuần là khuyến cáo tốt cho người bệnh.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thuốc

Nếu người bệnh đang dùng thuốc viên hay tiêm insulin thì cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng và cách sử dụng thuốc.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Bạn cần nhắc nhở người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn cần nhắc nhở người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Tìm hiểu kỹ về bệnh tiểu đường

Để chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tốt nhất, bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để nắm rõ bệnh tình và phác đồ điều trị của người bệnh. Bạn nên tìm hiểu các cấp cứu khi tăng đường huyết đột ngột, cách tiêm insulin,…

Đừng tỏ vẻ quá hiểu biết

Khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, bạn không nên tỏ vẻ hiểu biết quá nhiều mà hãy hỏi xem người bệnh mong muốn được giúp đỡ như thế nào, có thấy thoải mái không,… Người bệnh thường hay nhạy cảm và thiếu tự tin, nên hãy luôn thông cảm để họ nhận được sự chăm sóc một cách vui vẻ, thoải mái. Bạn cũng có thể cân nhắc việc cùng người thân tham gia câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường để cùng nhau lắng nghe nhiều hơn những tâm sự, sẻ chia của những người cùng bị bệnh. 

Cùng người bệnh thay đổi thói quen sống

Đôi khi việc thay đổi thói quen sống sẽ gây khó khăn với nhiều người, nhưng người bệnh sẽ cảm thấy đỡ nhàm chán hơn nếu có người cùng mình đồng hành. Bạn có thể tập thói quen ăn uống và tập luyện lành mạnh cùng người bệnh, điều đó cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Bạn có thể tập thói quen ăn uống và tập luyện lành mạnh cùng người bệnh

Bạn có thể tập thói quen ăn uống và tập luyện lành mạnh cùng người bệnh

Đừng giám sát quá khắt khe với người bệnh

Bạn đừng quá kiểm soát lối sống của người bệnh mà hãy tạo động lực để họ tự ý thức thay đổi lối sống ăn uống và tập luyện thật lành mạnh. Hãy tế nhị và cẩn trọng trong lời nói khi góp ý để mọi thay đổi từ người bệnh diễn ra vui vẻ và tự nguyện. Điều quan trọng nhất vẫn là việc nhắc nhở người thân uống thuốc đúng giờ, ăn uống điều độ.

Theo dõi nhưng vẫn khuyến khích sự tự lập

Đối với người bệnh tiểu đường còn khỏe mạnh và vẫn tự chăm sóc được cho mình thì bạn hãy giúp họ trang bị thêm những kiến thức cơ bản về bệnh cũng như chế độ điều trị để họ có thể chủ động kiểm soát tốt bệnh tình của mình hàng ngày như: chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, chỉnh liều insulin theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bạn cũng nên giúp người bệnh tìm mua máy đo đường huyết để kiểm tra thường xuyên chỉ số này tại nhà. Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp bệnh nhân kịp thời phát hiện bất thường nếu có và biết được lối sống của mình tác động như thế nào đến đường huyết. Tham khảo ngay các dòng máy đo đường huyết cao cấp tại Siêu Thị Y Tế từ thương hiệu Sapphire và Benecheck.

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường mà bạn nên tham khảo. Mong rằng thông tin từ Siêu Thị Y Tế sẽ giúp ích cho bạn và người thân của mình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.