Cây cỏ xước và những tác dụng trị bệnh bất ngờ

731

Cây cỏ xước là loại thảo mộc dân dã nhưng rất nổi tiếng trong y học cổ truyền với những công dụng trị bệnh bất ngờ. Vậy, bạn có biết cây cỏ xước có tác dụng gì không? Trong nội dung chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cây cỏ xước chữa bệnh gì và cách uống cây cỏ xước trị bệnh nhé!

Cây cỏ xước là loài cây gì?

Cây cỏ xước là một loại cây mọc thẳng có chiều cao từ 30 đến 80 cm, phân nhánh nhiều và thân có lông. Các gai rất dài và cong ở đỉnh. 

Lá mọc đối, hình trứng, đỉnh nhọn hoặc tròn. Lá có lông và màu xanh lục ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới. Lá non có màu bạc. 

Những bông hoa của cây cỏ xước rất nhỏ và nhiều, mọc gần nhau và có màu xanh lục. Hoa mọc thẳng hướng lên trên trước khi ra hoa và cúi xuống khi đậu quả. Quả nhỏ, khô và có màu nâu. 

Cây cỏ xước có mấy loại? Các nhà khoa học đã dựa theo đặc điểm sinh học tự nhiên và chia cây cỏ xước thành 4 loại chính: cỏ xước nguyên chủng, cỏ xước xám đỏ, cỏ xước lông trắng và cỏ xước Ấn Độ.

Cây cỏ xước là một loại cây mọc thẳng có chiều cao từ 30 đến 80 cm

Cây cỏ xước là một loại cây mọc thẳng có chiều cao từ 30 đến 80 cm

Thành phần hóa học có trong cây cỏ xước bao gồm: 

  • 81,9% nước 
  • 3,7% protid
  • 9,2% glucid
  • 2,9% xơ
  • 2,3% tro
  • 2,6% caroten
  • 2,0% vitamin C. 

Trong rễ của cây cỏ xước có acid oleanolic (sapogenin). Còn trọng hạt chứa nhiều hentriacontane và saponin 2%, 1.1% acid oleanolic, acid oleanolic, saponin oligosaccharide.

Trong cây cỏ xước có nhiều thành phần hóa học được cho là có lợi cho việc trị nhiều bệnh

Trong cây cỏ xước có nhiều thành phần hóa học được cho là có lợi cho việc trị nhiều bệnh

Cây cỏ xước có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cây cỏ xước có vị đắng và chua, trung tính, không độc và có nhiều công dụng như: thanh nhiệt, bồi bổ, giải độc cho cơ thể, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp, bồi bổ khí huyết, chữa xơ vữa động mạch,…

Còn quan điểm của y học hiện đại cho biết tác dụng của cây cỏ xước là giúp người bệnh tăng tổng hợp protein trong cơ thể, làm giãn mạch giúp hạ huyết áp, chống viêm, giảm đau, tăng miễn dịch cơ thể.

Cây cỏ xước có vị đắng và chua, trung tính, không độc và có nhiều công dụng cho cơ thể

Cây cỏ xước có vị đắng và chua, trung tính, không độc và có nhiều công dụng cho cơ thể

Cây cỏ xước trị bệnh gì? Gợi ý bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Hỗ trợ trị bệnh thấp khớp

Nguyên liệu: cây cỏ xước 30g, rễ cỏ tranh 40g, hà thủ ô 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. 

Cách thực hiện: sắc thành nước uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và huyết ứ

Nguyên liệu: 30g cây cỏ xước, 20g rễ đinh lăng, 16g bối mẫu, 16g ích mẫu, 16g nghệ xanh, 12 xích thược.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, uống đều đặn nhiều ngày và uống hết thang trong một ngày, không để qua đêm.

Uống nước cây cỏ xước có tác dụng gì? Hỗ trợ trị sỏi niệu quản

Nguyên liệu: 30g cỏ xước, 12g rễ cỏ tranh, 50g cỏ nhọ nồi, 30g hoa anh thảo và lá dứa, 30g thảo quyết minh, 20g ngải cứu, 16g vôi tôi.

Cách thực hiện: Sắc làm 3 thang thuốc nhỏ, uống hết trong 1 ngày. Uống liên tục nhiều ngày để thấy hiệu quả.

Uống nước cây cỏ xước có tác dụng gì? Hỗ trợ trị sỏi niệu quản

Uống nước cây cỏ xước có tác dụng gì? Hỗ trợ trị sỏi niệu quản

Chữa các triệu chứng bốc hỏa

Cây cỏ xước trị bệnh gì? Tiêu thụ cây cỏ xước rất có lợi cho ai thường hay nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, rối loạn tiền đình, khó ngủ.

Nguyên liệu: 30g rễ cỏ xước, 20g thảo quyết minh sao, 15g tần giao. 

Cách thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, không để qua đêm.

Cây cỏ xước chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, huyết áp cao

Nguyên liệu: 16g cỏ xước, 12g thảo quyết minh sao vàng, 12g xuyên khung, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo (mộc nhĩ đen), 16g đương quy, 20g cỏ mực. 

Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu với nước, uống hết trong ngày với 3 lần. Để thấy được hiệu quả bạn nên uống liên tục từ 20 đến 30 ngày.

Trị sốt, sổ mũi

Nguyên liệu: Cỏ xước 30g, bồ công anh 20g, đơn buốt 30g, kim ngân hoa 15g, liên kiều 15g. 

Cách thực hiện: Sắc uống 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý cần uống liên tục, không ngắt quãng đến khi hết bệnh.

Công dụng của cây cỏ xước là trị sổ mũi hiệu quả

Công dụng của cây cỏ xước là trị sổ mũi hiệu quả

Chữa quai bị

Lấy cỏ xước tươi giã nát, sắc thành nước súc miệng hoặc dùng để uống trực tiếp. 

Còn bên ngoài, bạn dùng một lượng cỏ xước tươi vừa đủ giã nát rồi đắp vào vị trí quai bị sưng đau.

Điều trị viêm cầu thận phù thũng, viêm gan, viêm bàng quang, da vàng, đái đỏ, đái ra máu, đái són, đái vàng thẫm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g rễ cỏ xước, 15g rễ cỏ tranh, 15g mã đề, 15g mộc thông, 15g nhân trần, 15g huyết dụ, 15g lá móng tay, 15g huyền sâm.

Cách thực hiện: Sắc tất cả uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Công dụng của cây cỏ xước trị bệnh bạch hầu

Nguyên liệu: Rễ cỏ xước tươi 100 gam, kim ngân hoa 30g, liên kiều 30g và 150ml nước.

Cách thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu và 150ml nước đến khi còn một nửa lượng nước. Để nguội và chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.

Cách uống cây cỏ xước trị bệnh bạch hầu

Cách uống cây cỏ xước trị bệnh bạch hầu

Lưu ý cần biết khi dùng cây cỏ xước trị bệnh

  • Những bài thuốc trị bệnh từ cây cỏ xước là phương pháp dân gian, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn áp dụng bất kỳ bài thuốc nào để không gây hại sức khỏe.
  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với những thành phần có trong cây cỏ xước không nên tiêu thụ loại thảo dược này.
  • Người có vấn đề về tiêu hóa, dạ dày cần sử dụng cây cỏ xước cẩn thận tránh bị tiêu chảy, đau bụng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không được dùng cây cỏ xước.
  • Cỏ xước khô nên được bảo quản trong lọ, đậy kín nắp và cất nơi khô ráo, không bị ẩm ướt để tránh lên mốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không được dùng cây cỏ xước

Phụ nữ mang thai và cho con bú không được dùng cây cỏ xước

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những điều cần biết cây cỏ xước và những công dụng chữa bệnh của loại cây này. Hy vọng thông tin từ Siêu Thị Y Tế hữu ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và ngập tràn niềm vui!

Xem thêm: 



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất