Cao huyết áp uống trà đường được không?

108

Trà mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe như làm chậm tiến trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giúp giảm huyết áp cho người bị tăng huyết áp…Cao huyết áp uống trà đường được không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu ngay dưới đây.

>>> Tìm hiểu: Máy đo đường huyết chính hãng, giá tốt hiện nay

Người cao huyết áp uống trà đường được không?

Khi lượng đường thu nạp vào cơ thể nhiều có thể làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương. Fructose và Glucose là hai loại đường thuộc nhóm carbohydrate đơn giản. Cơ thể con người có thể sản xuất ra Glucose nhưng không tự sản xuất được Fructose. 

Glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể. Trong khi đó chỉ có gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa được 1 lượng Fructose. Việc ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa đường thuộc nhóm Fructose có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp.

Người cao huyết áp cần kiêng kỵ uống trà đường

Người cao huyết áp cần kiêng kỵ uống trà đường

Vậy, người cao huyết áp uống trà đường được không? Câu trả lời là KHÔNG. Trong trà đường chứa một lượng lớn đường có thể gây tăng huyết áp rất nhanh. Người bị cao huyết áp khi uống trà đường sẽ càng làm chỉ số huyết áp gia tăng. Nguy hiểm hơn dẫn đến các biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim.

>>> Lưu ngay: Các biện pháp phòng chống muỗi đơn giản, dễ dàng áp dụng

Người cao huyết áp có nên uống trà?

Mặc dù người cao huyết áp được khuyến cáo không nên uống trà đường nhưng trà không đường hoàn toàn uống được. Việc sử dụng loại trà không đường có thể góp phần hạ huyết áp.

Lợi ích của trà đối với huyết áp cao

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh, trà đen, trà ô long có thể giúp giảm huyết áp. Các hợp chất flavonoid trong trà có thể cải thiện sức khỏe mạch máu và giúp giảm huyết áp.

Hơn nữa, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Từ đó giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Đặc biệt cải thiện chức năng mạch máu và tăng cường sự linh hoạt của các động mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên thành mạch.

Đặc biệt, trà còn chứa L-theanine, là một loại axit amin được biết đến với tác dụng làm giảm huyết áp ở người thường xuyên bị căng thẳng, stress.

Gợi ý một số loại trà

Người cao huyết áp có thể uống trà không pha đường nhưng nên lựa chọn loại trà phù hợp, hạn chế các loại trà có hàm lượng caffeine cao để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

Trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp. Trong trà xanh có tới 4.000 chất hóa học đặc biệt là Flavonoid giúp chống lại bệnh tim và đột quỵ.

Trà xanh chứa rất nhiều chất oxy hóa tốt cho sức khỏe

Trà xanh chứa rất nhiều chất oxy hóa tốt cho sức khỏe

Tuy nhiên, nên uống với lượng vừa phải vì trà xanh có chứa caffeine và không phù hợp với phụ nữ đang mang thai, cho con bú.

Trà đen

Các chất oxy trong trà đen giúp giảm một lượng đáng kể Cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe của tim mạch. Nhưng trà đen cũng chứa caffeine nên người dùng không thể uống nhiều.

>>> Xem thêm cách chữa bệnh khó thở ngay tại đây: https://sieuthiyte.com.vn/blog/cach-chua-benh-kho-tho

Trà ô long

Đây là một loại trà được sản xuất từ lá cây trà dùng làm trà xanh và trà đen. Trà ô long chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Catechin trong trà ô lông còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất cơ thể.

Trà hoa Atiso

Cao huyết áp uống trà đường được không? Không nhưng trà hoa Atiso uống được. Trà hoa Atiso được đánh giá là một cách điều trị cao huyết áp tự nhiên tại nhà an toàn. Hoa Atiso có chứa thành phần Phytochemical giúp giãn thành mạch, cải thiện lưu thông máu và cải thiện huyết áp cao.

Trà từ hoa Atiso rất tốt cho người bị cao huyết áp

Trà từ hoa Atiso rất tốt cho người bị cao huyết áp

Trà gừng

Gừng là một nguyên liệu dễ tìm và có công dụng cải thiện một số vấn đề sức khỏe tim mạch như tuần hoàn máu, huyết áp, mỡ trong máu… Trong gừng có một chất ức chế men chuyển ACE giúp hạ huyết áp cao. Chỉ cần 1 ly trà gừng ấm mỗi ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ huyết áp cao.

>>> Tham khảo thêm: Khí dung là gì? Lưu ý cho người mới bắt đầu sử dụng

Lưu ý khi sử dụng trà cho người cao huyết áp

Dưới đây là một số lưu ý mà người cao huyết áp cần biết khi uống trà để không ảnh hưởng tới sức khỏe và tác động đến huyết áp.

Sử dụng đúng liều lượng

Dù chọn loại trà nào, cũng nên hạn chế số lượng không quá 2-3 tách mỗi ngày để tránh tăng huyết áp do ảnh hưởng của các thành phần trong trà.

Nếu người cao huyết áp muốn uống không uống quá 1-2 cốc/ ngày. Việc lạm dụng trà xanh có thể dẫn đến táo bón. 

Không pha trà quá đặc để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ

Không pha trà quá đặc để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ

Cách pha trà 

Người cao huyết áp nên tránh thêm đường hoặc chất kích thích như mật ong vào trà vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến huyết áp.

Nên pha trà với một lượng vừa đủ, không pha quá đặc để tránh mất ngủ. Tốt nhất nên sử dụng lá trà tươi hoặc búp trà để tận hưởng độ ngon của trà. Thời điểm lý tưởng để uống trà là sau khi ăn 1 tiếng và trước khi ngủ khoảng 5 tiếng.

Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc

Trước khi thêm bất kỳ loại trà nào vào chế độ ăn uống hàng ngày, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện tại.

Đặc biệt, luôn nhớ tuân thủ dùng các loại thuốc điều trị kiểm soát huyết áp và đi kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn mẹ cách sử dụng nhiệt kế đo nước pha sữa đúng chuẩn

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi cao huyết áp uống trà đường được không? Người cao huyết áp có thể uống trà không pha đường nhưng tuyệt đối không được uống trà có đường. Để mua được sản phẩm thiết bị y tế cho người bệnh cao huyết áp hãy liên hệ ngay với Siêu Thị Y Tế để nhận tư vấn.



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!