Gợi ý tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch giúp giảm đau

820

Những người bị suy giãn tĩnh mạch thường cảm thấy không thoải mái khi về đêm. Nếu không biết tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch người bệnh có thể sẽ trằn trọc suốt đêm, gián đoạn giấc ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây từ Siêu Thị Y Tế sẽ gợi ý đến bạn tư thế ngủ tốt và những lời khuyên để người bệnh ngủ ngon hơn khi bị giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ của người bệnh?

Nhiều bệnh nhân bị bệnh giãn tĩnh mạch quá bận rộn trong ngày nên không để ý đến cảm giác ở chân. Khi có thời gian nghỉ ngơi và lên giường trước khi ngủ, họ bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng ở chân.

Những triệu chứng này có thể bao gồm cơn đau dai dẳng âm ỉ hoặc sưng mắt cá chân tiến triển từ từ trong ngày. Một số bệnh nhân sẽ bị chuột rút ban đêm do giãn tĩnh mạch, buộc họ phải ra khỏi giường để đi lại. Những người khác có thể cảm thấy bồn chồn ở chân. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do máu tụ lại trong các tĩnh mạch bị giãn, vốn phát triển chậm trong suốt cả ngày. 

Hầu hết các triệu chứng sẽ khiến chúng ta di chuyển xung quanh, dẫn đến chèn ép các tĩnh mạch ở chân, khiến máu di chuyển ra khỏi chân và hướng về tim. Ngoài ra, tất cả những triệu chứng nêu trên sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ ngon và sâu. Mất ngủ liên tục dẫn đến việc buồn ngủ ban ngày, làm việc năng suất thấp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ

Những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ

Chuyên gia bật mí tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Chuyên gia đưa ra khuyến nghị về việc thay đổi tư thế ngủ để làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Thay vì nằm ngửa hoặc nằm sấp, các bác sĩ và chuyên gia khuyên người bệnh hãy nằm nghiêng về phía bên trái. Điều này rất tốt vì tĩnh mạch chủ nằm ở phía bên phải và chịu trách nhiệm bơm máu từ tứ chi về tim. Khi ngủ nghiêng về bên trái, bạn đang giảm áp lực cho tĩnh mạch chủ, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn và giảm nguy cơ máu tích tụ trong tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng tấy và đau nhức do giãn tĩnh mạch gây ra. 

Bên cạnh việc duy trì tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch ở bên trái, bạn cũng cần nên thêm một chiếc gối êm ái để đổi bên tránh mỏi và đau nhức do đè lên tay trái lâu. Bạn có thể nằm nghiêng 30 phút về bên trái, tiếp tục đổi sang phải khoảng 10 phút và cuối cùng là duy trì lại tư thế cũ.

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là ngủ nghiêng bên trái

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là ngủ nghiêng bên trái

Một số cách khác để người suy giãn tĩnh mạch ngủ ngon

Ngoài cách thực hiện tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch về bên trái, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên sau để giảm triệu chứng suy tĩnh mạch về đêm, duy trì giấc ngủ ngon hơn:

Thử dùng kem trị giãn tĩnh mạch để giảm đau tạm thời

Giãn tĩnh mạch có thể gây phiền toái, gây khó chịu và đau đớn. Để giảm đau tạm thời, bạn có thể thử dùng kem trị giãn tĩnh mạch. Những loại kem này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng do giãn tĩnh mạch. 

Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu trước khi chọn một loại kem, vì không phải tất cả đều hiệu quả. Cũng cần lưu ý rằng các loại kem chỉ nên được sử dụng như một biện pháp tạm thời, vì các loại kem giãn tĩnh mạch thực sự không thể chữa khỏi chứng giãn tĩnh mạch.

Massage chân trước khi ngủ

Xoa bóp chân trước khi đi ngủ có thể giúp giảm đau và khó chịu do giãn tĩnh mạch. Massage sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào để xoa bóp chân. Bạn nên sử dụng chuyển động tròn và xoa bóp từ mắt cá chân lên đến đùi. Bạn nên dành ít nhất 5 phút để xoa bóp mỗi chân trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Xoa bóp chân trước khi đi ngủ có thể giúp giảm đau và khó chịu do giãn tĩnh mạch

Xoa bóp chân trước khi đi ngủ có thể giúp giảm đau và khó chịu do giãn tĩnh mạch

Mặc quần áo rộng rãi vào ban đêm

Khi bạn đang cố gắng cải thiện lưu thông máu, điều quan trọng là phải mặc quần áo rộng rãi. Quần áo bó sát có thể hạn chế lưu lượng máu và khiến cơ thể khó lưu thông máu hơn. Mặc quần áo rộng rãi không hạn chế nguồn cung cấp máu, có thể giúp cải thiện lưu thông và giảm sưng do giãn tĩnh mạch.

Mang vớ y khoa vào ban ngày

Vớ y khoa là một cách tuyệt vời để giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Mang vớ trong ngày có thể giúp cải thiện lưu thông máu, ngăn tình trạng máu tích tụ trong tĩnh mạch và giảm sưng do giãn tĩnh mạch. Người bị suy giãn tĩnh mạch cần đảm bảo chọn đúng kích cỡ vì vớ y khoa phải vừa khít nhưng không quá chật thì mới đạt hiệu quả cao.

Vớ y khoa Relaxsan là sản phẩm vớ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay với nhiều kiểu dáng, kích cỡ và áp lực nén phù hợp với nhiều người bệnh. Sản phẩm vớ y khoa Relaxsan hiện đang được bán tại hệ thống Siêu Thị Y Tế, tham khảo ngay bạn nhé!

Mang vớ khoa Relaxsan giúp cải thiện lưu thông máu, ngăn tình trạng máu tích tụ

Mang vớ khoa Relaxsan giúp cải thiện lưu thông máu, ngăn tình trạng máu tích tụ

Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch phát triển ngay từ đầu. Một số loại thực phẩm mà bạn có thể ăn để giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng do giãn tĩnh mạch, bao gồm: ngũ cốc, yến mạch, lúa mì, các loại hạt như hạnh nhân và hạt hồ trăn; các loại đậu; khoai tây; các loại rau xanh; cá hồi và cá ngừ.

Xem thêm: Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe

Tập thể dục

Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, có thể giúp giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch. Có một số bài tập khác nhau mà bạn có thể thử, tùy thuộc vào những gì phù hợp nhất với bạn. 

Một số bài tập tốt giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch bao gồm đi bộ, đạp xe và bơi lội. Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước khi tập thể dục, vì mất nước có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch.

Xem ngay: Các bài tập giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Đi bộ là bài tập tốt giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch

Đi bộ là bài tập tốt giúp giảm đau do giãn tĩnh mạch

Trên đây là gợi ý về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch. Mong rằng thông tin từ Siêu Thị Y Tế sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất